Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Còn nhớ hết những trò này, tuổi thơ của bạn chắc dữ dội lắm

Dường như càng lớn ta càng dễ hoài niệm một thời thơ ấu, đặc biệt là các trò chơi dân gian khiến trẻ con trong xóm làng ngày xưa mê mẩn.
Ngày nay trẻ em chủ yếu chỉ thích xem TV với những bộ phim hoạt hình đặc sắc và đa dạng, hay chơi vi tính với những trò chơi phong phú. Ít còn đứa trẻ nào mỗi ngày tan trường chỉ mong đi chơi nhảy dây, tắm sông, trốn tìm cùng chúng bạn trong xóm. Vậy mà ngày xưa những trò chơi dân gian giản dị ấy là nguồn vui mỗi ngày của bọn trẻ con chưa biết đến công nghệ là gì, chỉ có trí tưởng tượng và óc sáng tạo để tạo ra những trò chơi thú vị và sôi động từ những vật dụng hết sức đơn giản trong cuộc sống hay có sẵn trong thiên nhiên. Hãy cùng quay ngược thời gian trở về với cái thời cách đây chỉ mới xấp xỉ một thập kỉ để ngắm lại những trò chơi dân gian từng làm say mê bao thế hệ trẻ con ngày trước nhé.
Không có dây để nhảy thì các bạn nhỏ, dù là trai hay gái, đều có thể chơi nhảy nụ. (Ảnh: Internet)
Các bạn nam ngày ấy rất mê bắn bi, không chỉ sưu tập những viên bi đủ màu sắc mà còn để chứng tỏ bản lĩnh, sự tinh mắt và tài khéo léo của mình. (Ảnh: Internet)
Tạt lon cũng là một trò chơi thử thách sự nhạy bén của các bạn nhỏ. (Ảnh: Internet)
Một trò chơi nguy hiểm ngày xưa của bọn con trai khiến đám con gái rất sợ chính là ống thụt cò ke. Cò ke vừa cứng vừa dính nhựa nên bắn vào gây rát và bỏng tay. (Ảnh: Internet)
Cây cỏ cũng không tha. Trẻ em ngày xưa hay lấy nhụy hoa và cỏ gà để chơi chọi, đầu nhụy hay cọng cỏ của đứa nào rụng trước là thua. (Ảnh: Internet)
Trò hất thun kinh điển thử tài khéo léo của bạn. Bạn phải hất làm sao cho thun của mình ụp lên thun của người khác là ăn. (Ảnh: Internet)
Kéo mo cau cũng là một trò “quá nhanh quá nguy hiểm” của trẻ con nông thôn. (Ảnh: Internet)
Dĩ nhiên là không thể không nhắc đến tắm sông. Tha hồ mà đủ tung mình biểu diễn. (Ảnh: Internet)
Đồng hồ lá chuối thời thượng. (Ảnh: Internet)
Trốn tìm. (Ảnh: Internet)
Đánh sỏi hay tung sỏi để các bạn gái thể hiện tài khéo léo của mình. (Ảnh: Internet)
Nhảy dây chính là trò chơi tập thể phổ biến nhất mà cả trai cả gái đều có thể tham gia. Có một điều lạ lùng là một số bạn nam chơi còn giỏi hơn các bạn nữ. (Ảnh: Internet)
Các bạn nhỏ chơi banh đũa đến chai cả tay mà vẫn ghiền. (Ảnh: Internet)
Nhìn thì tưởng bài bạc nhưng cái vui chính lại là.. quẹt nhọ nồi. (Ảnh: Internet)
Vừa chăn trâu vừa giả vờ tập trận. (Ảnh: Internet)
Nghịch dại thế này bố mẹ mà biết thì không những ngã đau mà về còn ăn đòn thêm. (Ảnh: Internet)
Chơi nhà chòi là lúc trẻ con trong xóm tụ tập nấu nướng, sinh hoạt như một gia đình khiến tình cảm thêm gắn kết. (Ảnh: Internet)
Những đụn rơm khô cũng có thể trở thành trò chơi cho những bạn trai nghịch ngợm. (Ảnh: Internet)
Rồi còn những chiều tắm mưa đùa giỡn không biết sợ bệnh là gì. (Ảnh: Internet)
Bịt mắt bắt dê. (Ảnh: Internet)
Múa lân với ông địa và con lân làm từ bong bóng hay giấy màu. (Ảnh: Internet)
Rồng rắn lên mây có cái cây lúc lắc, có ông chủ ở nhà không?” (Ảnh: Internet)
Diều làm từ giấy báo, dán dính với nhau bằng cơm nguội. (Ảnh: Internet)
Đừng nghĩ chỉ có con trai mới thích chơi những trò cần nhiều chất xám, ô ăn quan là trò chơi dân gian mang tính chiến thuật mà đám con gái cực kì thích đấy nhé. (Ảnh: Internet)
Đá banh ngoài đồng ruộng. (Ảnh: Internet)
Đá dế hay “đá gà” cũng khiến bọn trẻ con rất háo hức. (Ảnh: Internet)
Ngày xưa “giang hồ” đồn rằng cho chuồn chuồn cắn rốn là sẽ biết bơi. Những ai biết bơi sau khi bị cắn thì chưa thấy lên báo, chỉ thấy có mấy đứa rú ầm trời vì đau thôi. (Ảnh: Internet)
Trẻ con ngày xưa cũng trí tuệ lắm nhé, rất kết môn cờ tướng đấy. (Ảnh: Internet)
Tò he làm từ bột, ăn được, nhưng hầu như chẳng đứa nhỏ nào nỡ ăn con tò he đẹp lung linh thế này cả. (Ảnh: Internet)
Lồng đèn dâm bụt. (Ảnh: Internet)
Trẻ em bây giờ đã không còn được nghe tiếng pháo giòn tan mỗi khi Tết về nữa. (Ảnh: Internet)
Chơi con vụ/con quay rất vui nhưng cũng cần đến sự khéo léo và tinh thần… kiên nhẫn. Có khi mấy con vụ va vào nhau bôm bốp cả ngày mới vỡ được. (Ảnh: Internet)
Trò “Đông Tây Nam Bắc” thường dùng thay cho oẳn tù tì mỗi khi cần phân vai trong một vở kịch. (Ảnh: Internet)
Trò tạo hình dây thun thể hiện sức sáng tạo và khéo tay của các bạn nhỏ. (Ảnh: Internet)
Theo: Newsvietuc

Tìm kiếm Blog này