Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

Tấm hình dzầy mà người ta tin được.

Làm bác cạo có chiện mần quài. Mợt!



Mịa. Làm nghề tâm lý chiến mà để phóng viên nước ngoài chộp hình thì đã là ngu mà còn khoe, chưa phân tích cái khác.
Mấy ông mặc quần áo dân sự đấy, đoán là sĩ quan và nhân viên tâm lý chiến VNCH, đang sửa soạn cho một cô (bị bắt) ra họp báo để (tố cáo VC khủng bố). Việc đó làm cần khéo léo chỗ kín chứ sao lại cho PV nước ngoài chụp hình. Anh chưa nói những điểm bất hợp lý khác trong tấm hình hình này, về nhận dạng và lựu đạn.
Ảnh nhét cho chặc đới, LĐ Liên Xô mà giắt như vậy nhảy vài cái nó văng ráo trọi.
Mình giải thích vài điểm vô lý trong hình để các bạn biết thêm:
- Mấy ông mặc quần áo dân sự, đoán là sĩ quan và nhân viên tâm lý chiến VNCH, đang sửa soạn cho một cô "bị bắt" ra họp báo để "tố cáo VC khủng bố".
- Cô trong hình có thể là nữ quân nhân VNCH đóng thế hoặc có thể là VC bị bắt. Nhưng chú thích trên bảo là Đặc công là sai, không có nữ và không mập mạp vậy đâu. Nếu đúng là VC thì chỉ có thể là Biệt động Thành.
- Lựu đạn trong hình do LX sản xuất, chất lượng rất kém như điểm hoả phát ra tiếng "Bép", nhỏ nên uy lực kém. Bộ đội BB còn chế huống chi Đặc công hay BĐ Thành càng không sử dụng, mua của LĐ của Mỹ xài không ngon sao. Mỏ vịt của nó bằng nhôm mà giắt như vậy chạy nhảy vài cái nó văng phân nửa.

Tại sao Mỹ thua ở Afganistan?

Nhân Le Van Duc 
Có tag lão, tính comment tham gia nhưng nói đủ ý khá dài nên gõ thành stt:
Vì sao Mỹ không thay đổi sách lược và cách đánh khi can thiệp vào nước khác?
Không thể bàn chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa vì nó vô cùng, bản thân chính trị là quyền lợi bên này hoặc bên kia, gây tranh luận không đáng có. Lão nghĩ tới lịch sử thế giới từ xưa tới nay, khi một nước lớn tiến công vào nước nhỏ thì chỉ có 2 cách: Một là chiếm và nhập nước đó vào lãnh thổ của mình, thì thời nay không cho phép. Thứ hai, biến nước đó hoàn toàn theo mình thì phải đổ quân can thiệp nhanh. Mà viễn chinh thì hầu như tất cả nước lớn trước hay sau đều phải rút, để lại cái giá phải trả rất đắc. Cái mà Mỹ làm được là của đi thay người, nhân mạng bỏ ra thấp nhất so với các đế quốc khác..
Mỹ tự cao nhưng không hề bảo thủ. Trải qua từng cuộc chiến, đặc biệt là CT Việt Nam họ nghiên cứu đúc kết rất cẩn thận, hy vọng tìm cách xử lý vấn đề mâu thuẫn và thay đổi cách đánh. Nhưng họ không thay đổi được bỡi vì bản chất của một nước tư bản, còn quân đội thì phụ thuộc vào tính chất ấy nên khó thể điều binh khiển tướng cách khác. Nên lặp lại vết xe đổ là điều khó tránh...
Nga thì có vấn đề của Nga. Trung Quốc có lúc mạnh lúc yếu nhưng mãi là cường quốc đáng gờm của thế giới. Thế tại sao thời hiện đại, TQ không làm như Mỹ? - Vì TQ rộng lớn luôn tìm ẩn vấn đề nội bộ sắc tộc ở các vùng lãnh thổ đã sát nhập. Chứ không phải TQ cao thượng, không có mưu đồ thôn tính nước khác. Thành ra họ chơi bài không cầu toàn, âm thầm gặm nhấm và làm cho nước khác phải lệ thuộc họ trong chừng mực nào đấy...
Dịch dã cứ nói hoài chuyện covid cũng chán, thợ cạo tám chơi vậy thôi.

Nhân chuyện dân chui rào, nhớ bài học đánh cửa mở.

Năm xưa, Trường Hạ sĩ quan QK5 đào tạo chỉ huy cấp tiểu đội (đến trung đội). Trong phần kỹ chiến thuật có bài tổ chức tấn công căn cứ định.
Trước khi đánh có phân đội trinh sát vào ra căn cứ để nắm tình hình bên trong về báo cáo lên chỉ huy cấp trên. Chỉ huy và tham mưu lên kế hoạch tác chiến, hạ quyết tâm. Nếu đánh cứ điểm lớn thì đắp sa bàn, nhỏ hơn là xem bản đồ đã vẽ tác nghiệp trên đó để các cấp chỉ huy, tham mưu cùng nhau nghiên cứu, bàn bạc cách đánh. Muốn đánh vào một cứ điểm cần rất nhiều đơn vị, phân đội phối đồng tác chiến.
...
Mình chỉ chủ yếu việc tổ chức đánh cửa mở:
Đánh cửa mở là xoi thủng cái vỏ cứng của căn cứ địch, là phá những lớp rào phòng thủ... để quân chủ lực tràn vào theo chỗ ấy. Khi đánh dĩ nhiên tấn công nhiều hướng để phân tán lực lượng đối phó của địch nhưng trong diện có điểm.
Bộ phận đánh cửa mở chấp nhận có thể bị thiệt hại nặng vì nếu địch bên trong phát hiện sẽ tập trung hoả lực bắn ra hướng này. Cho nên phân đội cửa mở phải tổ chức thật kỹ, làm sao phá rào mở đường cho nhanh chóng.
...
Việc chuẩn bị của phân đội, từng người được phân công:
- Tự ghép và mang theo giá mìn ĐH (định hướng), kích nổ bằng điện, để dùng thuốc nổ có cấu tạo lõm tập trung quét thẳng một luồng hẹp.
- Tự làm và mang theo bộc phá ống, nhồi thuốc nổ TNT vào ống tre, kích nổ bằng nụ xoà rút chốt, để phá hàng rào bùng nhùng còn sót lại.
- Mang theo súng đại, trung liên để bắn chế áp địch, yểm trợ cho bộ phận xâm nhập phía trước.
- Mang theo kềm lớn cắt kẽm gai, đồ tự chế linh tin như các loại móc,...
...
Phân đội đánh cửa mở thực hành:
- Ban đêm di chuyển đến vị trí tập trung gọi là tập kết, thường cách căn cứ địch từ 1 cây số trở lên. Từ vị trí tập kết dè dặt đi về hướng mục tiêu.
- Trinh sát bò vào trước, gỡ mìn, vạch rào sẵn, đánh dấu bằng cách thả mặt trong óng ánh của vỏ cây chuối ở 2 bên mép đường, rồi rút ra.
- Bộ phận cửa mở 1 bò vào theo đánh dấu, tiếp tục khắc phục nếu còn sót. Giá mìn định hướng từ trong ra ngoài, có thể 2 hay 3 lớp mìn.
- Bộ phận mìn ĐH bò ngược ra khỏi rào, tìm chỗ núp chờ lệnh. Hiệu lệnh tấn công toàn đơn vị là tiếng nổ cực lớn của mìn.
- Bộ phận cửa mở 2 lao lên theo hướng mìn ĐH đã quét. Hàng rào bùng nhùng nào còn sót thì thọc mìn ống vào, rút nụ xoè điểm hoả xong chạy ra tìm chỗ núp.
- Hai loại mìn đã nổ xong, coi như nhiệm vụ chính đã hoàn thành, còn lại là phụ, phân đội trinh sát và cửa mở sẽ cùng số đông đơn vị tấn công.
- Đơn vị cứ theo hướng mìn quét mở đường chạy vào, càng nhanh càng tốt vì địch bên trong sẽ tập trung tối đa pháo và đại liên bắn ra hướng này.
- Cho nên đơn vị nhận lãnh nhiệm vụ tấn công địch hướng chủ công bị tổn thất nhiều nhất, nếu có.
.....
Mình hay có thói quen chia sẻ gì đó theo liên tưởng, nên hy vọng các bạn không cảm thấy vô duyên trong lúc này.

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Tâm thế người lính VNCH ở Mùa hè đỏ lửa tại An Lộc năm 1972.

Thợ Cạo cùng bạn bè đi Binh Long thăm chiến trương xưa về, không đăng ảnh để chứng tỏ ta đã đến đây. Hình chiến tranh đổ nát hoang tàn có đầy trên mạng nên chọn một tấm ảnh cũ đưa lên rất đáng ngẫm.
Bên nào cũng vậy, người lính phải làm nhiệm vụ chứ không ai muốn đem mạng sống của mình ra mà thử lửa. Hãy nhìn dáng đi thất thểu, lầm lũi sau khi thấm đòn chiến trận của họ và một chiến binh trong đoàn chưa đến tuổi, được đưa vào cuộc chiến, sải bước vô tư.



"Can trường trong chiến bại"?

19/1/1974 đã bỏ lại:
- 82 quân nhân cần cứu của chiếc tàu HQ-10 đang bị chìm.
- 59 quân nhân đang bơ vơ trên 3 đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Quang Ảnh.
.....
Những con số, hình ảnh hy sinh, đầu hàng, bị bắt là thật, kế hoạch phản công là ảo... Người đã mất, lãnh thổ không còn, nổi đau còn đó!
Gì thì gì, bao liệt sĩ đã bỏ mình, di sản của cha ông để lại đã mất - Đó là một thất bại chua cay của Việt Nam. Nói ra không phải để biện hộ hay chỉ trích. Mà chỉ có sự thật và sự thật, hậu thế mới rút ra được bài học xương máu, từ đó bảo vệ được chủ quyền của đất nước.



Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

Trường đào tạo quân sự đầu tiên của VN:

Trường Lục quân Trung học Quảng Ngãi.

Có công rất lớn của các sĩ quan Nhật Bản sau 1945 chưa về nước, ở lại giúp huấn luyện quân sự, được gọi là "người Việt Nam mới". Và đặt nền tảng ban đầu cho thiết chế QĐNDVN sau này.
Trường tổ chức thi tuyển thanh niên cả nước. Với người Kinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở, với người dân tộc thiểu số tốt nghiệp tiểu học hoặc trình độ thấp hơn nhưng có kinh nghiệm thực tế, do đơn vị hoặc chi bộ Đảng giới thiệu. Mục tiêu đào tạo thành chỉ huy từ tiểu đội đến trung đội.
Tướng Nguyễn Sơn làm hiệu trưởng. Giảng dạy chính trị, triết học, lịch sử do các lãnh đạo người Việt, có 2 người Áo giảng môn Triêt. Huấn luyện quân sự do các giáo viên người Nhật đảm nhiệm. Dưới Hiệu trưởng là Tổng đội có các ban chuyên môn và 4 Đại đội. Tổng đội có tổng đội trưởng, phó và chính trị viên là các lãnh đạo người Việt. Mỗi đại đội có 1 giáo viên và 1 trợ giáo người Nhật. Phía người Việt có trợ lý và thông dịch viên. Giảng dạy qua ngôn ngữ Nhật, Việt và cả Trung Quốc. Giữa khoá, nhà trường tổ chức học viên đi thực tế chiến trường Nam Trung bộ...
Ngôi trường chỉ tồn tại trong vòng nửa năm (1.6 - 22.11.1946), đào tạo cấp tốc được khoảng 400 học viên cho Việt Minh. Lúc đầu trường LQTHQN dự tính chương trình đào tạo sĩ quan trong 2 năm kể cả đi thực tập. Nhưng do tình hình chiến sự diễn biến phức tạp nên trường rút ngắn thời gian và mãn khoá trước thời hạn.
Người Nhật huấn luyện cho người Việt biết về nguyên tắc tổ chức quân đội, tinh thần đồng đội, kỹ chiến thuật... Sau đó 11 giáo viên Nhật cùng rất nhiều sĩ quan binh lính khác ở VN lại tiếp tục phục vụ trong QĐNDVN. Có người tham gia quân giới sản xuất vũ khí, có người chuyển ngành... Từ 1954 đến 1960, lần lượt về nước Nhật theo chương trình nhân đạo của Chữ Thập Đỏ hai nước. Nhưng đa số đã hy sinh trong chiến đấu và vì bệnh tật...
(Sưu tầm và tóm tắt từ nhiều nguồn).
Hình Thiếu tướng Nguyễn Sơn, Bìa sách Nhật... và Những người VN mới cùng gia đình hồi hương về Nhật năm 1960.

Mao tuyển đỡ rét và Quyết tâm đẫm máu.

Các vận động viên đọc Mao tuyển để thêm nghị lực trước khi bơi vượt sông vào mùa đông.

Và trên chiếc tàu chiến TQ hạ nòng pháo 37ly, bí thư đọc quyết tâm, binh lính giơ tay hô vang: "Tả. tả", rồi bắn thẳng vào công binh VN ở Gạc Ma 1988.





Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2020

"Tôi thường đi đái đêm, mỗi đêm ba bốn lần..."

Bạn Khiem Nguyen có cái tít vui như trên, dựa theo bài hát "Trên bốn vùng chiến thuật" trong Stt này:

Bình luận mà tôi ưng ý nhất:
"Các bài hát trong những giai đoạn lịch sử thương đau, không chỉ cần dỡ bỏ cấm đoán, mà còn nên trân trọng nó như những chứng nhân của lịch sử. Chối bỏ nó cũng là chối bỏ lịch sử."
Từng là bộ đội lớp sau, tôi nghĩ:
Lính bên nào cũng vậy, ngoài trách nhiệm của công dân còn có tình thương với gia đình, bà con, bạn bè... Chiến tranh đã qua rồi thì ai cũng như ai, đều là những thân phận con người trong cuộc chiến. Như bọn tôi thời ở CPC vẫn thường nghêu ngao ca những bài cũ viết về lính VNCH, những lúc vui chơi, những lúc nằm khèo trên võng. Đơn giản chỉ là sự đồng cảm với người cầm súng cùng cảnh ngộ... Chẳng qua là sĩ quan hay người ngoài cuộc đề cao tính chính trị nên quan trọng hoá vấn đề. Chứ lính khi hát chả ai quan tâm đến lý tưởng, đến ai đánh ai, theo cảm xúc và tâm trạng mà ca thôi.
Thời VNCH, khá tự do về tư tưởng, chẳng phải cứ nhạc lính là công cụ tâm lý chiến nhằm hướng người lính xông pha trận mạc mà đa số là sáng tác theo lối tự sự, buồn nhiều hơn vui, có thể làm người ta ngã lòng không muốn chiến đấu. Ở khía cạnh này, phía VC còn cảm ơn nữa chứ vì nó làm lung lạc tinh thần người lính VNCH. Nội dung liên quan tới lính thì dĩ nhiên có đánh nhau, có sôi máu, chả có địch có ta trong đó là gì.
Đó là nói anh em đồng đội, riêng tôi thỉnh thoảng chỉ nghe qua radio. Không mê những bài hát có tính uỷ mị của nhạc vàng nhưng nhạc lính thì thích. Bỏ qua chính trị thì không ít bản nhạc chiến tranh thời VNCH có giá nhất định. Trong đó mình và đồng đội, ai cũng thích hát bài "Xuân này con không về", nhất là mỗi dịp Tết đến, xa nhà. Nhạc cách mạng có đáp ứng nhu cầu tình cảm của con người như thế không.
Nhớ tâm lý con người cũng khá lạ. Bọn tôi trước và trong khi nổ súng thì căm thù địch nhưng đứng trước xác chết thì hận thù tan biến. Đứng trước tù hàng binh mà trước đó mình căm giận thì thấy bình thường, thậm chí có khi lòng chùng xuống khi nó sợ bị giết, van xin năn nỉ...
Hình minh hoạ, một lính Kh'mer Đỏ ở biên giới CPC-TL



Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

Bao giờ mới trang bị vật dụng cần thiết cho bộ đội?

Quân trang quân dụng, VN lạc hậu cả 100 năm từ thời Mỹ từng sản xuất cho binh lính trong Đệ nhị Thế chiến. Đừng có bảo nước ta nghèo, nghe không lọt lỗ tai. Cái gì tốt nhất thì lẽ ra phải được trang bị cho quân đội.

Tôi phân vân lâu nay vì mình cùng đồng đội đã từng khổ, mong đàn em sau này đỡ vất vả, có đồ dùng tiện dụng hơn. Có thời được cấp phát đồ của TQ sản xuất và một ít đồ của Mỹ nên hiểu. Xem báo đài đưa tin, nào là công nghiệp quốc phòng của QĐNDVN cải tiến, chế tạo nhiều thứ, toàn là thứ dữ như tàu chiến, xe tăng, tên lửa, rada, súng đạn... Thế nhưng những vật dụng rất cần thiết cho người lính bộ binh thì không gì thay đổi, số đông cơ bản vẫn thế.
Mỗi lần xem thấy bộ đội diễn tập, đi hành quân vẫn cái mũ cối ấy, cái bao xe, ba lô con cóc, cái xẻng cán gỗ, chiếc chiếu cuộn gấp lại, vẫn nồi niêu lộc cộc ấy... Cứ như thời gian dừng lại, nhìn mà buồn cho cái thân phận lính.
- Bộ quân phục ngày nay, ngoài màu xanh lá, thêm răn ri ngụy trang có vẻ đỏm đáng. Quần áo mỏng tanh, pha nhiều nylon chỉ dễ khô dễ giặt thôi nhưng khi di chuyển, lăn lộn co xát với môi trường dễ làm tổn thương người lính. Trang phục lực lường nào cũng na ná như lính Tàu, đối tượng có thể tác chiến trong tương lai mà không thể công khai.
- Cái mũ cối bằng các tông ép vẫn còn đó, đội nhẹ nhưng không bảo vệ được đầu như mũ sắt 2 lớp có lưới bọc nguỵ trang mà Mỹ sx, còn giắt thêm vật nhỏ nhẹ.
- Cái xẻng đào công sự, vẫn cán gỗ dài thòng chạm mông nên ngồi xuống và di chuyển rất vướng. Sao không chế tạo xẻng bẻ gập được như của Mỹ, độ cứng bén của thép chưa nói.
- Cái thắt lưng vẫn là nhựa sao không là sợi tổng hợp. Trong khi cái thắt lưng da ngày nay dân xài đã phổ biến, không quá 100 ngàn đồng.
- Cái thắt lưng bản lớn để mang đồ vẫn là nhựa, khi vận động nó trơn xoay vòng, có khi dồn lại một đùm. Bọn mình vận động đánh nhau khi xưa, chạy phải một tay giữ nó, một tay cầm súng. Của Mỹ dệt bằng sợi tổng hợp có lỗ để mang bình đông, dao găm, cài lựu đạn, hộp đạn...
- Cái tấm nylon hình chữ nhật vẫn đơn giản như xưa. Choàng qua vai cột gút trước ngực thành áo mưa, dừng lại cột căng 4 góc thành mái nhà, bọc ba lô thành phao vượt qua sông suối.
- Chưa thấy có cái dây 3 chạc, móc treo thắt lưng bản lớn cho đỡ nặng trì xuống như lính VNCH hay mang. Vừa có thể tuỳ biến móc thêm lựu đạn, vật dụng nhỏ.
- Cái thấy có thẻ bài quân nhân mang theo vẫn chưa có. Để định danh và đơn vị người chết, để biết nhóm máu người bị thương mà truyền khi cấp bách.
.....
Xây dựng quân đội chính quy hiện đại, trước hết là quân phục và đồ dùng cá nhân. Tuy là thời bình nhưng trong huấn luyện và công tác vẫn phải có, cho lính quen dần với trang bị như khi đang chiến đấu.
Hình minh hoạ.






Cách mang vác súng của bộ đội VN cũng khác với quân đội các nước.

Bộ đội đi đường dài, vác súng trên vai, tay cầm nòng súng, mỏi thì đổi vai. Đi chặng đường ngắn thì mang súng ngang bên hông, tay nắm giữ nòng súng hay ốp nòng. Khi gần nổ súng thì đưa nòng súng chếch vào trong trước ngực, hơi nghếch lên, tay cầm ốp nòng súng để khi có biến dễ nắm lấy súng. Người việt thấp bé nhẹ cân nên mang vác vậy mới đi được xa, có thể kéo nòng súng tránh vật cản và sẵn sàng chiến đấu. Cấp trên không quy định tư thế nào, nó là thói quen hình thành tự nhiên của người lính.

Hình minh hoạ...
Tốp lính qua suối đi diễn tập chứ không phải thực tế chiến đấu.








Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020

Tôi có thể ngồi cùng mâm với kẻ thù xưa nhưng không thể với kẻ phản bộị...

Lâu rồi, cách đây 30 năm, mình là một trong những người đâu tiên đi vận động từng anh em tham gia tổ chức CCB khi mới thành lập. Tuy vậy, đã không còn tham gia nữa, dù rất yêu đồng đội, nhưng mình thấy nó vô thưởng vô phạt, chả bảo về được gì quyền lợi cho anh em. Nếu vào hội, có thể thỉnh thoảng được tụ họp chè chén miễn phí, được tâng bốc nhưng chắc gì đã vui khi gặp cảnh trái tai gai mắt.

10 năm, anh em cùng hội cùng thuyền.

Cùng một thời gian, từ năm 1979 đến 1989, LX can thiệp vào Afghanistan, VN can thiệp vào CPC. Cả hai nước tiến quân vào nước khác không phải là khó... Nhưng:
Khi rút ra thì LX bị đối phương bám theo, chính phủ do mình dựng lên sụp đổ nhanh chóng. Mất uy tín với quốc tế, góp phần làm siêu cường XHCH tan rã...

VN rút quân an toàn, chính phủ dựng lên trụ được và trở thành quốc gia trung lập. Kết cục cũng chả khá hơn, phải sang tận Bắc Kinh để mong ổn định đời sống, kinh tế... 

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Nhớ một số từ chiến tranh thông dụng ở miền Nam trước 1975

Ở Miền Nam thì hay gọi "Việt Cộng" để chỉ về quân địa phương gốc gác ở trong Nam, còn "Quân chính qui Bắc Việt" từ báo chí phân biệt để gọi lính chủ lực từ ngoài Bắc vào. Có khi gọi chung là "Việt Cộng" hay "Cộng sản", Mỹ gọi là "Vi xi" aka VC. Dân ở vùng phía cộng sản kiểm soát, sợ "phạm huý" thì gọi là "Cách mạng" hay "Mấy ông trên núi". Và gọi VNCH là "Nguỵ", không dám nói là "Quốc gia". Đi theo phe VC gọi là "Lên núi". Lính VNCH đào ngũ, ba gai bị bắt đi chiến trường, không được mang súng, vác đạn tải thương gọi là "Lao công đào binh" in chữ tổ bố ở sau lưng...
Quân VNCH đánh nhau thua bỏ đồn bót, phòng tuyến rút lui gọi là "Di tản chiến thuật", từ này do ông Thiệu TT lần đầu tiên nói trên đài. Mình còn nhớ ông diễn tả thế này: ta đặt cục đường để kiến thèm bu vào, ta nhấc cục đường ra, đem bom pháo đội vào, thế là công sản tiêu đời. Dân thì gọi là "Mất đồn, Mất..." (địa danh). Lính rút khỏi đia phương, dân sợ bom pháo và mấy ông CS vào thì sẽ khổ nên kéo nhau chạy về phía Quốc gia thì gọi là "Tản cư", "Di tản" hay "Chạy giặc"...
Pháo Mỹ, VNCH bất kể loại nào gọi chung là "Canh nông". Pháo bắn đạn nổ trên không văng mảnh xuống đất gọi là "Canh nông chụp", pháo bắn từ tàu chiến ngoài biển vào thì gọi là "Pháo bầy". Súng Cối vì nó cái đế như cái cối giã gạo, súng M79 không giống nhưng lính VNCH vẫn gọi là "Cối cá nhân". VC bắn tỉa phát một gọi là "Bắn tắt cù". Máy bay vận tải kiêm nhiệm ném bom bắn súng đại liên, có 2 động cơ trở lên, dân gọi là "Cào cỏ". Máy bay trinh sát L19 gọi là "Đầm già, Bà già". Máy bay trực thăng tuỳ hình dáng mà gọi là "Rọ heo, Cán gáo, Cá nóc, Cá lẹp". Xe thiết giáp bánh xích gọi là "Xe lội nước", bánh hơi gọi là "Tàu bò"...
...........
Ở thôn quê, nơi hai bên hay đánh nhau nên trẻ con nào cũng biết các từ nói trên, ngồi mà nhớ kỹ ghi lại cả trang không hết.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Đạn pháo hạm lớn nhất của Mỹ từng bắn ở VN

Quả đạn pháo có chiều dài 1,3 mét, đường kính hơn 40 cm.

Đầu đạn nổ mạnh HC Mk 13 cỡ 406mm của pháo 16"/50 Mark 7 trên thiết giáp hạm USS New Jersey (BB-62) thuộc lớp Iowa được phát hiện ở Quảng Trị 2015. Trong những năm gần đây cũng đã vài lần Quảng Trị phát hiện và xử lý các đầu đạn pháo loại này.
Đầu đạn HC (High Capacity) Mk13 có khối lượng 862kg, có thể tạo thành hố đạn sâu 6m và rộng 15m. Khả năng xuyên bê tông tối đa là 5m với góc chạm 0 độ và 4m với góc chạm 30 độ. Khi bắn ở tầm tối đa (38km) khả năng xuyên bê tông lần lượt là 3,7m và 2,9m. Ở VN, nhiều trường hợp USS New Jersey bắn 1 phát duy nhất vào rừng để dọn bãi cho trực thăng đổ bộ, phát đạn này sẽ tạo ra bãi đáp đường kính 180m và làm trụi lá cây cối trong phạm vi 270m bên ngoài.
USS New Jersey đã được loại biên từ năm 1957 nhưng sau đó được đưa vào hoạt động trở lại vào ngày 6-4-1968 và được đưa ngay sang VN. Mặc dù chỉ tham chiến trong hơn 6 tháng, từ 29-9-1968 đến 1-4-1969, USS New Jersey được ghi nhận đã bắn tổng cộng 5.866 viên đạn 406mm và 14.891 viên đạn 127mm, tổng khối lượng đạn dược sử dụng là trên 5.400 tấn, nhiều hơn lượng đạn được chiến hạm này bắn đi trong Thế chiến 2 và Triều Tiên cộng lại.
(Theo Vietnam war)

Có 2 chi tiết, Thợ cao không đồng ý vì thấy vô lý:
Số đạn bắn không quá nhiều như trên nói vì đạn pháo lớn cỡ này dùng để bắn xuyên phá mục tiêu quan trọng. Nếu không vì thế thì Hải quân Mỹ dùng pháo nhỏ gọi là "pháo bầy" để bắn diện đại trà sẽ có tác dụng hiệu quả hơn.
Và đạn này để công phá mục tiêu kiên cố nên không thể dùng để dọn bãi đáp trực thăng vì khi nổ nó tạo hố hình nón ngược. Làm rụng lá cây khu vực chứ tác dụng tầm ngang phá cây cối xung quanh rất hạn chế. Địa hình sẽ biến dạng gập ghềnh làm cho trực thăng khó đáp hơn.










Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Thống kê hàng tiếp tế thả xuống Điện Biên Phủ

 

từ 30/4 đến 7/5/1954:

- 135 lít rượu khai vị?

- 72 chai sâm banh

- 72 chai rượu vang hảo hạng

- 148 chai rượu Cognac rượu Rum

- 7.680 chai rượu 66cl?

- Các thùng sữa bột, măng tây, mù tạt, bánh quy (không ghi số lượng)

- 12.000 gói thuốc lá

- 949 chai nước hoa

- Bút chì, giấy viết, lưỡi dao cạo, xà phòng cạo râu....(không thấy ghi số lượng).

Nguồn:
Shrader, Charles, ‘A War of Logistics: Parachutes and Porters in Indochina, 1945-1954’
Fall, Bernard, ‘Hell in a Very Small Place’
Theo: Phạm Anh Huy/Group VNW

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

Lính chủ lực Đi B được trang bị những gì.

TẢN MẠN VỀ HÀNH TRANG NGƯỜI RA TRẬN.
Lính chủ lực bộ binh "Đi B" ngày ấy - 1972 được phát 4 bộ quần áo cả dài và lót; một thắt lưng nhựa dẻo màu nâu đỏ, một "Xanh tuya rông, một mũ cối, một mũ tai bèo, một đôi giày cao cổ, một đôi dép cao su đúc, bốn đôi tất tơ - hai dài, hai ngắn. Mỗi Lính còn được phát một cái bật lửa sơn tĩnh điện màu xanh cánh chả hoặc đỏ tía, vàng óng. Chưa hết - mỗi người còn được trang bị một túi phòng hóa, kèm mặt nạ chống độc, một túi cứu thương với đầy đủ cơ số thuốc chống sốt rét, chống cảm...một lọ cồn, một lọ thuốc đỏ sát trùng, một hộp thuốc lọc nước cùng bông y tế và băng, gạc....
Một cái túi xinh xinh có lố kim khâu tay với 5 số kèm cuộn chỉ nilon màu đen, một hộp lưỡi câu cá với những cái móc có ngạnh sắc lẹm, một con dao tông dài 60cm. Cơ số lương thực, thực phẩm cho mỗi lính là một ruột tượng gạo khoảng 5-7kg, hai hộp thịt loại 0,5kg, hai gói ruốc thịt lợn với một gói ruốc bông nhạt và một gói ruốc rất mặn loại 3 lạng. Mỗi Lính còn có một bộ tăng, một mảnh áo mưa lớn cùng hai bao nilon làm phao vượt sông, suối... Trang bị vũ khí cơ bản cho mỗi lính chiến bộ binh là một khẩu AK với những cơ số đạn tùy thời kỳ kèm lưỡi lê và một dao găm chiến đấu có bao da...
Tất cả những trang bị đó nặng khoảng 30 - 35 kg. Rất nặng, nhất là những lính dạng "thấp bé,nhẹ cân" - vì vậy mới có cảnh dân ở những nơi đặt Binh trạm thường được...sài đồ lính từ gạo,lương khô đến quần áo, giày dép, tất nhiên trừ AK, nhưng lưỡi lê thì có, thậm chí cả lê vạn năng của đặc công !
(.....)
Nguồn: Viet Nam War

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

Ngày 30/4 - "lệnh ông không bằng cồng bà".

Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng quân giải phóng.
Chiều 30/4, Đại tá Hồ Ngọc Cẩn tỉnh trưởng, tiểu khu trưởng Chương Thiện (nay là Hậu Giang) vẫn chỉ huy lính tráng cầm cự. Đến tối, ông gọi điện thoại xin ý kiến tướng Nguyễn Khoa Nam Tư lệnh quân đoàn 4 nhưng không liên lạc được. Nên ông gọi cho Tư lênh phó mà không biết rằng tướng Lê Văn Hưng đã tự sát sau khi chào vĩnh biệt và khuyên các sĩ quan thuộc quyền về với gia đình, vợ con. Sĩ quan tuỳ viên không biết xử sự sao nên đưa máy cho bà vợ tướng Hưng nghe, bà này nói: tướng Hưng đã ta khỏi tổng hành dinh đi chỉ huy, thay chồng, bà hỏi lại ông Cẩn: có sẵn sàng tử chiến? ông Cẩn đáp... bà bảo: "vậy thì y lịnh". Thế là, Đại tá Hồ Ngọc Cẩn chấp hành quân lệnh, tiếp tục cùng quân lính chiến đấu tiếp. Qua ngày 01/5, đánh nhau hết đạn, ông Cẩn bị quân giải phóng bắt, đến tháng 8 Cách mạng đưa ra xử bắn tại Cần Thơ. Sau này, bà vợ tướng Lê Văn Hưng tỏ ra ân hận. Còn tướng Nguyễn Khoa Nam thì tự sát vào sáng sớm ngày 01.

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

Ảnh người lính dễ thương trong sân dinh Độc Lập, 1975.



Họ không có tội để chịu sự chỉ trích chê bai vì chính trị...
Anh đi xe đạp Trường Sơn, trên tay lái có cắm chùm hoa và 1 bình đông nước. Chiếc xe cõng 1 bao gạo, 1 bọc đồ, 1 ba lô, 1 đôi dép, 1 ống thuốc lào, 10 quả cối 60, 3 quả B40...

Tìm kiếm Blog này