Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Chuyện một toán biệt kích xâm nhập đường mòn HCM


Toan OHIO FOB2 KONTUM 1966-1967

Hàng đứng (từ trái sang phải)
Văn Minh Huy, Wong A Cầu, MSG Richard J. "Dick" Meadows, 1st Lt. Lê Minh, SFC James A Simpsons, SFC N. "Chuck" Kerns, Trần Can và Trương Dậu

Hàng quỳ (từ trái sang phải)
Liêu A Sáng, Nguyễn Kim Trạch, Trương A Nhục và Lý A Dưỡng

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Công cuộc thăm dò khai thác dầu của VN những năm đầu (I)

Mỏ dầu Bạch Hổ - chuyện giờ mới kể

TTO - Được tìm thấy từ trước 30-4-1975, Bạch Hổ nằm yên dưới đáy biển suốt hơn một thập niên cho đến ngày được bùng lên với bao bí mật chưa kể...


Mỏ dầu Bạch Hổ ngày nay - Ảnh: Tập đoàn Dầu khí VN

Công cuộc thăm dò khai thác dầu của VN những năm đầu (II)

Mỏ dầu Bạch Hổ: Những mũi khoan gặp dầu

TTO - Chỉ với 6 mũi khoan đầu tiên mà đã tìm thấy hai giếng dầu có khả năng thương mại, một giếng có dấu vết là sự thành công rất lớn. Tỉ lệ thành công này cao hơn cả tỉ lệ trung bình của ngành dầu khí thế giới.
Mỏ dầu Bạch Hổ: Những mũi khoan gặp dầu - Ảnh 1.
Các quan chức và kỹ sư dầu hỏa Sài Gòn bay ra thăm giếng khoan Bạch Hổ-1X - Ảnh tư liệu của NVV

Những đoạn phim tài liệu của VC (lính Mỹ thu được)

Phim tài liệu Mậu Thân 1968 của AP có cảnh VC trong thành phố Huế

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Nguyên văn bài thơ "Đánh thức tiềm lực" của Nguyễn Duy

Tiễn đưa anh S.D. đi làm kinh tế

Hãy thức dậy, đất đai!
cho áo em tôi không còn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn...
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
rồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơn

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

***

Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
tiềm lực còn ngủ yên...

***

Ông Lê Mạnh Hà: "Tôi không xin cha mình cái gì bao giờ"

úng một năm trước, tôi có làm một cuộc trò chuyện vô cùng thẳng thắn với Lê Mạnh Hà khi anh còn đang là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Chúng tôi đã dành 2 tiếng đồng hồ trong một ngày giáp Tết bận bịu để thẳng thắn nói về câu chuyện "con ông cháu cha" mà chính anh, với tư cách con trai của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cũng là người trong cuộc. Và nhờ sự thẳng thắn của anh, bài phỏng vấn nhận được sự ủng hộ rất lớn từ độc giả. Năm nay Lê Mạnh Hà nhận quyết định nghỉ hưu từ ngày 1.11.2017. Tôi nhắn tin đề nghị anh dành cho Trí Thức Trẻ một bài trò chuyện riêng thật đặc biệt. Và anh đồng ý....
Ông Lê Mạnh Hà - Con trai nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh: Tôi không xin cha mình cái gì bao giờ - Ảnh 2.
Tô Lan Hương: Vậy là anh đã về hưu, đúng dịp sinh nhật tuổi 60 của anh. Tôi nên nói lời chúc mừng anh, hay nên tiếc nuối cho anh đây?
Ông Lê Mạnh Hà: Chị nên nói lời chúc mừng. Tuy nhiên rất nhiều người đã tiếc nuối khi tôi nghỉ hưu vì đánh giá cao năng lực và phẩm chất của tôi. Tôi rất vui và tự hào về điều đó.  
Riêng tôi, tôi thanh thản với việc nghỉ hưu nên đã chủ động thông báo trước vài ngày trên facebook cá nhân. Ít quan chức có facebook và càng ít người hồ hởi đăng tin mình về hưu nên tôi có lẽ đã gây ồn ào chút ít.
Tô Lan Hương: Nhiều người cứ đinh ninh con trai chủ tịch nước Lê Đức Anh nếu đã ra Hà Nội làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thì chắc là phải được cơ cấu cho một vị trí cao hơn sau này. Nhưng con đường chính trị của anh chỉ dừng lại ở đó. Có người bảo khá đáng tiếc khi mà với gia thế của mình, với bằng cấp mà anh có, đúng ra anh có thể tiến xa hơn thế…

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

MIG 21 có bắn rơi B52?


Phi công Lê Thanh Đạo (áo đỏ) bắn rơi 6 máy bay Mỹ với chủ nhà Tuấn Anh áo xanh và các bạn ở Lede. Ảnh: HM
Đây là câu hỏi không có câu trả lời chính xác. Nhưng sự kiện chống B52 dịp Giáng Sinh 1972 đáng được người Hà Nội nhắc đến một cách tự hào hơn là tìm ai đã bắn rơi 15 hay 34 chiếc B52.

Các con số và thông tin trái ngược
Trong lịch sử Không quân Việt Nam, đài báo thì MIG 21 và trên Wiki phần tiếng Việt thì MIG 21 của Việt Nam từng bắn rơi 3 máy bay B52.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Xe ôm có từ khi nào?

Sài Gòn chuyện đời của phố: Xe ôm Sài Gòn
Phạm Công Luận
Xe ôm ở Sài Gòn có từ khi nào? Lục tìm qua sách báo, trước 1954 hầu như không thấy nhắc đến chiếc xe ôm. Lúc đó, các phương tiện công cộng chở người trong thành phố là xe kéo, xích lô và taxi.

Xe gắn máy lưu hành nhưng không dùng làm dịch vụ chở người.
Năm 1969, một nhà văn đoạt giải nhất phóng sự ở Sài Gòn là ông Lê Hương với cuốn sách Chợ trời biên giới Việt Nam - Cao Miên. Khi viết về chợ trời Gò Dầu Hạ ở Tây Ninh, ông cho biết ngoài xe lam và mô tô lôi chở đông người mỗi chuyến thì năm 1967: “xuất hiện bốn loại xe mới: Honda ôm, Suzuki ôm, Mobilette ôm, Yamaha ôm”. Ông đánh giá: “Thật là một nghề chóng phát tài hơn hẳn các anh em chở Mỹ ở Sài Gòn”.

Như vậy, phải chăng xe ôm ở Sài Gòn bắt nguồn từ dịch vụ chở người sau sự kiện người Mỹ đến miền Nam năm 1965?
Từ câu chuyện kể dưới đây của một dược sĩ gốc gác ở Q.4 cho tác giả cuốn sách này bổ sung cho nhận định trên. Năm 1965, khi người Mỹ bắt đầu tham chiến ở VN thì xuất hiện một lớp người làm việc trong các công sở của người Mỹ. Họ làm nhân viên đánh máy hay sửa chữa bảo trì xe cộ, lái xe. Đồng lương của họ khá khẩm, giúp sống thoải mái và dễ dàng mua xe máy.
Chiến cuộc lúc lên lúc xuống, công sở Mỹ có lúc mở ra và có chỗ đóng cửa tùy theo nhiệm vụ. Phút huy hoàng nào cũng có lúc trở thành điêu tàn và những người quen lãnh lương bằng đô la ở Sài Gòn bắt đầu lo lắng.

Tìm kiếm Blog này