Đến khoảng những năm Tự Đức 20 (thập niên 1870) thì vùng người Kinh hiện ở Quảng Tây, vẫn thuộc đất Việt Nam
Một người Kinh ở Quảng Tây (tức dân tộc thiểu số ở đây) mới viết bằng tiếng Việt những dòng sau:
Nhưng xem xét lại tư liệu gốc thì câu chuyện 500 năm hoàn toàn là tưởng tượng. Không có thực.
Có thể tạm định rằng, đến khoảng thập niên 1870, vùng người Kinh ở Quảng Tây hiện nay vẫn thuộc đất Việt Nam.
Cho nên, việc chuyển đến vùng đó 500 năm trước (nếu có) thì vẫn là di cư trong nội địa Việt Nam (người An Nam chuyển chỗ ở trong nước An Nam). Cứ ở đó, và cứ vẫn là cư dân nước An Nam, không khác gì. Sau rồi, mấy trăm năm sau, cái chỗ chuyển cư ấy trở thành đất Trung Quốc. Chứ không phải là từ 500 năm trước đã chuyển từ An Nam sang phần đất của Trung Quốc. Hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
---
Bổ sung 1 (28/1/2015): Một bài đã xuất hiện từ năm 2009, trên tờ An Ninh Hải Phòng.
Làng Việt trên đất Trung Hoa
Thứ Năm, 02/04/2009, 09:50 [GMT+7]
Bãi biển Kim Than, thôn Vạn Vĩ |
Trên
đất nước Trung Hoa rộng lớn, ở thôn Vạn Vĩ, thị trấn Giang Bình, TP Đông
Hưng, tỉnh Quảng Tây từ 500 năm trước đã có một bộ phận cư dân người
Việt sinh sống...
Trải qua hàng trăm năm, đến nay đã được công nhận là 1 trong 56 dân tộc
của Trung Hoa nhưng những con người mang trong mình dòng máu Lạc Hồng
vẫn hướng về nguồn cội.
LÀNG VIỆT CỔ 500 NĂM
Theo
lời chỉ dẫn của một người quen ở Móng Cái, sau khi làm thủ tục xuất cảnh
qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái, chúng tôi đến trước cửa Bách Hội – trung
tâm mua sắm của TP Đông Hưng để đón xe buýt đi Vạn Vĩ. Thế nhưng, với
vốn tiếng Trung chỉ có... 2 từ “nỉ hảo” học được nhờ xem phim Trung Quốc
nên cứ loay hoay mãi, cuối cùng chúng tôi may mắn gặp được một phụ nữ
là người bản địa thường hay qua lại Việt Nam buôn bán biết tiếng Việt
vẫy giúp lên chiếc xe buýt đông nghẹt người đi Vạn Vĩ với giá vé 4
NDT...
Bỏ lại
TP Đông Hưng phía sau, con đường về Vạn Vĩ được trải bê tông phẳng lỳ,
hai bên đường là những làng mạc với đồng ruộng không khác lắm so với
khung cảnh Việt Nam. Sau 40 phút đồng hồ qua quãng đường chừng 35km,
chiếc xe buýt đến bến cuối cùng chính là thôn Vạn Vĩ. Đang lo lắng vì cả
quãng đường dài đến đây đã phải “nói chuyện”... mỏi tay, giờ chưa biết
xoay sở thế nào thì bỗng một phụ nữ bán hàng bên đường hỏi với ra bằng
tiếng Việt: “Ở Việt Nam mới sang phải không?”. Mừng ra mặt, chúng tôi
lập tức lại gần, hỏi ra thì được biết đó là chị Ngô Thị Hà, người Kim
Động, tỉnh Hưng Yên sang đây lấy chồng từ hơn chục năm trước. Gặp người
đồng hương, khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về đời sống người Việt nơi
đây, chị Hà rất vui vẻ và nhiệt tình giúp đỡ.
Vạn Vĩ
nằm sát biển, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tất cả du khách là tấm panô
cỡ lớn với hình ảnh cô gái mặc... áo dài Việt Nam. Hai bên đường vào
thôn là những dãy nhà 2, 3 tầng và ở giữa thôn là cái chợ bán đủ thứ nhu
yếu phẩm của đời sống có nhiều điểm rất giống xứ ta...
Theo
lời chị Hà, chúng tôi tìm đến gặp ông Cung Chấn Hưng, người của một
trong những dòng họ sống lâu năm nhất ở Vạn Vĩ. Ông Hưng cũng tỏ ra rất
xúc động khi biết chúng tôi là người Việt. Sau một hồi trò chuyện, ông
Hưng đưa chúng tôi đến thăm ngôi đình nằm giữa trung tâm đảo Vạn Vĩ có
tên là Há Đình. Nơi đây được coi là tụ điểm sinh hoạt văn hóa của người
Kinh tộc trên 3 hòn đảo Vạn Vĩ, Vu Đầu và Sơn Tâm. Trước cổng tam quan
là tấm biển giới thiệu Há Đình được viết bằng hai thứ tiếng Trung, Việt.
Theo giới thiệu tóm tắt thì từ "Há" dịch sang tiếng Việt là "ca hát".
Há đình có nghĩa là hát đình, một lễ hội văn hoá truyền thống thường
thấy của dân tộc Kinh. Lễ hội được bắt đầu từ mùng 9-6 đến 15-6 âm lịch,
người Kinh tộc dù ở bất cứ xa gần đều trở về Há Đình để đoàn viên chung
vui ngày lễ đầy màu sắc văn hóa của dân tộc.
Ông
Hưng cho biết, theo tài liệu bằng chữ Nôm còn lưu giữ trong Há Đình cũng
như gia phả của nhiều dòng họ ghi lại, từ 500 năm trước đây, tức vào
năm Hồng Thuận cuối đời Hậu Lê có khoảng 100 người Việt của 12 dòng họ
gồm: Tô, Đỗ, Nguyễn, Hoàng, Vũ, Bùi, Cao, Ngô, La, Cung, Khổng và Lương
có gốc gác từ Đồ Sơn, Hải Phòng đã đến Tam Đảo khai hoang lập nghiệp các
thôn Vạn Vĩ, Mu Đầu và Sơn Tâm.
Người Kinh sống tại Vạn Vĩ
Đến
nay, các dòng họ này đã có đời thứ 11, 12. Nguồn gốc của tên gọi Kinh
tộc Tam đảo bắt nguồn từ 3 hòn đảo mà trước đây cha ông đến dựng nghiệp
(nay do phù sa bồi đắp đã thành đất liền) là Vạn Vĩ, Mu Đầu và Sơn Tâm,
sau đó phát triển thêm một số thôn khác. Ngày nay, người dân Tam Đảo vẫn
truyền khẩu câu hát của cha ông xưa “Cha ông lưu lạc Phúc Yên chốn này”
(Phúc Yên là tên cũ của thị trấn Giang Bình hay còn gọi là An Lang).
Trải
qua thời gian hàng trăm năm trên đất khách nhưng người dân Việt vẫn gìn
giữ đủ những tập tục truyền thống của cha ông để lại, như từ ngày 20 đến
30 tháng Chạp, con cháu sẽ đi tảo mộ. Để lấy may mắn và không sát sinh
trong ngày đầu năm, trong ngày 30 tết, người dân sẽ giết lợn, gà, vịt đủ
dùng cho cả ngày mùng 1 tết. Cũng như cha ông, người Việt tại Tam Đảo
vẫn duy trì ngày cúng hai bữa cơm trong mấy ngày tết... Một điều thật
đáng trân trọng là trong những gia đình hoặc những người Việt ở Vạn Vĩ
khi giao tiếp với nhau hoàn toàn bằng tiếng Việt. Nhiều người Hán khi
lấy người Việt tại đây chỉ thời gian ngắn cũng nói được tiếng Việt thành
thạo.
Trong
thời gian ở Vạn Vĩ chúng tôi còn được gặp ông Tô Duy Phương, người đã
từng sang Việt Nam làm quân tình nguyện thời chống Mĩ và sau đó có thời
gian ở lại làm chuyên gia giúp Việt Nam. Trong căn phòng nhỏ với đầy ắp
kỷ vật, ảnh từ thời ông còn chiến đấu và công tác ở Việt Nam, ông Phương
xúc động tâm sự: Với tấm lòng của người con đất Việt luôn hướng về
nguồn cội, từ ngày nghỉ hưu, ông dành thời toàn bộ thời gian để thu thập
tài liệu, gia phả, sử sách để ghi lại và in thành sách nói về lịch sử,
truyền thống văn hóa dân tộc Kinh tại Tam đảo bằng chữ Nôm và tiếng Việt
ngày nay. Cùng với đó, ông Phương còn mở nhiều lớp dạy học tiếng Nôm
dân trong thôn...
LÀM GIÀU TRÊN ĐẤT KHÁCH
Trên
đất Vạn Vĩ hiện có khoảng hơn 1 vạn người Kinh đang sinh sống. Từ bao
đời nay người dân chủ yếu làm nghề kéo lưới, thả lưới. Tuy nhiên cho đến
mấy năm trở lại đây, ở Vạn Vĩ đã có nhiều gia đình giàu lên, trong thôn
đã có nhiều doanh nghiệp tư nhân, hàng chục xe ô tô, hàng trăm tàu
thuyền và gần mười khách sạn. Bãi biển Kim Than thuộc thôn Vạn Vĩ có
nghĩa là bãi cát vàng ngày nay đã được người Kinh tại Tam Đảo biến thành
nguồn lợi du lịch, bên cạnh khai thác, nuôi trồng hải sản. Nhiều ông
chủ ở Vạn Vĩ giàu lên nhờ nuôi tôm, đánh bắt sứa, đóng tàu, mở nhà hàng
và làm khách sạn. Được sự giúp đỡ của chính quyền, Vạn Vĩ và các thôn
còn lại có người Việt sinh sống trở thành điểm du lịch văn hóa. Ông Tô
Xuân Pháp, chủ một xưởng đóng bè và được xem như một “đại gia” ở làng
Vạn Vĩ tiếp chúng tôi bằng những câu hát quan họ trong bài “người ơi,
người ở đừng về”.
Ông Pháp vui vẻ tâm sự: “Đời sống của bà con người Kinh ở Vạn Vĩ ngày
nay sung túc lắm rồi. Trước chỉ có người bên ngoài lấy vợ ở Vạn Vĩ thì
nay người Kinh cũng đã lấy được vợ ngoài thôn”. Ông Pháp cũng cho hay,
mỗi tháng xưởng của ông đóng 2 - 3 chiếc bè cung cấp cho người dân trong
vùng với giá 30 triệu đồng/ chiếc. Xưởng đóng bè của ông Pháp không chỉ
giúp ổn định kinh tế gia đình ông mà còn tạo công ăn việc làm ổn định
cho nhiều người dân trong vùng...
http://anhp.vn/phong-su/200904/lang-viet-tren-dat-trung-hoa-464220/_____________________
Thợ Cạo
Từ trước đến giờ, báo đài và trang mạng dựa vào tài liệu của học giả TQ và người sống ở đó kể lại mà không tìm hiểu rõ ngọn ngành, nên đều cho rằng người kinh ở Tam Đảo, TP Đông Hưng, Quảng Châu, TQ là từ Việt Nam sang đây định cư từ 500 năm trước.
Gốc tích được ghi trong gia phả dòng họ tổ tiện họ từ các vùng quê khác nhau đến vùng đất này lập nghiệp, còn bảo "đến Trung Quốc" là người đời sau diễn giải thêm vào, có thể là do định hướng của nhà cầm quyền TQ. Ông TNT đưa ra chứng cứ rõ như ban ngày, Giao túm lại như bình luận ngắn trên là chính xoác vướn đề.
Tìm hiểu thêm: Về tài liệu « Dân tộc Kinh ở Quảng Tây »