Câu chuyện của anh Quốc Phong, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Thanh niên:
NHÀ BÁO, KHỔ NHẤT KHI PHẢI VIẾT NHỮNG ĐIỀU MÌNH KHÔNG MUỐN VIẾT ?
Tôi nghỉ hưu đã tròn 1 năm. Giờ nghĩ lại cả cuộc đời làm báo, sống được cũng nhờ báo mà có lúc từng " chết " cũng vì cái nghiệp báo. Sướng, vui , buồn , tủi, cay đắng...đủ cả cũng từ nghiệp làm báo . Nó khiến tôi thấm thía đủ điều . Song , với tôi, có lẽ cũng là điều "may" so với nhiều bạn đồng nghiệp, ấy là chưa làm... phóng viên một ngày để viết những điều mà trong lòng nhiều lúc không hẳn muốn viết những vẫn phải viết.
Trước hết, xin giải thích luôn cho câu tôi vừa nêu. Tôi chưa một ngày làm phóng viên dù vào nghề báo từ năm 1978 và cũng làm lãnh đạo" èng èng" (cấp trưởng ban) từ năm 1990 là bởi khi mới bước vào nghề, tôi chỉ có biết làm biên tập viên ( của Tạp chí Thanh niên) rồi sau một thời gián đoạn đi nghĩa vụ quân sự, tôi được đổi sang làm tuyên huấn . Tiếp đó, tôi làm " hoạ sỹ" bất đắc dĩ vì vốn có chút năng khiếu vẽ vời và chút thẩm mỹ nên bị phân công làm nghề trình bày báo kiêm kỹ thuật sửa morrasse của Tạp chí Hậu cần Quân đội. Tức là dạng tương tự như trợ lý Thư ký toà soạn( vì có thể được chủ động cắt cúp, chỉnh lại bài viết lúc sửa bông ngay tại nhà in , không cần quay lại TS xin sếp sửa đoạn đó nếu những khổ cần cắt đó không mang tính học thuật quân sự ...).
Thực ra thì tôi cũng rất ít viết khi còn làm quản lý vì công việc bận bịu. Nhưng do yêu nghề viết lách và cũng do thích thú với một đề tài nào đó mà ngày ngày đời sống luôn đặt ra, tôi luôn phải suy nghĩ. Tôi viết nhiều cũng chỉ những năm sau này, do công việc rỗi rãi hơn nhiều. Vậy là tôi lại lao vào viết. Nhiều lúc viết như bổ củi, say sưa... Chứ nếu viết theo yêu cầu, mà yêu cầu đó một khi tôi không thích, không đúng như mình nghĩ thì tôi cũng không viết .
Tôi viết về đề tài tiêu cực cũng có ( tuy không được như các bạn trẻ lặn lội đi điều tra lọ mọ ) mà viết mảng tích cực cũng không ít . Vì thế, tôi lại càng chia sẻ với các đồng nghiệp trẻ, nhiều khi họ phải viết như một cái máy, nhiều khi họ buộc phải viết, phải nói chưa thật đúng với cả những điều mà họ suy nghĩ trong thâm tâm. Như thế, làm anh nhà báo cũng khổ lắm chứ , sung sướng nỗi gì ?Tôi nghỉ hưu đã tròn 1 năm. Giờ nghĩ lại cả cuộc đời làm báo, sống được cũng nhờ báo mà có lúc từng " chết " cũng vì cái nghiệp báo. Sướng, vui , buồn , tủi, cay đắng...đủ cả cũng từ nghiệp làm báo . Nó khiến tôi thấm thía đủ điều . Song , với tôi, có lẽ cũng là điều "may" so với nhiều bạn đồng nghiệp, ấy là chưa làm... phóng viên một ngày để viết những điều mà trong lòng nhiều lúc không hẳn muốn viết những vẫn phải viết.
Trước hết, xin giải thích luôn cho câu tôi vừa nêu. Tôi chưa một ngày làm phóng viên dù vào nghề báo từ năm 1978 và cũng làm lãnh đạo" èng èng" (cấp trưởng ban) từ năm 1990 là bởi khi mới bước vào nghề, tôi chỉ có biết làm biên tập viên ( của Tạp chí Thanh niên) rồi sau một thời gián đoạn đi nghĩa vụ quân sự, tôi được đổi sang làm tuyên huấn . Tiếp đó, tôi làm " hoạ sỹ" bất đắc dĩ vì vốn có chút năng khiếu vẽ vời và chút thẩm mỹ nên bị phân công làm nghề trình bày báo kiêm kỹ thuật sửa morrasse của Tạp chí Hậu cần Quân đội. Tức là dạng tương tự như trợ lý Thư ký toà soạn( vì có thể được chủ động cắt cúp, chỉnh lại bài viết lúc sửa bông ngay tại nhà in , không cần quay lại TS xin sếp sửa đoạn đó nếu những khổ cần cắt đó không mang tính học thuật quân sự ...).
Thực ra thì tôi cũng rất ít viết khi còn làm quản lý vì công việc bận bịu. Nhưng do yêu nghề viết lách và cũng do thích thú với một đề tài nào đó mà ngày ngày đời sống luôn đặt ra, tôi luôn phải suy nghĩ. Tôi viết nhiều cũng chỉ những năm sau này, do công việc rỗi rãi hơn nhiều. Vậy là tôi lại lao vào viết. Nhiều lúc viết như bổ củi, say sưa... Chứ nếu viết theo yêu cầu, mà yêu cầu đó một khi tôi không thích, không đúng như mình nghĩ thì tôi cũng không viết .
Có một câu chuyện đúng 10 năm trước đây khiến tôi không thể nào quên. Qua đó muốn nói : Không gì khổ hơn một nhà báo phải viết điều không muốn viết !
Tôi không thể quên bởi lẽ vụ việc xảy ra đó , nếu tôi không cãi,không đấu tranh và không có sự chia sẻ của nhiều người, có lẽ tôi đã bị cách chức phó Tổng biên tập báo Thanh niên ngay từ năm 2007 chứ không phải mãi đến 2008 tôi mới bị trong cái vụ tôi và báo tôi phản ứng lại với các cơ quan pháp luật khi bắt nhà báo Nguyễn Việt Chiến chỉ vì viết bài chống tiêu cực vụ họ chạy án đánh bạc từ quan chức của PMU 18 xảy ra từ 2 năm trước nữa . Nhưng lúc này cơ quan pháp luật mới rờ tới hàng chục tờ báo để cho một bài học.
Chuyện là , tại một con ngõ nhỏ của phố Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội vào đầu năm 2007 có đám tang của một Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Do bà cụ ở một mình trong một căn hộ chung cư vì con dâu (có chồng hy sinh) của bà đã đi bước nữa. Nhà nghèo quá, cụ cho họ thuê để chứa đồ phế liệu nên sống rất ẩm thấp, hôi hám. Lúc cụ qua đời, cũng chẳng được ai quan tâm chu đáo , phải dựa vào bà con lối xóm. Vì đồ phế liệu trong nhà chất đầy, linh cữu của cụ phải đặt ở ngoài gầm cầu thang của chung cư. Mà gầm cầu thang này lại cũng là bể phốt của khu nhà.
Bà con dân phố phản ứng quyết liệt chính quyền phường nói trên về cách hành xử và mời phóng viên báo Thanh niên tới phản ánh. Thu Hằng, cô phóng viên trẻ của báo tôi đã thận trọng ghi âm rồi viết bài , đó là chưa muốn viết hết vì nội chuyện bóc băng không, Thu Hằng đã có 15 trang đánh máy ghi lại ý kiến người dân.
Bài viết có tựa đề" Đám tang bà mẹ Việt Nam Anh hùng đặt dưới gầm cầu thang". Bài lại giật tít đậm lên trang nhất nên khá ấn tượng . Tổng bí thư hồi đó là ông Nông Đức Mạnh đọc và rất bức xúc. Đúng lúc đó, Hội nghị Trung ương Đảng lại đang diễn ra. Ông Mạnh nêu chuyện này ra trước hội nghị rồi yêu cầu Hà Nội làm rõ và báo cáo. Về phía báo Thanh niên, ông cũng chỉ đạo phải xử lý vì thiéu nhạy cảm chính trị . Cần phải kỷ luật nếu viết thiếu trung thực...
Lãnh đạo Hà Nội đã khẩn trương điều tra. Phường này họ cãi bằng được và Quận Hoàn Kiếm cũng nghe phường báo cáo, cho rằng bài viết chưa đúng sự thực, dễ gây bức xúc trong dân...
Anh Hoàng Hữu Lượng, khi đó là Cục trưởng Cục Báo chí gọi cho tôi lúc đã khuya , nói rằng báoTN phải khẩn trương báo cáo và theo anh, nên tự nhận hình thức kỷ luật nặng ở mức cảnh cáo thì " cụ" mới nguôi ( ý nói Tổng bí thư ). Lý do thì anh bảo cụ Mạnh rất bực mình vì bài này sẽ ảnh hưởng sai lệch bản chất tốt đẹp của chính sách thương binh liệt sỹ của Đảng . Tuy là chỗ bạn bè thân quý nhau rất mực , nhưng tôi vẫn quyết liệt phản ứng lại, nói rằng quận Hoàn Kiếm họ đang bao che. Báo Thanh niên có thừa bằng chứng, chẳng qua chưa viết hết mà thôi. Hơn nữa, nắm 2006 tôi vừa bị kỷ luật vụ tiền polymer, nay nhận thêm trong vong 6 tháng thì xem như chấm hết. Tôi nói, cũng sẽ phải tính thêm đã. ..
Chúng tôi thấy tình hình quá căng và bị ép nên 2 bên cũng thương lượng lời lẽ trong công văn và chấp nhận phải đăng lại công văn đó của Quận trong tâm trạng đầy cay đắng mà phải chịu. Âu cũng chỉ nhằm mục đích trấn an dư luận, đỡ mất mặt Thủ đô và chính sách của nhà nước.
Để tránh" tội "tày đình như TBT đánh giá, báo Thanh niên cử một nhóm phóng viên truyền hình Thannien online từ Sài gòn ra quay để có gì sẽ còn " chống đỡ " mang tính tự vệ, giảm tổn thất.
Tại buổi giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo và Bộ Văn hoá Thông tin gần đó , tôi đã "phản pháo" lại chuyện Ban Thời sự VTV1 đã làm phóng sự"quất" báo Thanh niên hết sức nặng nề mà lại thiếu trung thực. Anh An Duyệt , phó Ban Thời sự ngày đó, cũng là người rất thân và quý tôi nên có lẽ anh cũng cảm thấy đây là chuyện không bình thường và có ý chia sẻ với báo TN. Nhưng qua cách trình bày của anh, tôi hiểu rẳng VTV đang làm theo lệnh từ thượng cấp chứ không phải tự ý và trong tâm trí họ cũng không hề nghĩ vậy ...
Anh Nguyễn Công Khế, TBT báo Thanh niên khi đó dứt khoát không chịu để tôi phải nhận kỷ luật chuyện này vì thấy tôi mà bị thì coi như" tiêu đời" . Chuyện là bởi trước đó vài tháng, tôi cũng mới nhận án kỷ luật khiển trách như vừa nêu . Vụ đó, về nguyên tắc, đây là vấn đề an ninh tiền tệ, là bí mật quốc gia nên không được phép đăng.
Anh Khế bàn với tôi , anh bảo hay để anh nhận thay cho tôi , mục đích để tránh cho tôi bị 2 kỷ luật gần nhau trong một năm sẽ mất chức . Tôi dứt khoát không chịu vì thấy thế cũng là vô lý và oan cho anh.
Anh Khế bảo tôi, vậy thì chỉ còn một cách là ông phải chiến đấu đến cùng để bảo vệ cho chính mình. Bây giờ ông xem có bao nhiêu uỷ viên Trung ương mà ông quen biết thì ông gửi thư kèm tư liệu bóc băng đó bấy nhiêu các vị đó. Bởi chính họ đã nghe qua ông Nông Đức Mạnh phát biểu gây bất lợi cho báo. Ít nhất , những vị này sẽ chia sẻ và đỡ lời cho ông.
Tôi im lặng và cũng không làm theo ý anh Khế mà chỉ gửi cho gần chục vị BCT và mấy cơ quan quản lý báo chí. Nhưng tôi cũng có gửi một lá thư riêng theo dạng tình cảm, giải thích cặn kẽ đúng sai thế nào, oan ra sao và cũng tỏ ý biết lỗi " thiếu nhạy cảm" tới anh Trương Tấn Sang , khi đó là Uỷ viên Bộ chính trị, thường trực Ban bí thư . Anh Tư Sang vốn là bạn học , là trưởng đoàn học viên khoá 15 ( 1988-1990) Học viện Chính trị cao cấp Nguyễn Ái Quốc của lớp học chúng tôi trong hy vọng mong manh...
6 giờ sáng hôm sau, tôi đã vội vù xe máy đến nhà để anh Tư kịp xem sớm. Hy vọng anh sẽ cứu được tôi trong cái "bể " oan trái của nghề báo này.
Vài hôm sau, anh Thế Kỷ, khi đó là vụ trưởng Vụ Báo chí Xuất bản ,Ban Tuyên giáo TW gọi cho tôi, nói nhẹ nhàng vụ này rồi bảo, tôi biết anh gửi "đơn" kêu oan cho ai rồi nhé ! Thế Kỷ đang phải cho anh em xem lại đây .
Tôi không hiểu sao lại không nhớ ra cái gọi là " đơn" này nên cứ một mực nói không có. Anh ấy đọc cho tôi nghe làm tôi thấy ngượng quá . Ảnh đọc đoạn đó ( bút phê bên lề ) : Đề nghị Ban Tuyên giáo kiểm tra trường hợp vụ việc này xem có oan không và cho tôi biết ! ( đại ý như thế ).
Thực ra thì tôi không gửi đơn. Đây là lá thư viết tay gửi cho lãnh đạo theo cách thể hiện tình anh em,bạn học mà thôi nên vẫn nghĩ mình không gửi" đơn" cho ai.
Một hai hôm sau cú "phản pháo" vừa có lý lẽ thuyết phục khó phản bác, vừa chừng mực( có nhận chút lỗi thiếu nhạy cảm trước lãnh đạo ) của tôi, anh Phạm Quốc Bản, phó ban Tuyên giáo thành uỷ gọi cho tôi , giọng nhẹ nhàng hơn trước nhiều : Này ông ơi ! Bí thư Phạm Quang Nghị , có bảo tôi gọi cho ông, mọi việc ở chung cư Lý Thường Kiệt thực hư thế nào, Bí thư đã nghe cả rồi. Đề nghị ông đừng gửi nội dung bóc băng đó đi các nơi khác nữa. Thành phố sẽ chấn chỉnh địa phương để rút kinh nghiệm...
Quay lại câu chuyện mà tôi muốn kể kỹ ở đây, đó là việc VTV1 dựng kịch bản thiếu trung thực để át dư luận đang có vẻ bất bình.
Tôi vô tình trong một lần ngồi trên xe đi đâu đó cùng anh Phúc Nguyên, trung tướng, nguyên Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân. Anh sực nhớ ra chuyện lùm xùm mới xảy ra gần đó như tôi kể ở trên. Anh kể và có vẻ như cũng thấy thú vị chuyện này . Anh khoe có cậu con trai vừa ra trường được về nhận công tác ở VTV1 chưa lâu. Một hôm, thấy cậu con trai mặt thừ ra , buồn bã mà hình như cậu này cũng đã buồn bã khó tả cũng vài hôm . Anh gặng con vì sao ? Có chuyện gì không vui ở cơ quan hay sao ?
Con trai anh buồn rầu kể : Con vừa bị lãnh đạo cử một nhóm con đi tác nghiệp để " nện " báo Thanh niên vụ báo họ đăng " Đám tang Bà mẹ Việt Nam Anh hùng ..." lãnh đạo Đài đã chỉ đạo Ban Thời sự cử nhóm PV đi làm phóng sự điều tra về sự thực của bài báo, VTV phản ảnh lại sự việc báo Thanh niên nêu và cho rằng không đúng. Dân trong tổ dân phố có biết chuyện đám tang thì Đài không mời phỏng vấn, chính quyền địa phương họ lại bố trí cử một người ở đâu lạ hoắc đến phát biểu mà nhóm làm phim không hề hay biết ý đồ của họ . Sau khi phát trên ti vi,dân chung cư phát hiện sự đói trá này nên gọi điện phản ứng lên Đài khiến cả nhóm cảm thấy có lỗi. Tuy cũng do làm theo lệnh.
Tôi nghe xong thì rất mừng và giải thích thêm để anh Phúc Nguyên chia sẻ, hãy tự hào về con mình và bảo anh về động viên con giúp. Tôi cũng mừng vì như vậy, trong giới báo chí trẻ tuổi ngày ấy, có những người rất tự trọng và có lương tâm . Tôi thì hiểu về gia đình anh Nguyên hơn nên thầm nghĩ, gia đình truyền thống đó đúng là" hổ phụ sinh hổ tử "( ông ngoại của chàng trai trẻ con anh cũng từng là một nhà báo lớn, bản lĩnh và uy tín cao một thời. Đó là nhà báo Lý Văn Sáu, nguyên phó Chủ tịch Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình Việt Nam những năm 70 của chúng ta.
Tôi mong rằng trong làng báo Việt Nam của một thời kì mới này, thời khát khao dân chủ, tôn trọng sự thật khách quan và biết cách để truyền tải sự thực đời sống vào bài viết sao cho thật khách quan. Họ sẽ hiểu vì sao phải luôn tôn trọng sự thật. Tôi cũng hy vọng, nhất định rồi sẽ có rất nhiều cây bút trẻ có tư chất đó trong những năm hội nhập tới, không cơ cực như cánh làm báo chúng tôi.