Đăng Nguyễn - Tổng hợp Thứ Sáu, ngày 02/06/2017 00:25 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Những chiến binh bộ lạc Gurkha ở Nepal đã tham gia vào hầu hết các cuộc chiến tranh trên thế giới trong hơn 2 thế kỷ qua và được coi là siêu chiến binh đáng sợ nhất thế giới.
Chiến binh Gurkha ngày nay phục vụ trong quân đội Anh, Ấn Độ và Nepal.
Chiến binh Gurkha xuất phát từ Nepal nổi tiếng là những người lính sẵn sàng chiến đấu đến chết, không hề bỏ chạy trước hiểm nguy và luôn nỗ lực đến mức phi thường để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Loạt bài này sẽ làm rõ chiến binh Gurkha và câu chuyện của những người lính này. |
Theo Business Insider, với chiều cao trung bình chỉ 1 mét 6, các chiến binh Gurkha không phải là quá nổi bật, thậm chí còn không giống như người lính.
Nhưng những hiểu lầm đó sẽ nhanh chóng tan biết nếu người ta được tận mắt chứng kiến một đơn vị Gurkha trên chiến trường. Bởi khẩu hiệu của họ từ hàng trăm năm qua luôn là: “Thà chết còn hơn là sống trong nhục nhã”.
Siêu chiến binh chiến đấu đến chết
Tên gọi Gurkha bắt nguồn từ một vương quốc tọa lạc ở vùng hẻo lánh phía tây Nepal.
Trước thế kỷ 18, đất nước Nepal là sự chắp vá của các bộ lạc độc lập. Khi đế chế Mughal tan rã, Prithvi Narayan Shah, vua của người Gurkha, đã chinh phục gần như toàn bộ khu vực Himalaya và bắt đầu mở rộng lãnh thổ sang các vùng đồng bằng ở miền bắc Ấn Độ
Đó cũng là thời điểm người Gurkha bị cuốn vào chiến tranh cách đây hơn 200 năm trước, trong cuộc xâm lược Nepal của Anh.
Quân đội Anh với trang bị hiện đại hơn nhưng cũng phải chịu tổn thất đáng kể trong cuộc đụng độ với người Gurkha. Quân Anh sau đó không ngần ngại ký hiệp định hòa bình.
Một binh sĩ Anh viết trong cuốn hồi ký: “Tôi chưa từng chứng kiến chiến binh nào có thể chiến đấu dũng cảm và kiên cường như vậy. Họ không hề bỏ chạy và cái chết dường như không khiến họ sợ hãi”.
Người lính Gurkha trong Thế chiến 2.
Theo hiệp định hòa bình, người Gurkha được phép gia nhập đội quân thuộc Công ty Đông Ấn Anh. Đây là tập đoàn kiểm soát hoạt động khai thác thuộc địa của Anh ở nước ngoài.
Kể từ đó, 200.000 chiến binh Gurkha đã chiến đấu trên tất cả các điểm nóng trên thế giới, bao gồm hai cuộc chiến tranh thế giới, chiến tranh Afghanistan và thậm chí cuộc chiến tranh Falklands năm 1982.
Rất nhiều chiến binh Gurkha đã khiến cho lực lượng quân đội các nước trên thế giới phải nể phục vì ý chí chiến đấu, tinh thần quật cường, không lùi bước trước khó khăn mà họ phải đối mặt trong Thế chiến 2.
Bhanbhagta Gurung là một trong những người lính Gurkha nổi tiếng nhất, minh chứng rõ nhất cho sự gan dạ và thiện chiến của những binh sĩ này. Một mình Bhanbhagta đã quét sạch cả một cứ điểm phòng thủ trên đồi của quân Nhật, bất chấp những mối đe dọa như lựu đạn, súng bắn tỉa, súng máy từ đối phương.
Ngày nay, người Gurkha không chỉ phục vụ trong quân đội Anh mà các nước Singapore, Malaysia hay Ấn Độ cũng tuyển chọn chiến binh Gurkha vào quân ngũ, lực lượng cảnh sát.
Mặc dù là chiến binh chiến đấu quả cảm và kiên cường nhưng có tới 43.000 người Gurkha thiệt mạng trong hai cuộc chiến tranh thế giới.
Những chiến công của người Gurkha vẫn còn được ghi nhận cho đến nay. Nữ Hoàng Anh đã trao 26 huân chương Chữ thập Victoria, phần thưởng cao quý của Nữ hoàng Anh dành cho các đơn vị Gurkha.
Huấn luyện khắc nghiệt
Ngày nay, quy định tuyển chọn chiến binh Gurkha cũng dễ dàng hơn khi chỉ cần là công dân Nepal.
Gần 28.000 ứng viên Gurkha cạnh tranh với nhau mỗi năm để chọn ra 200 người ưu tú nhất.
Dao quắm mà mỗi chiến binh Gurkha luôn mang theo bên người.
Tiêu chuẩn để tham gia đơn vị Gurkha là thanh niên ở độ tuổi từ 17-21 và một hộ chiếu để chứng minh họ là công dân Nepal. Những chàng trai này cũng phải cao ít nhất 1 m 58.
Ở vòng sơ tuyển, thí sinh phải chạy 800 mét trong 2 phút 45 giây, thực hiện 12 cú hít xà đơn và 75 cú gập người. Nếu thí sinh bị đánh rớt, họ vẫn có thể tiếp tục đăng ký trong các kỳ tuyển dụng tiếp sau cho đến hết năm 21 tuổi.
Sau khi trải qua vòng loại, những thanh niên được chọn vào vòng trong lại tiếp tục kỳ thử thách gồm có phần thi thể chất và phần thi tiếng Anh.
Các thí sinh dự tuyển phải mang một chiếc sọt đựng 25kg đất cát chạy 5km qua những đoạn đường hiểm trở và phải hoàn thành thử thách trong vòng 55 phút.
Sau đó, ứng viên còn phải leo lên độ cao 400 mét trên con đường nhỏ đầy bụi và đá. Phần thi này nhằm kiểm tra sự chịu đựng, tính cách bản thân của thí sinh.
Những ứng viên trúng tuyển sẽ được đưa tới cơ sở đào tạo nằm trên một cánh đồng hoang tại làng Catterick, Anh. Đây là nơi nổi tiếng với những cơn gió lạnh và mùa đông khắc nghiệt. Các chiến binh sẽ tập luyện tại đây trong những tháng lạnh giá nhất trong năm để rèn luyện sức chịu đựng.
Mỗi chiến binh Gurkha luôn mang theo bên người một con dao quắm truyền thống, hay còn được gọi là “kukri”.
Chiến binh Gurkha canh gác tại Đối thoại Shangri-La năm 2015.
Truyền thuyết kể rằng, một khi được rút ra ngoài, con dao dài 45cm này bắt buộc phải được tắm máu. Nếu như chiến binh Gurkha thất bại trong việc lấy máu kẻ thù, anh ta sẽ phải tự trừng phạt bằng chính máu của mình, trước khi được phép thu dao.
Tương lai bất định
Trải qua thời gian, công nghệ và trang thiết bị vũ khí ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong quân đội, đó cũng là lúc tương lai của các chiến binh Gurkha ngày càng trở nên bất định.
Số lượng chiến binh Gurkha đã bị cắt giảm do ngân sách hạn chế, từ 13.000 người vào năm 1994 xuống còn 3.000 người vào năm ngoái.
Bên cạnh đó, có những thông tin nói rằng chiến binh Gurkha dù huấn luyện cũng như đảm nhiệm công việc gian khổ nhưng chỉ nhận mức lương 50 USD/tháng, còn binh sĩ Anh hưởng mức tiêu chuẩn hơn 1.000 USD/tháng.
Nepal cũng không phải thành viên trong Khối thịnh vượng chung (Commonwealth) nên giới chức Anh lo ngại về làn sóng 36.000 cựu chiến binh Gurkha có thể chuyển đến Anh sinh sống, gây ảnh hưởng đến vấn đề nhập cư và an sinh xã hội.
Nhưng dù tương lai của chiến binh Gurkha đang trở nên bất định, họ vẫn luôn được ghi nhận trong lịch sử là những siêu chiến binh đáng sợ và kiên cường nhất thế giới.
_________________
Bài viết xuất bản ngày 1.6 sẽ kể lại câu chuyện về một chiến binh Gurkha một mình chống lại đợt tấn công của 200 lính Nhật trong đêm.
"Siêu chiến binh" một mình diệt sạch cứ điểm quân Nhật
Thứ Sáu, ngày 02/12/2016 00:30 AM (GMT+7)
Sự kiện:
Vũ khí quân sự
Chiến binh đến từ bộ lạc nhỏ bé Nepal, một mình dũng cảm lao vào cứ điểm phòng thủ của phát xít Nhật, đánh chiếm ngọn đồi chiến lược là một trong những hình ảnh khó quên trong Thế chiến 2.
Chiến binh Gurkha ngày nay vẫn còn phục vụ trong hàng ngũ lực lương tinh nhuệ Anh.
“Thà chết còn hơn trở thành kẻ hèn nhát”, đó là câu nói mà mỗi chiến binh Gurkha luôn ghi nhớ. Họ là những chiến binh giỏi nhất Nepal từng chiến đấu cho quân đội Anh hơn 200 năm trước.
Chiến binh Gurkha luôn được coi là những binh sĩ gan dạ và có kinh nghiệm nhất trên thế giới. Tên gọi Gurkha được lấy từ một khu vực từng là “Vương quốc Gorkha”, trở thành một phần của Nepal ngày nay.
“Người gan dạ nhất trong những người gan dạ, rộng lượng nhất trong số những người rộng lượng, không một quốc gia nào có những người bạn trung thành hơn các bạn”, đó là những gì mà học giả người Anh Ralph Lilley Turner viết về Gurkha, trong giai đoạn tháp tùng những chiến binh Nepal này.
Huyền thoại về những chiến binh Gurkha bắt đầu từ năm 1814. Khi cố gắng chiếm Nepal, người Anh tỏ ra ấn tượng với tinh thần chiến đấu của những người Nepal và bắt đầu chiêu mộ họ vào quân ngũ.
Chiến binh Gurkha trong cuộc chiến Anh-Nepal năm 1815.
Những chiến binh Gurkha đã tham gia nhiều cuộc chiến, bao gồm Thế Chiến 1, Thế chiến 2 và cuộc chiến Falklands. Ước tính trong hai cuộc chiến tranh thế giới, 200.000 chiến binh Gurkha đã tham gia chiến đấu cho nước Anh. Khoảng 30.000 trong số này không bao giờ có thể trở về quê hương.
Bhanbhagta Gurung là một trong những người lính Gurkha nổi tiếng nhất, minh chứng rõ nhất cho sự gan dạ và thiện chiến của những binh sĩ này.
Không nhiều người biết đến cuộc sống thưở nhỏ của Bhanbhagta ngoại trừ thông tin ông sinh ra tại một ngôi làng Nepal vào tháng 9.1921.
Bhanbhagta gia nhập tiểu đoàn số 3 của lực lượng Gurkha số 2 vào năm 1940. Ông lần đầu tiên được điều ra tiền tuyến, chống đế quốc Nhật năm 1942, dưới sự chỉ huy của thiếu tướng người Ấn Độ Orde Wingate.
Bhanbhagta Gurung và con dao quắm truyền thống của các chiến binh Gurkha.
Bhanbhagta và hàng ngàn những chiến binh Gurkha khác tham chiến tại mặt trận ở Myanmar. Trong quãng thời gian này, ông được thăng cấp lên Hạ sĩ nhưng năm 1944 lại bị giáng cấp. Sĩ quan chỉ huy ra lệnh cho Bhanbhagta tuần tra nhầm địa điểm nhưng lại đổ lỗi cho ông.
Giai đoạn Bhanbhagta được nhiều người ghi nhớ đến vào ngày 4.3.1945. Đơn vị của ông được giao nhiệm vụ chiếm ngọn đồi do phát xít Nhật phòng thủ kiên cố “bằng mọi giá”. Bhanbhagta rõ ràng đã luôn ghi nhớ mệnh lệnh này.
Càng áp sát ngọn đồi, đơn vị của Bhanbhagta không thể tiến lên bởi sức ép từ súng máy, súng cối, lựu đạn và lính bắn tỉa Nhật. Bhanbhagta hiểu rằng ông và các đồng đội không thể trụ được lâu ở vị trí này bởi lính bắn tỉa Nhật từ trên cao dễ dàng hạ gục từng người một.
Vị trí giữa lực lượng của Bhanbhagta và phát xít Nhật quá gần nên chỉ huy không thể gọi pháo binh yểm trợ.
Không chấp nhận chôn chân tại địa điểm chiến lược này mà không thể hoàn thành nhiệm vụ, Bhanbhagta bất ngờ bật dậy, bắn một phát đạn hạ gục lính bắn tỉa Nhật từ khoảng cách 75 mét.
Đơn vị Gurkha hành quân đến Nhật Bản tháng 5.1946.
Chiến binh Gurkha cố gắng ra dấu hiệu cho đồng đội theo chân ông tiến lên. Nhưng khu vực được gia cố bằng boongke, hầm trú ẩn, chiến hào bên sườn núi khiến cho đơn vị của Bhanbhagta gặp không ít thương vong.
Tự nhủ rằng mình không thể chôn chân ở đây, một mình Bhanbhagta đơn độc trườn thêm khoảng 20 mét nữa, ném lựu đạn tiêu diệt kẻ địch đang nã đạn từ boongke.
Ông chạy đến cứ điểm thứ hai của phát xít Nhật, tiêu diệt những kẻ địch bên trong bằng con dao quắm truyền thống mà mỗi Gurkha luôn mang theo người. Hai vị trí khác trên sườn đồi dễ dàng ngưng tiếng súng nhờ vào hai thứ vũ khí duy nhất, lựu đạn và con dao của Bhanbhagta.
Trong quãng thời gian sinh tử này, Bhanbhagta không ít lần bị kẻ địch ngắm bắn bằng súng máy, từ vị trí cao hơn trên ngọn đồi.
Cuối cùng, chiến binh Gurkha cũng trèo đến được boongke nằm ở vị trí cao nhất. Không còn lựu đạn sát thương, Bhanbhagta ném hai quả lựu đạn khói vào trong boongke.
Hai binh sĩ Nhật chạy ra ngoài bị tiêu diệt ngay lập tức. Ngay sau đó, Bhanbhagta lao vào trong và tiêu diệt kẻ địch cuối cùng bằng cục đá ông nhặt được gần đó, vì không thể dùng dao trong thế giằng co.
Bhanbhagta Gurung (phải) trong lần gặp lại đồng đội sau chiến tranh.
Bhanbhagta và các đồng đội tái chiếm cứ điểm, thiết lập đội hình phòng thủ bằng chính thứ vũ khí và boongke mà phát xít Nhật từng dày công đưa đến khu vực. Đáng chú ý, tất cả những chiến binh Gurkha đều có năng lực và phẩm chất như nhau, không riêng gì Bhanbhagta.
Với những đóng góp nổi bật, Bhanbhagta được trao tặng huân chương Victoria Cross cao quý, do Vua George VI trao tặng tại Điện Buckingham.
Sau Thế Chiến 2, Bhanbhagta rời quân ngũ bất chấp nỗ lực thuyết phục của các chỉ huy. Ông quyết định quay trở về Nepal lấy vợ, đi trông cừu và chăm sóc mẹ già.
Ông kết thúc sự nghiệp trong quân đội chỉ với quân hàm Hạ sĩ nhưng đơn vị tôn vinh Bhanbhagta là Trung sĩ. 3 người con của ông sau này cũng theo nghiệp cha, gia nhập đơn vị Gurkha.
Bhanbhagta Gurung qua đời trong yên bình ở Nepal vào ngày 1.8.2008, ở tuổi 86.
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)
Nguồn: Danviet
Chiến binh Gurkha ngày nay vẫn còn phục vụ trong hàng ngũ lực lương tinh nhuệ Anh.
“Thà chết còn hơn trở thành kẻ hèn nhát”, đó là câu nói mà mỗi chiến binh Gurkha luôn ghi nhớ. Họ là những chiến binh giỏi nhất Nepal từng chiến đấu cho quân đội Anh hơn 200 năm trước.
Chiến binh Gurkha luôn được coi là những binh sĩ gan dạ và có kinh nghiệm nhất trên thế giới. Tên gọi Gurkha được lấy từ một khu vực từng là “Vương quốc Gorkha”, trở thành một phần của Nepal ngày nay.
“Người gan dạ nhất trong những người gan dạ, rộng lượng nhất trong số những người rộng lượng, không một quốc gia nào có những người bạn trung thành hơn các bạn”, đó là những gì mà học giả người Anh Ralph Lilley Turner viết về Gurkha, trong giai đoạn tháp tùng những chiến binh Nepal này.
Huyền thoại về những chiến binh Gurkha bắt đầu từ năm 1814. Khi cố gắng chiếm Nepal, người Anh tỏ ra ấn tượng với tinh thần chiến đấu của những người Nepal và bắt đầu chiêu mộ họ vào quân ngũ.
Chiến binh Gurkha trong cuộc chiến Anh-Nepal năm 1815.
Những chiến binh Gurkha đã tham gia nhiều cuộc chiến, bao gồm Thế Chiến 1, Thế chiến 2 và cuộc chiến Falklands. Ước tính trong hai cuộc chiến tranh thế giới, 200.000 chiến binh Gurkha đã tham gia chiến đấu cho nước Anh. Khoảng 30.000 trong số này không bao giờ có thể trở về quê hương.
Bhanbhagta Gurung là một trong những người lính Gurkha nổi tiếng nhất, minh chứng rõ nhất cho sự gan dạ và thiện chiến của những binh sĩ này.
Không nhiều người biết đến cuộc sống thưở nhỏ của Bhanbhagta ngoại trừ thông tin ông sinh ra tại một ngôi làng Nepal vào tháng 9.1921.
Bhanbhagta gia nhập tiểu đoàn số 3 của lực lượng Gurkha số 2 vào năm 1940. Ông lần đầu tiên được điều ra tiền tuyến, chống đế quốc Nhật năm 1942, dưới sự chỉ huy của thiếu tướng người Ấn Độ Orde Wingate.
Bhanbhagta Gurung và con dao quắm truyền thống của các chiến binh Gurkha.
Bhanbhagta và hàng ngàn những chiến binh Gurkha khác tham chiến tại mặt trận ở Myanmar. Trong quãng thời gian này, ông được thăng cấp lên Hạ sĩ nhưng năm 1944 lại bị giáng cấp. Sĩ quan chỉ huy ra lệnh cho Bhanbhagta tuần tra nhầm địa điểm nhưng lại đổ lỗi cho ông.
Giai đoạn Bhanbhagta được nhiều người ghi nhớ đến vào ngày 4.3.1945. Đơn vị của ông được giao nhiệm vụ chiếm ngọn đồi do phát xít Nhật phòng thủ kiên cố “bằng mọi giá”. Bhanbhagta rõ ràng đã luôn ghi nhớ mệnh lệnh này.
Càng áp sát ngọn đồi, đơn vị của Bhanbhagta không thể tiến lên bởi sức ép từ súng máy, súng cối, lựu đạn và lính bắn tỉa Nhật. Bhanbhagta hiểu rằng ông và các đồng đội không thể trụ được lâu ở vị trí này bởi lính bắn tỉa Nhật từ trên cao dễ dàng hạ gục từng người một.
Vị trí giữa lực lượng của Bhanbhagta và phát xít Nhật quá gần nên chỉ huy không thể gọi pháo binh yểm trợ.
Không chấp nhận chôn chân tại địa điểm chiến lược này mà không thể hoàn thành nhiệm vụ, Bhanbhagta bất ngờ bật dậy, bắn một phát đạn hạ gục lính bắn tỉa Nhật từ khoảng cách 75 mét.
Đơn vị Gurkha hành quân đến Nhật Bản tháng 5.1946.
Chiến binh Gurkha cố gắng ra dấu hiệu cho đồng đội theo chân ông tiến lên. Nhưng khu vực được gia cố bằng boongke, hầm trú ẩn, chiến hào bên sườn núi khiến cho đơn vị của Bhanbhagta gặp không ít thương vong.
Tự nhủ rằng mình không thể chôn chân ở đây, một mình Bhanbhagta đơn độc trườn thêm khoảng 20 mét nữa, ném lựu đạn tiêu diệt kẻ địch đang nã đạn từ boongke.
Ông chạy đến cứ điểm thứ hai của phát xít Nhật, tiêu diệt những kẻ địch bên trong bằng con dao quắm truyền thống mà mỗi Gurkha luôn mang theo người. Hai vị trí khác trên sườn đồi dễ dàng ngưng tiếng súng nhờ vào hai thứ vũ khí duy nhất, lựu đạn và con dao của Bhanbhagta.
Trong quãng thời gian sinh tử này, Bhanbhagta không ít lần bị kẻ địch ngắm bắn bằng súng máy, từ vị trí cao hơn trên ngọn đồi.
Cuối cùng, chiến binh Gurkha cũng trèo đến được boongke nằm ở vị trí cao nhất. Không còn lựu đạn sát thương, Bhanbhagta ném hai quả lựu đạn khói vào trong boongke.
Hai binh sĩ Nhật chạy ra ngoài bị tiêu diệt ngay lập tức. Ngay sau đó, Bhanbhagta lao vào trong và tiêu diệt kẻ địch cuối cùng bằng cục đá ông nhặt được gần đó, vì không thể dùng dao trong thế giằng co.
Bhanbhagta Gurung (phải) trong lần gặp lại đồng đội sau chiến tranh.
Bhanbhagta và các đồng đội tái chiếm cứ điểm, thiết lập đội hình phòng thủ bằng chính thứ vũ khí và boongke mà phát xít Nhật từng dày công đưa đến khu vực. Đáng chú ý, tất cả những chiến binh Gurkha đều có năng lực và phẩm chất như nhau, không riêng gì Bhanbhagta.
Với những đóng góp nổi bật, Bhanbhagta được trao tặng huân chương Victoria Cross cao quý, do Vua George VI trao tặng tại Điện Buckingham.
Sau Thế Chiến 2, Bhanbhagta rời quân ngũ bất chấp nỗ lực thuyết phục của các chỉ huy. Ông quyết định quay trở về Nepal lấy vợ, đi trông cừu và chăm sóc mẹ già.
Ông kết thúc sự nghiệp trong quân đội chỉ với quân hàm Hạ sĩ nhưng đơn vị tôn vinh Bhanbhagta là Trung sĩ. 3 người con của ông sau này cũng theo nghiệp cha, gia nhập đơn vị Gurkha.
Bhanbhagta Gurung qua đời trong yên bình ở Nepal vào ngày 1.8.2008, ở tuổi 86.
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)
Chiến binh Gurkha ngày nay vẫn còn phục vụ trong hàng ngũ lực lương tinh nhuệ Anh.
“Thà chết còn hơn trở thành kẻ hèn nhát”, đó là câu nói mà mỗi chiến binh Gurkha luôn ghi nhớ. Họ là những chiến binh giỏi nhất Nepal từng chiến đấu cho quân đội Anh hơn 200 năm trước.
Chiến binh Gurkha luôn được coi là những binh sĩ gan dạ và có kinh nghiệm nhất trên thế giới. Tên gọi Gurkha được lấy từ một khu vực từng là “Vương quốc Gorkha”, trở thành một phần của Nepal ngày nay.
“Người gan dạ nhất trong những người gan dạ, rộng lượng nhất trong số những người rộng lượng, không một quốc gia nào có những người bạn trung thành hơn các bạn”, đó là những gì mà học giả người Anh Ralph Lilley Turner viết về Gurkha, trong giai đoạn tháp tùng những chiến binh Nepal này.
Huyền thoại về những chiến binh Gurkha bắt đầu từ năm 1814. Khi cố gắng chiếm Nepal, người Anh tỏ ra ấn tượng với tinh thần chiến đấu của những người Nepal và bắt đầu chiêu mộ họ vào quân ngũ.
Chiến binh Gurkha trong cuộc chiến Anh-Nepal năm 1815.
Những chiến binh Gurkha đã tham gia nhiều cuộc chiến, bao gồm Thế Chiến 1, Thế chiến 2 và cuộc chiến Falklands. Ước tính trong hai cuộc chiến tranh thế giới, 200.000 chiến binh Gurkha đã tham gia chiến đấu cho nước Anh. Khoảng 30.000 trong số này không bao giờ có thể trở về quê hương.
Bhanbhagta Gurung là một trong những người lính Gurkha nổi tiếng nhất, minh chứng rõ nhất cho sự gan dạ và thiện chiến của những binh sĩ này.
Không nhiều người biết đến cuộc sống thưở nhỏ của Bhanbhagta ngoại trừ thông tin ông sinh ra tại một ngôi làng Nepal vào tháng 9.1921.
Bhanbhagta gia nhập tiểu đoàn số 3 của lực lượng Gurkha số 2 vào năm 1940. Ông lần đầu tiên được điều ra tiền tuyến, chống đế quốc Nhật năm 1942, dưới sự chỉ huy của thiếu tướng người Ấn Độ Orde Wingate.
Bhanbhagta Gurung và con dao quắm truyền thống của các chiến binh Gurkha.
Bhanbhagta và hàng ngàn những chiến binh Gurkha khác tham chiến tại mặt trận ở Myanmar. Trong quãng thời gian này, ông được thăng cấp lên Hạ sĩ nhưng năm 1944 lại bị giáng cấp. Sĩ quan chỉ huy ra lệnh cho Bhanbhagta tuần tra nhầm địa điểm nhưng lại đổ lỗi cho ông.
Giai đoạn Bhanbhagta được nhiều người ghi nhớ đến vào ngày 4.3.1945. Đơn vị của ông được giao nhiệm vụ chiếm ngọn đồi do phát xít Nhật phòng thủ kiên cố “bằng mọi giá”. Bhanbhagta rõ ràng đã luôn ghi nhớ mệnh lệnh này.
Càng áp sát ngọn đồi, đơn vị của Bhanbhagta không thể tiến lên bởi sức ép từ súng máy, súng cối, lựu đạn và lính bắn tỉa Nhật. Bhanbhagta hiểu rằng ông và các đồng đội không thể trụ được lâu ở vị trí này bởi lính bắn tỉa Nhật từ trên cao dễ dàng hạ gục từng người một.
Vị trí giữa lực lượng của Bhanbhagta và phát xít Nhật quá gần nên chỉ huy không thể gọi pháo binh yểm trợ.
Không chấp nhận chôn chân tại địa điểm chiến lược này mà không thể hoàn thành nhiệm vụ, Bhanbhagta bất ngờ bật dậy, bắn một phát đạn hạ gục lính bắn tỉa Nhật từ khoảng cách 75 mét.
Đơn vị Gurkha hành quân đến Nhật Bản tháng 5.1946.
Chiến binh Gurkha cố gắng ra dấu hiệu cho đồng đội theo chân ông tiến lên. Nhưng khu vực được gia cố bằng boongke, hầm trú ẩn, chiến hào bên sườn núi khiến cho đơn vị của Bhanbhagta gặp không ít thương vong.
Tự nhủ rằng mình không thể chôn chân ở đây, một mình Bhanbhagta đơn độc trườn thêm khoảng 20 mét nữa, ném lựu đạn tiêu diệt kẻ địch đang nã đạn từ boongke.
Ông chạy đến cứ điểm thứ hai của phát xít Nhật, tiêu diệt những kẻ địch bên trong bằng con dao quắm truyền thống mà mỗi Gurkha luôn mang theo người. Hai vị trí khác trên sườn đồi dễ dàng ngưng tiếng súng nhờ vào hai thứ vũ khí duy nhất, lựu đạn và con dao của Bhanbhagta.
Trong quãng thời gian sinh tử này, Bhanbhagta không ít lần bị kẻ địch ngắm bắn bằng súng máy, từ vị trí cao hơn trên ngọn đồi.
Cuối cùng, chiến binh Gurkha cũng trèo đến được boongke nằm ở vị trí cao nhất. Không còn lựu đạn sát thương, Bhanbhagta ném hai quả lựu đạn khói vào trong boongke.
Hai binh sĩ Nhật chạy ra ngoài bị tiêu diệt ngay lập tức. Ngay sau đó, Bhanbhagta lao vào trong và tiêu diệt kẻ địch cuối cùng bằng cục đá ông nhặt được gần đó, vì không thể dùng dao trong thế giằng co.
Bhanbhagta Gurung (phải) trong lần gặp lại đồng đội sau chiến tranh.
Bhanbhagta và các đồng đội tái chiếm cứ điểm, thiết lập đội hình phòng thủ bằng chính thứ vũ khí và boongke mà phát xít Nhật từng dày công đưa đến khu vực. Đáng chú ý, tất cả những chiến binh Gurkha đều có năng lực và phẩm chất như nhau, không riêng gì Bhanbhagta.
Với những đóng góp nổi bật, Bhanbhagta được trao tặng huân chương Victoria Cross cao quý, do Vua George VI trao tặng tại Điện Buckingham.
Sau Thế Chiến 2, Bhanbhagta rời quân ngũ bất chấp nỗ lực thuyết phục của các chỉ huy. Ông quyết định quay trở về Nepal lấy vợ, đi trông cừu và chăm sóc mẹ già.
Ông kết thúc sự nghiệp trong quân đội chỉ với quân hàm Hạ sĩ nhưng đơn vị tôn vinh Bhanbhagta là Trung sĩ. 3 người con của ông sau này cũng theo nghiệp cha, gia nhập đơn vị Gurkha.
Bhanbhagta Gurung qua đời trong yên bình ở Nepal vào ngày 1.8.2008, ở tuổi 86.