Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

10 sự khác biệt giữa Đạo Công Giáo và Đạo Tin Lành

Nhà thờ Tin Lành

Nhiều bạn Đạo Công Giáo chúng ta luôn thắc mắc về sự khác biệt về Đạo Công Giáo và Đạo Tin Lành, và đâu là sự khác biệt. Đôi khi bạn đi xa gặp 2 Nhà Thờ Công Giáo và Nhà Thờ Tin Lành thì làm sao để nhận biết và ứng xử ra sao. Bài viết này sẽ chỉ ra 10 sự khác biệt giữa Đạo Công Giáo và Đạo Tin Lành.

"Đắp mộ cuộc tình" - sáng tác: Vũ Thanh, trình bày: Đạt Võ


Sáng tác: Vũ Thanh
Lời bài hát:

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Chừng nào dân Mỹ bị cấm xài súng?

CHỪNG NÀO DÂN MỸ BỊ CẤM XÀI SÚNG?
Trước khi nhập đề, để tôi viết đôi điều ngoài đề một chút.
Tôi có cái tật dong dài. Bệnh dễ chữa. Tật khó chừa lắm!
Viết dài mới lột hết tâm ý, tránh cho người đọc hiểu lầm “gà hoá vịt”. Viết một bài ngắn ngủn, vài câu, chấm hết, nó khô như cốm dẹp thiếu nước cốt dừa, nuốt trẹo bảng họng! Viết kiểu đó, giống như anh khờ đi cua gái: ngồi bên người đẹp cả buổi trời, chỉ nghĩ ra được có mỗi một câu “Hôm nay trời đẹp quá”. Mười lăm phút sau, rặng thêm được một câu nữa: “Trời nhiều mây quá!” Con ghệ ngồi chờ hoài hỏng thấy động tĩnh gì, tưởng tay hắn bị liệt, miệng hắn bị câm, hay là hắn chưa nói rành tiếng Việt, bèn phán cho một câu: “Thôi em về!” Vậy là xong game! Hẹn kiếp sau! Một buổi hẹn hò khô khan, vô duyên, lãng nhách! Ai thích đọc?
Tuy nhiên, viết dài cũng có cái bất lợi:
Thứ nhứt, gặp người làm biếng, sẽ không thèm đọc, thì uổng công mình ngồi gõ hằng giờ, bằng “nhứt dương chỉ”! Kệ đi! Chín người mười ý, ai hỏng thích kiểu dong dài, cà kê dê ngỗng của tui, thì cứ tự nhiên “nhấn nút biến”, chả ai phiền hà ai cả, đúng không? Thời a còng, có biết bao nhiêu chọn lựa. Cứ lựa món nào hạp khẩu vị mình.
Thứ hai, gặp những người “tay nhanh hơn não”, mới đọc một đoạn, chưa biết mình viết cái giống gì tiếp theo, chưa đọc đến cái kết luận coi nó ra sao, thì họ đã “nhảy đong đỏng như nước nóng đổ trong quần” (nói kiểu miền Tây của tui), rồi phán loạn xà ngầu, như thánh. Hơn 20 năm lớn lên ở miền Tây, thật sự tui chưa từng thấy ai bị nước nóng đổ trong quần, và lỡ có đổ thì nhảy kiểu gì. Chỉ nghe má tui luôn nói vậy, khi gặp người có cái nết đong đỏng, như “khỉ mắc phong”! Cũng chỉ nghe bà già nói, chớ cũng chưa thấy khỉ mắc phong nhảy ra làm sao! Dùng hình ảnh này để định nghĩa cái thứ khác thiệt là khó! Thôi cứ hiểu đại khái: Đó là những người nóng tính, tươm tướp, nhảy dựng, hấp tấp,… (không muốn dùng chữ hồ đồ ở đây).

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Súng đạn ở Mỹ

Peter Chánh Tran đã thêm 16 ảnh mới.
7 Tháng 6

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Ông Bảy Nhị & bốn phép toán “làm quan”

Thứ Hai, 22/10/2012, 09:43:00

Tôi điện thoại cho ông Bảy Nhị tỏ ý muốn về An Giang thăm ông. Biết tôi từ Hà Nội lặn lội vô, ông xởi lởi: “Để chú lên TP Hồ Chí Minh cho đỡ cực”. Đúng hẹn, hai ngày sau, ông tới tìm tôi tại Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân ở 40 Phạm Ngọc Thạch.
Tôi nhìn quanh: “Xe chú đâu?”, ông cười hiền: “Chú lên bằng xe đò, tiện thể thăm con, thăm cháu ngoại”. “Chú không có nhà riêng ở Sài Gòn sao?” - tôi ngạc nhiên. Ông Bảy Nhị sổn sảng: “Đừng nghĩ quan chức là ở đâu cũng có nhà cửa. Chú nghỉ hưu, về nuôi bảy hầm cá tra, mỗi năm thu hoạch cả ngàn tấn, kiếm bộn tiền, nhưng đã gắn một đời với bà con nông dân mảnh đất Long Xuyên, An Giang, giờ mắc mớ chi lên Sài Gòn cho mệt”...
Ông trải lòng với NDHT qua những câu chuyện thuở làm quan có lẽ... ít giống ai.

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích) – Nguyễn Thanh Liêm

by NPV • 16/10/2013
Học Thế Nào xin trích một phần tài liệu của GSTS Nguyễn Thanh Liêm về giáo dục ở miền nam sau 1954. (GSTS Nguyễn Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởng Petrus Ký – Sài Gòn, Chánh Thanh Tra trưởng ban soạn đề thi của Bộ Giáo Dục trong những năm 1965-67, Thứ Trưởng Bô Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975).
Trước khi bị Pháp đô hộ, nền giáo dục ở Việt Nam là nền giáo dục cũ của Nho gia, gọi nôm na là “cái học của nhà Nho” như nhiều người thường nói. Nền giáo dục cũ này chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Hoa, từ chương trình, sách vở, lối học đến cách thức thi cử. Tổ chức giáo dục xưa được Đào Duy Anh ghi lại như sau trong quyển Việt Nam Văn Hóa Sử Cương:
“Ở mỗi huyện có quan Huấn đạo, mỗi phủ có quan Giáo thụ, dạy Tứ Thư Ngũ Kinh cho học trò khá. Ở mỗi tỉnh có quan Đốc học dạy các sinh đồ cao đẳng. Ở Kinh đô có trường Quốc tử giám. Các vị học quan kể trên đều ở dưới quyền giám đốc của bộ Lễ hoặc bộ Học. Trong dân gian thì xưa nay việc học vẫn hoàn toàn tự do. Thầy học thì có thầy khóa, thầy đồ, thầy tú dạy trẻ con, cho đến bậc đại khoa không xuất chính, hay các quan trí sĩ, có người dạy đến trăm nghìn học trò.”
Trường học thì phần lớn là nhà riêng của ông thầy, hoặc ở chùa hay ở đình, miểu trong làng. Giáo dục có thể xem như là công việc của nhànho hơn là của quốc gia, không thuộc một cơ quan công quyền với sự tài trợ và kiểm soát đôn đốc của chính phủ. Không có một hệ thống tổ chức qui mô của một nền giáo dục quốc gia gồm đủ cơ sở và nhân viên giảng huấn và điều hành từ trung ương đến địa phương, từ cấp thấp (như tiểu học) lên cấp cao (như đại học).

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Gurkha - Những siêu chiến binh đáng sợ, hễ rút dao là có máu đổ

authorĐăng Nguyễn - Tổng hợp Thứ Sáu, ngày 02/06/2017 00:25 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Những chiến binh bộ lạc Gurkha ở Nepal đã tham gia vào hầu hết các cuộc chiến tranh trên thế giới trong hơn 2 thế kỷ qua và được coi là siêu chiến binh đáng sợ nhất thế giới.

nhung sieu chien binh dang so, he rut dao la co mau do hinh anh 1
Chiến binh Gurkha ngày nay phục vụ trong quân đội Anh, Ấn Độ và Nepal.
Chiến binh Gurkha xuất phát từ Nepal nổi tiếng là những người lính sẵn sàng chiến đấu đến chết, không hề bỏ chạy trước hiểm nguy và luôn nỗ lực đến mức phi thường để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Loạt bài này sẽ làm rõ chiến binh Gurkha và câu chuyện của những người lính này.

Những vũ khí viện trợ đã ra trận cùng QĐVN trong trận Điện Biên Phủ

06:00 - 11/11/2014 Đa Phúc

Liên Xô cung cấp cho Việt Nam 1 trung đoàn pháo cao xạ 37mm, xe vận tải và vật tư quân y; Trung Quốc trang bị vũ khí cho một số đơn vị bộ binh, pháo binh và vận chuyển hàng viện trợ của Liên Xô cho VN
Ngày 20/1/1950, một tuần sau khi CHND Trung Hoa tuyên bố chính thức đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, Hồ Chủ tịch tới Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) rồi lên đường tới Bắc Kinh. 
Sau đó, ngày 3/2/1950, Hồ Chủ tịch rời Bắc Kinh sang Moscow. Trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo cao nhất của Liên Xô, Trung Quốc là Nguyên soái Stalin, Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai ở Moscow, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Liên Xô giúp trang bị cho Việt Nam 10 sư đoàn bộ binh và một trung đoàn pháo cao xạ. 
Theo hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Stalin đồng ý với yêu cầu này, tuy nhiên đề xuất phân công vai trò giữa Liên Xô và Trung Quốc: “Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam những thứ đang cần. Những thứ gì Trung Quốc chưa có thì hãy lấy trong số hàng Liên Xô đã viện trợ cho Trung Quốc chuyển cho Việt Nam và sẽ được Liên Xô hoàn trả”. 

Tìm kiếm Blog này