Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Việt kiều ở Cambodia – phần I

22.10.20106 phản hồi Chúng ta thường xuyên nghe tin tức, những mẫu chuyện về Việt kiều (VK) Mỹ, Pháp, Úc, Canada, vv, nhưng ít khi bàn đến VK ở Cambodia (Cao Miên: CM), dù rằng cộng đồng người Việt ở Cambodia là cộng đồng lâu đời nhất ở nước ngoài, (đã có thời) đáng hãnh diện nhất, thành công nhất và hiện nay: nghèo khó nhất. Sách vở viết về VK ở CM một cách đầy đủ cũng không được xuất bản nhiều. Lâu lâu xuất hiện một vài câu chuyện/ tường thuật du lịch hay đời sống VK ở CM, nhưng những chuyện tế nhị, các chi tiết sâu xa gián tiếp hay trực tiếp dẫn đến tình hình hiện tại của hầu hết VK tại Cambodia thường hiếm khi được nhắc đến và luôn có giới hạn.
Bài viết trích dẫn nhiều dữ liệu thông tin từ cuốn sách: “Việt kiều ở Kampuchea” của soạn giả, nhà văn, nhà Miên ngữ học Lê Hương – sống 20 năm liền trên đất CM . Cùng một số sách như: Phnom Penh, a cultural history; Cambodia: report from a tricken land; và từ nhiều nguồn tài liệu, thông tin khác, đính kèm cuối bài viết.
*
Pháp phải dùng vũ lực cưỡng chiếm Việt Nam và đối phó với hàng chục cuộc vùng lên trong suốt gần 100 năm cai trị. Tuy nhiên, nhờ đội ngủ truyền giáo người Tây Phương đã hoạt động tại VN trong suốt vài thế kỷ, đào tạo được hàng ngàn tín đồ và cảm tình viên người Việt, nên việc thiết lập bộ máy cai trị của thực dân Pháp diễn ra nhanh chóng và tương đối suông sẻ. Trong khi đó, tình hình ở Cambodia (Cao Miên: CM) xảy ra một cách trái ngược. Nơi đây, Phật giáo được xem là quốc giáo, mọi công dân đều là Phật tử; sư sãi, nhà chùa có ảnh hưởng rất lớn đối với Hoàng gia và dân tộc Khmer (K). Bởi vậy, cho dù các Quốc vương CM luôn luôn chào đón sự hiện diện của người Pháp, nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào hai lân quốc hùng mạnh – Việt Nam và Siam (Thailand) – thì các sư sãi K vẫn không bao giờ khuyến khích Phật tử của họ hợp tác với người Tây phương ngoại đạo và đa số tín đồ Công giáo tại Cambodia, từ gần 160 năm qua cho tới ngày nay, vẫn là người Miên gốc Việt Nam.

Vừa rồi là lý do tại sao người Pháp không gặp sự kháng cự, nhưng họ phải nhờ người Việt giúp họ thiết lập bộ máy chính quyền và truyền bá văn hóa Tây phương đến với người K. Trong khuông khổ giới hạn của bài viết , tôi chỉ nêu lên một số sự kiện đã xảy ra ở CM ảnh hưởng trầm trọng tới đời sống Việt kiều ở CM. Từ một cộng đồng sung túc được nể trọng bởi người Khmer, người Tàu và được cưng chìu bởi người Pháp, bổng trở nên cộng đồng nghèo mạt, không ngóc đầu lên nổi, nhất là kể từ khi CM trở thành một quốc gia độc lập. Cho tới ngày hôm nay, Việt kiều ở CM vẫn còn là nạn nhân của những kẻ quá khích. Họ phải sống âm thầm, luôn luôn cảnh giác và lắm khi phải nhịn nhục để giử lấy thân.
I. THỜI KỲ BẢO HỘ, TRƯỚC 1945
1. Thành phố Phnom Penh:
Dưới thời Cao Miên được Việt Nam bảo hộ, VN khuyến khích vua CM dời thủ đô từ Udong về Phnom Penh (PP). Sau khi vua Ang Chan II mất, VN lập con gái lên ngôi làm bù nhìn nhằm đặt ách đô hộ. Sau đó, Ang Duang được quân Siem đưa về và lên ngôi vua. Ang Duang dời thủ đô về lại Udong, lúc đó Hoàng thành chỉ là những ngôi nhà sàn được làm bằng cây và tre. Sau khi ký kết hiệp ước bảo hộ, cuối tháng 12, 1865, người Pháp khuyên Quốc vương CM dời đô đến PP.
Lúc đó, ở ngoại ô là nơi định cư của mấy ngàn người Công giáo VK , mấy ngàn người Chàm; hàng trăm tàu cá cuả người Việt, người Chàm dưới sông; người Tàu cũng đông không thua người V; người K rất ít và không có một kiến trúc lịch sử nào trước khi Pháp đến.
Theo lời truyền khẩu thì người Việt đặt tên Nam Vang có nghĩa là người Việt “Nam vang“ dội trên đất CM. Truyền thuyết khác cho rằng vì ông Trương Minh Giảng khuyên vua CM dời đô về Nam Vang nên VK gọi nó theo tên thân mật của ô. TMG là thành phố Năm Giảng (ông Giảng thứ 5). Năm lần lần đọc thành Nam, còn Giảng đọc thành Giang, mà người Nam đọc giang thành vang. (Tôi ghi luôn vào đây chỉ là giúp vui).
Việc đọc trại tên xảy ra rất nhiều ở các cộng đồng VK lâu đời: Lào, CM và Thái. Ví dụ: thời cấm đạo, đạo Công giáo (bây giờ) được gọi là Hoa Lang đạo. Ai bị bắt thì bị xâm trên trán: ‘Học Hoa lang đạo.” Xóm người Việt ở khu cầu Sài Gòn tại PP có tên Gọi là xóm Hoà lang, tức xóm Công giáo thay vì tên Hoa lang như lúc ban đầu.
2. Người Việt cần thiết cho chính quyền thực dân:
Ngay từ lúc đầu, Pháp đã nhờ hàng ngàn VK theo đạo Công giáo đang lánh nạn cấm đạo, gia nhập vào guồng máy của chính quyền thực dân tại Lào và Cambodia. Sang thế kỷ 20, người Pháp bắt đầu nhập người V sang CM và Lào. Bắt đầu những năm 1920, nhu cầu cần có trí thức người Việt gia tăng, nên học sinh học xong tiểu học là có thể sang CM làm công chức, tư chức. Học xong một hay 2 năm ở trường trung học sư phạm thì có thể làm giáo viên cấp thấp.
Nhờ biết tiếng Pháp nên các công ty tư nhân chủ người Tây chỉ nhận nhân viên VK. Người Tàu, người Ấn cũng tìm nhân viên VK để lo việc sổ sách cho họ, đồng thời giúp họ giao tiếp với quan chức người P trong chính quyền. Lúc này người Pháp bắt đầu mở trường, vì vậy giáo viên VK rất cần thiết. Họ phải học tiếng K để có thể dạy tiếng Pháp cho trẻ em người K. Cần biết là lúc bấy giờ, dân K vẫn còn tôn trọng lối học truyền thống, tức là đến chùa để học tiếng Khmer, do các sư sãi chỉ dạy. Thời này, học sinh VK học đầy trường công ở CM.
3. Nghề nghiệp của Việt kiều ở Cambodia:
Người Việt Nam từ Việt Nam sang Cambodia làm ăn đông. Làm ăn mưu sống ở CM rất dễ phát dạt, vì người K không ham làm, ham học. Ngoài làm công chức, tư chức, giáo viên, giáo sư, họ còn buôn bán nhỏ và làm nhiều nghề khác:
Những nghề điển hình khác của VK: thợ in, chài lưới, làm nước mắm, bán sách báo, phu cao su, làm ruộng rẫy, phá rừng khai hoang, thợ mộc, thợ may, thợ máy, đóng giày, thợ điện, thợ hồ, hớt tóc, mở tiệm vàng. Ngoài ra, VK còn chuyên luôn nghề giúp việc cho hàng ngàn gia đình người Pháp và Âu Mỹ đang sống ở CM : quản gia, tài xế, làm vườn, vú em. Những công trình xây dựng lớn, nhỏ của chính phủ (và phần lớn nhà cửa hiện đại ở CM) đều do bàn tay VK xây lên: Royal Palace, viện bảo tàng, các dinh thự, bệnh viện, cơ quan chính phủ, khu nghĩ mát trên núi Bokor, vv, ở Phnom Penh và khắp nơi, cho đến bàn, ghế, tủ, giường, vv, từ xa xưa đến cả nay.
Nói chung, trước chiến tranh Indochina I, VK ở CM là lực lượng lao động chính của chính phủ, trong các văn phòng, trường học và trong các dinh thự của người Âu Mỹ. Có nhiều người có chức vụ chỉ huy cơ quan hay chỉ đứng dưới một người Pháp. Có người giàu có nổi tiếng, đóng góp nhiều tiền bạc hay công sức cho chính phủ Hoàng gia CM nên rất được trọng vọng. Những người sống bằng nghề thủ công, tiểu công nghệ đều có cuộc sống sung túc. Cộng đồng VK ở Nam Vang là một CĐ rất tưng bừng vào các dịp lễ của người V. Thời này nhiều người T, K cũng học tiếng V, vì nhu cầu và vì nể phục.
Người Việt có tiếng vang về sự cần cù, thông minh, xốc vác, năng nỗ và đa tài. Đó là lý do tại sao người Pháp có một expression nỗi tiếng trong thời gian sống ở Đông Dương: “The Vietnamese plant rice, the Cambodian watch it grow and the Lao listen to it grow.” Người Việt ít để ý đến thành ngữ này. Người Khmer thì không muốn nghe ai bảo họ thua người Việt. Còn người Lào thì luôn vui vẻ, dễ dãi, hiền lành, an phận, thành thật – nhiều công ty du lịch Lào thích sử dụng thành ngữ này để nói lên bản tính đặc trưng của người Lào.
Thật ra, vào năm 1936, sự xuất hiện của tờ báo “Nagara Vatta” chuyên môn chống người Việt đã bắt đầu gieo mầm mống bài Việt trở lại trong lòng người K, sau gần 90 năm. Đề tài này được trình bày ở phần IV: Nạn cáp duồn.
II. THỜI KỲ THUỘC ĐỊA, SAU 1945
Hết chiến tranh thế giới II, Pháp được Hoàng gia CM mừng đón sự trở lại, trong khi tại VN kháng chiến giành độc lập bắt đầu bùng nổ và lan rộng. Hơn nữa, có một số công chức Việt kiều bỏ nhiệm sở, quay về VN tham gia kháng chiến chống P. Có 60-80 ngàn người Việt bỏ chạy sang Thái Lan để tránh sự trả thù của người Pháp – có VK từ Lào, CM, nhưng nhiều nhất là từ miền Trung và Bắc. Người P bắt đầu nghi ngờ, mất dần thiện cảm đối vơi VK và quay sang hợp tác với người K để kiềm chế mọi người V. Việc trước tiên là họ ban hành thẻ Việt kiều để kiểm soát sự cư ngụ, di chuyễn của người V và làm ngơ để mặc chính quyền CM bạc đãi người V. Chính quyền CM chụp lấy cơ hội, lập tức ngấm ngầm phát động phong trào trấn lột, hiếp đáp và hạ bệ VK. Bắt đầu là nạn cáp duồn và chiếm đất; hô hào phong trào: ” Đất Miên phải trả lại cho người Miên”. Nạn “cáp duồn” xuất hiện tại CM và ngay cả trên lảnh thổ VN: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, vào cuối 1945, đầu 1946.
1. Cáp duồn:
Cáp duồn là gì?
Cáp : chặt đầu; duồn: yuon hay người Việt.
Tại sao gọi “yuon” ?
Người dân ở những nước bị ảnh hưởng văn hoá Ấn độ gọi dân khác văn hoá là yuon, yuan, vv. biến thể từ chữ yuavana, có nghĩa là man di – một hình thức tự cao tự đại, cho rằng văn hoá của mình là số một. Chính vì vậy mà người Thái, K, các dân tộc sống ở Mã Lai, người K, Bahnar, Stien, Rade các dân tộc thiểu số sống ở VN như: Bà Na, Stiêng, Ra Đê (Bahnar, Stien, Rade) đều dùng yuon để gọi người Kinh. Thời buổi văn minh, tên gọi yuon không còn phổ biến (ngoại trừ người K gọi người V), vì có ý nghĩa không lành mạnh. Nên biết thêm là người Miến Điện, một số dân tộc thiểu số sống ở Tây Nam Trung Quốc, cũng gọi người TQ là yuon.
Có thể gọi cáp duồn là cuộc thảm sát người Việt gây ra bởi người Khmer. Thông thường, cáp duồn đi kèm với nhiều tệ nạn như cướp bóc, hảm hiếp phụ nữ, chiếm đoạt tài sản.
Dân K họp thành từng đoàn có vũ trang dao gậy, xông vào đuổi VK ra khỏi nhà, không cho mang theo cái gì cả. Nếu chống cự thì họ chặt đầu hay bắt giữ phụ nữ để hảm hiếp tập thể. Dĩ nhiên là VK bị mất trắng tay. Có nhiều người nhanh chân chạy về hướng trụ sở huyện thì bị nhóm cáp duồn khác chận lại lột sạch luôn quần áo, nên sau đó phải lấy lá che thân.
Cáp duồn ở Cambodia chủ yếu là xua duổi để chiếm đoạt, tuy nhiên cũng có nhiều người chết vì chậm chân hay vì chống cự lại. Xác chết thường bị vức xuống giếng, ao, sông hay lạch. Ở VN, có hai loại cáp duồn: do người K đang sống ở VN thực hiện hay do người K từ CM xâm nhập vào lảnh thổ VN gây ra. Cả hai loại đều xảy ra ban đêm: bất ngờ tấn công, hôi của đem về làng của họ, gặp đàn ông là chặt đầu, gặp phụ nữ thì bắt hiếp tập thể – nhiều khi họ mang về CM và chỉ thả nạn nhân sau một vài ngày.
2. Chiếm đất của Việt kiều:
Tại những nơi không tiện cáp duồn thì người K áp dụng chính sách khủng bố đe dọa, đồng thời lấn chiếm từ từ. Số là dưới thời bảo hộ, Việt kiều từ miền Nam VN (thuộc Pháp) có quyền xin giấy phép khai phá đất hoang, đất rừng để trồng trọt. Sau đó họ nộp thuế để nhận quyền tư hửu. Cũng có nhiều người mua lại đất hay ruộng của người K để làm kế sinh nhai. Nhiều VK nhờ chăm chỉ mà có cả hàng trăm mẫu đất, ruộng.
Thế nhưng, người K đột ngột tung ra khẩu hiệu: “Đất Miên phải trả lại cho người Miên” và ngang nhiên lấn chiếm. Họ tự động cất nhà trước cửa nhà VK, phóng uế, quăng đồ vật dơ dáy xung quanh nhà để gây chuyện, khủng bố, đe dọa và đuổi khéo chủ nhà. Chủ nhà VK muốn cây trái, rau quả gì trong vườn phải “xin phép”. Họ tự do cày bừa ruộng rẫy. Nếu VK phản đối, họ đánh hoặc rướt chém.
Kết quả, hàng ngàn nông dân Việt kiều hồi hương về Việt Nam. Số còn lại phải đổi nghề hoặc đi làm công cho chính kẻ đã cướp mình. Đi trình làng, xã, huyện, ngay cả lên PP khiếu nại với đức vua (nhà vua tiếp xúc dân chúng mỗi tuần một lần) cũng chỉ được hứa sẽ giải quyết.
3. Việt kiều bắt đầu bị hiếp đáp:
Cũng từ đó, ở vùng nông thôn, mỗi lần có chuyện xích mích với người Việt Nam thì người Cambodia chỉ cần hô to: “An Nam đánh K” hay “Yuon đánh K” là có ngay cả chục người nổi lên vác gậy xông vào đánh, bất kể già trẻ lớn bé. Nếu xảy ra ở nhà, đàn bà con gái VK chậm chân bỏ chạy là có thể bị hiếp dâm tập thể.
Tại Phnom Penh, vì có nhiều tai mắt quốc tế, nên chỉ xảy ra những vụ hảm hiếp, trấn lột lẻ tẻ tự phát. Nhiều dân đạp xích lô cũng dám lên mặt với VK. Họ đòi VK phải trả tiền nhiều lần cao hơn bình thường. Nếu không trả, thì họ đánh và kêu lớn “cáp duồn” để đồng nghiệp hay một số người quá khích tiếp tay với họ. Sau nạn cáp duồn, chỉ có PP, Siem Reap và Sihanoukville là tương đối an toàn đối với người V, với điều kiện không gặp xích mích, va chạm với người K.
4. Truyền đơn khích động sự căm thù:
Cũng trong thời gian Pháp vừa quay lại này, xuất hiện những tờ truyền đơn vẽ hình các tướng VN (thời vua Gia Long sang bảo hộ CM) bắt ba người Khmer chôn đứng dưới đất chỉ ló cái đầu lên trên làm ba ông táo để nấu nước uống. P hay Hoàng gia CM hay cả hai cùng cấu kết để tung ra chiêu bỉ ổi này là chuyện còn giữ bí mật.
Ngày nay, đảng đối lập Sam Rainsy và những phần tử quá khích người Khmer vẫn thường dùng những bức hình nguỵ tạo đó để cũng cố sự căm ghét người Việt, để nhắc nhở sự độc ác mà người dân Miên sẽ chịu đựng nếu không cảnh giác sự có mặt của người Việt tại Cambodia. Một đòn tâm lý vô cùng thâm độc, góp phần làm cho VK lao đao khốn đốn và “gia hạn” tình thế bần cùng, mù mịt tối tăm và cô độc của cộng đồng VK ở CM và làm cho VK khó ngóc đầu lên được, ngoài trừ phải che dấu hay từ bỏ nguồn cội.
Một điều ngược ngạo: VN hay người Việt từng bị cáp duồn dã man thì thế hệ trẻ VN ít hay biết, vì bản tính dân tộc Việt Nam thường tha thứ, bỏ qua những chuyện đau lòng của quá khứ, chứ không cất giữ, thù dai. Trong khi VN cứu giúp Cambodia bao nhiêu lần, nhưng vì tự ti mặc cảm hèn yếu, thua kém, và tâm lý phủi ơn mà một số phần tử cực đoan hay bịa đặt, quảng cáo những câu chuyện, hình ảnh không thật về VN và con người VN. Hãy google “prayat kompup te ong” hay nhấn vào đây http://wn.com/Chau_Doc_massacre để xem trò tuyên tuyền thâm độc.
Trong sách “Phnom Penh, a cultural history”, trang 83, Milton Osborne có ghi: chính mẹ của Marguerite Duras từng kể rằng bà đã có chứng kiến cảnh những convict labourer người Việt xây hill station retreat ở Bokor bị trừng phạt dã man – họ bị chôn sống tới cổ. (Nhà văn Pháp Marguerite Duras, sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn và có thời gian sống ở Cambodia cùng mẹ. Bà có tác phẩm nổi tiếng được dựng thành phim tên là “L’ amant” hay “the lovers” (1992) kể chuyện tình của bà cùng một người Tàu giàu có và chuyện xảy ra tại Nam Việt Nam.)
Chú ý: bài viết này không có ý gợi lên sự thù hận giữa hai dân tộc, Việt và Khmer, mà nó chỉ phản ảnh hậu quả do sự thiếu đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Tìm kiếm Blog này