Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2020

"Tôi thường đi đái đêm, mỗi đêm ba bốn lần..."

Bạn Khiem Nguyen có cái tít vui như trên, dựa theo bài hát "Trên bốn vùng chiến thuật" trong Stt này:

Bình luận mà tôi ưng ý nhất:
"Các bài hát trong những giai đoạn lịch sử thương đau, không chỉ cần dỡ bỏ cấm đoán, mà còn nên trân trọng nó như những chứng nhân của lịch sử. Chối bỏ nó cũng là chối bỏ lịch sử."
Từng là bộ đội lớp sau, tôi nghĩ:
Lính bên nào cũng vậy, ngoài trách nhiệm của công dân còn có tình thương với gia đình, bà con, bạn bè... Chiến tranh đã qua rồi thì ai cũng như ai, đều là những thân phận con người trong cuộc chiến. Như bọn tôi thời ở CPC vẫn thường nghêu ngao ca những bài cũ viết về lính VNCH, những lúc vui chơi, những lúc nằm khèo trên võng. Đơn giản chỉ là sự đồng cảm với người cầm súng cùng cảnh ngộ... Chẳng qua là sĩ quan hay người ngoài cuộc đề cao tính chính trị nên quan trọng hoá vấn đề. Chứ lính khi hát chả ai quan tâm đến lý tưởng, đến ai đánh ai, theo cảm xúc và tâm trạng mà ca thôi.
Thời VNCH, khá tự do về tư tưởng, chẳng phải cứ nhạc lính là công cụ tâm lý chiến nhằm hướng người lính xông pha trận mạc mà đa số là sáng tác theo lối tự sự, buồn nhiều hơn vui, có thể làm người ta ngã lòng không muốn chiến đấu. Ở khía cạnh này, phía VC còn cảm ơn nữa chứ vì nó làm lung lạc tinh thần người lính VNCH. Nội dung liên quan tới lính thì dĩ nhiên có đánh nhau, có sôi máu, chả có địch có ta trong đó là gì.
Đó là nói anh em đồng đội, riêng tôi thỉnh thoảng chỉ nghe qua radio. Không mê những bài hát có tính uỷ mị của nhạc vàng nhưng nhạc lính thì thích. Bỏ qua chính trị thì không ít bản nhạc chiến tranh thời VNCH có giá nhất định. Trong đó mình và đồng đội, ai cũng thích hát bài "Xuân này con không về", nhất là mỗi dịp Tết đến, xa nhà. Nhạc cách mạng có đáp ứng nhu cầu tình cảm của con người như thế không.
Nhớ tâm lý con người cũng khá lạ. Bọn tôi trước và trong khi nổ súng thì căm thù địch nhưng đứng trước xác chết thì hận thù tan biến. Đứng trước tù hàng binh mà trước đó mình căm giận thì thấy bình thường, thậm chí có khi lòng chùng xuống khi nó sợ bị giết, van xin năn nỉ...
Hình minh hoạ, một lính Kh'mer Đỏ ở biên giới CPC-TL



Tìm kiếm Blog này