Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn nghệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn nghệ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Nguyên văn bài thơ "Đánh thức tiềm lực" của Nguyễn Duy

Tiễn đưa anh S.D. đi làm kinh tế

Hãy thức dậy, đất đai!
cho áo em tôi không còn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn...
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
rồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơn

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

***

Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
tiềm lực còn ngủ yên...

***

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Nhớ lại một thời "hippie" tại Sài Gòn

1.Sự khởi đầu
Phong trào giới trẻ Sài Gòn với phong cách nổi loạn “HIPPY” một thời ,trong chồng báo cũ của gia đình, tôi tìm thấy tờ báo Xuân khá xưa, báo Xuân năm con Gà Kỷ Dậu 1969 khổ lớn với bìa có khuôn mặt tươi cười của nghệ sĩ Kim Loan, bài vở trong đó ít đặc sắc nhưng có một bài lý thú. Bài “Mùa xuân mười tám” của Hà Mai Lan trình bày dưới dạng hai bài nhật ký : Nhật ký của Mẹ và Nhật ký của con gái. Nhật ký của Mẹ kể về những ngày Tết 1943 ở Hà Nội. Trời rét xuân đất Bắc, cô con gái theo mẹ lên xe kéo ra chợ Đồng Xuân ngày hăm ba tháng Chạp vào buổi sáng sớm, trong lòng vẫn lo chợ hết món ngon để mua cúng ông Công ông Táo.
Về nhà, cả nhà xúm vào gói bánh chưng cùng với ngừơi bà con ở quê ra. Cô con gái cả ở nhà trông nom mọi việc, mua sắm cho em út. Phần nhật ký này trình bày một mùa xuân tuyệt đẹp trên đất Bắc rất gợi nhớ cho những người xa quê hương miền Bắc đã lâu, phần nhật ký cô con gái thì thể hiện một nếp nghĩ hiện đại của một cô gái tân thời trong xã hội Sài Gòn giữa cơn lốc hưởng thụ thời chiến tranh tao loạn. Cô gái mong đợi đến ngày mở tiệc bum – ban khiêu vũ Tết với đám bạn bè và lo mua sắm quần áo. Đám bạn cô thì đi mượn nhà để mở tiệc khiêu vũ. Cô phàn nàn là bị ông bố xé bức ảnh tứ quái Beatles treo ở phòng ngoài. Ông càu nhàu: “Ảnh ông bà cha mẹ không treo, lại rước cái thằng mủi lõ đầu bù ấy …” và cô chê ông bố là “quê” quá cỡ… Cô ra phố Bô – na chơi và gặp ông thầy, giờ đã chuyển xưng anh với cô. Cô gật đầu nhận lời vào thương xá Tax với ông và “thương hại cho túi tiền của lão vì mình chỉ mua có một hộp dầu thơm Essence và một ve Eau De Cologne”. Cuối cùng cô nhận lời tối mai đi phòng trà với thầy nhưng biết mình sẽ từ chối vì không thích đi với “lão gìa khằn đó”.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Truyện ngắn Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp


Rầu lòng vậy… Cầm lòng vậy…
(Dân ca)

Ông Quách Ngọc Minh, ngụ ở Tu Lý, huyện Đà Bắc viết thư cho tôi: Tôi đã đọc truyện ngắn Kiếm sắc của ông kể về tổ phụ tôi là Đặng Phú Lân. Riêng chi tiết gặp Nguyễn Du không thích. Nhân vật “Người trẻ tuổi trong quán trong trẻo lạ lùng, tâm hồn sạch như nước ở núi ra” không ra gì. Bài hát Tài mệnh tương đố có ý gán cho Nguyễn Du là khéo mà không khéo vậy. Ông gắng thu xếp lên chơi, tôi sẽ cho ông xem vài tư liệu, biết đâu giúp ông có cách nhìn khác. Con gái tôi là Quách Thị Trình sẽ mời ông món canh cá nấu khế ông thích…

Nhận được thư tôi đã lên thăm gia đình ông Quách Ngọc Minh. Những tư liệu cổ mà ông Quách Ngọc Minh gìn giữ thật độc đáo. Về Hà Nội, tôi viết truyện ngắn này. Khi viết, tôi có tự ý thay đổi một vài chi tiết phụ và sắp xếp, chỉnh lý lại các tư liệu để hợp với việc kể chuyện.
***
Năm 1802, Nguyễn Phúc ánh chiếm Thăng Long, lên ngôi vua, đặt tên hiệu là Gia Long. Bên cạnh nhà vua có vài người châu Âu giúp việc. Trong số ấy có một người Pháp tên là Phrăngxoa Pơriê do chính giám mục Pi nhô đờ Bê hen (Bá Đa Lộc) tiến cử. Nhà vua thường gọi y là Phăng.

Truyện ngắn Kiếm sắc của Nguyễn Huy Thiệp

“Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Nguyễn Du
Trong số người gần gũi với Thế tổ Nguyễn Phúc Ánh những năm mưu phục lại cơ đồ nhà Nguyễn có một hào kiệt mà không sử sách nào nhắc đến. Người đó là Ðặng Phú Lân.
Lân quê ở Hưng Hóa, cha là Ðặng Phú Bình, trước là thuộc tướng của Trịnh Bồng. Bình tính ngang tàng, võ công thâm hậu, thấy chúa Trịnh hèn mà cách xử thế keo kiệt, không xứng đáng với bậc vương giả nên bỏ Trịnh Bồng vào Ðàng Trong. Khi Tây Sơn nổi lên, Bình theo Nguyễn Nhạc, Nguyễn Nhạc không tin Bình, cho Bình là dân Bắc Hà trí xảo, không trung tín. Nhạc chỉ cho Bình làm một chức quan võ nhỏ ở vùng sơn cước mãi tây Bình Thuận. Bình bất đắc chí, suốt ngày uống rượu, nhiều khi say quá, cứ trông về phía trời Bắc mà khóc hu hu. Lân can thế nào cũng không được. Về sau Bình ngã nước, râu tóc rụng hết, gầy tọp đi, da vàng như nghệ, chỉ nằm chờ chết. Bình có một thanh kiếm gia truyền, sắc như nước, sống kiếm đổ chì, sức chém khủng khiếp. Trước khi chết, Bình trao thanh kiếm lại cho Lân, bảo rằng: “Con ơi, nước đang có loạn. Tây Sơn bây giờ đang lên như thế chẻ tre. Nhưng ta thấy sức chơi của bọn người này bất quá chỉ như trọc phú nhà giàu, gÁnh vác giang sơn sao được? Ta đồ rằng mệnh Tây Sơn có hạn. Hiện Gia Ðịnh có Nguyễn Phúc Ánh là nòi vương giả, con gắng vào đấy tìm xem”. Lân khóc, mắt chảy có máu. Bình giãy mấy cái, mồ hôi toát đầm đìa, người cứ lạnh dần rồi chết. Lân lấy kiếm đào huyệt chôn cha; tìm đường vào Gia Ðịnh theo Nguyễn Phúc Ánh. Lúc bấy giờ Lân mới hai mươi tám tuổi.

Truyện ngắn Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp

Chữ trinh đáng giá ngàn vàng…
Chữ trinh còn một chút này…
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đuờng…
(Nguyễn Du)
Việc tìm ra ngôi mộ cổ ở vùng lòng hồ trong khu vực thủy điện sông Đà khiến tôi lại lên Tu Lý, huyện lỵ Đà Bắc. Ông Quách Ngọc Minh (bạn đọc đã làm quen với ông qua hai truyện ngắn Kiếm sắcVàng lửa của tôi) ngờ rằng ngôi mộ này là của bà Ngô Thị Vinh Hoa sống cách cây gần hai trăm năm. Truyền thuyết người Mường vùng này kể rằng bà đã lập ra dòng họ Quách. Hôm dời mộ từ khu vực lòng hồ lên Tu Lý, tôi đã đến xem. Mộ ở vuông đất hẹp, bằng phẳng, cách bờ sông Đà hai trăm năm mươi mét, ở độ cao mười sáu mét kể từ mặt sông. Bao nhiêu năm nay chưa bao giờ lũ sông Đà ngập đến chỗ này. Nhìn bề ngoài, ngôi mộ cổ trông không khác một gò mối lớn. Đào sâu ba mét thấy vỉa gạch.

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Cái âm điệu tủi thân, bi đát

Nguyễn Hữu Liêm

Nếu có một sắc điệu văn hóa nào rất đặc thù cho người Việt hải ngoại, đặc biệt nhất là ở Mỹ, thì đó là cái bản chất âm nhạc. Cái thứ tân nhạc được đem theo từ miền Nam trước 1975 qua đây và vẫn cứ tiếp tục là một dòng âm nhạc bi đát, yếu đuối, trống rỗng và băng hoại.

Cứ nghe thử các giọng ca hàng đầu hiện nay của phái nữ: Khánh Hà, Khánh Ly, Ý Lan. Ðây là những giọng ca được ăn khách nhất hiện nay ở Mỹ. Nhất là ở vùng bắc California, hình như là tuần nào cũng có đại nhạc hội, nhạc thính phòng. Mà "đi vô, đi ra cũng thằng cha khi nãy" - cũng chừng đó ca sĩ, chừng đó emcees, chừng đó bản nhạc, và nhất là vẫn chừng đó cái âm điệu ai oán, bi đát rẻ tiền của các cô cậu ca nhạc sĩ Việt Nam hải ngoại.
Cũng một bài ca đó, mà khi Khánh Hà hát lên thì mức độ não nùng bi đát tăng lên gấp bội. Có những đoạn không đáng gì bi thảm, nhưng Khánh Hà cứ nức nở hóa một cách quá trớn, thành ra như tiếng khóc, trộn lẫn với một chất điệu yếu đuối, não nề. Cái nồng độ nức nở này như là một thứ trade-mark, một gia vị đặc thù, một thứ nước dừa ngọt ngầy ngậy mà bất cứ món ăn nào cô ca sĩ sưng môi này cũng cứ quậy lên không cần phân biệt.

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Gia Tài Của Mẹ - Trịnh Công Sơn ca

Trò chuyện giữa Bùi Văn Phú và Hoàng Xuân Sơn về Trịnh Công Sơn

Hoàng Xuân Sơn: nơi tôi sinh sống thì hát nhạc Trịnh cũng nên dè dặt

(trò chuyện giữa Bùi Văn Phú và Hoàng Xuân Sơn)


Hoàng Xuân Sơn thời trẻ là một trong những người khai sinh ra Quán Văn, tụ điểm văn nghệ của sinh viên Sài Gòn từ những năm giữa thập niên 1960. Khởi sự làm thơ năm 1963 và đã có sáng tác đăng trên Văn, Nghiên cứu văn học, Khởi Hành trước năm 1975 và trên nhiều mạng văn học, tuyển tập văn chương tại hải ngoại. Tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn và cao học chính trị kinh doanh, ông từng làm công chức và dạy học ở Việt Nam trước khi qua định cư tại Montréal cuối năm 1981. Một số tác phẩm của ông gồm Viễn phố (thi tập, 1988), Huế buồn chi (thi tập, 1993), Lục bát Hoàng Xuân Sơn (2004). Trong tương lai ông sẽ phát hành phóng bút “Cũng cần có nhau” ghi lại sinh hoạt của Quán Văn và của thanh niên, sinh viên miền Nam trong giai đoạn 1965-75.

       *

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Vì sao phim hành động Mỹ luôn hấp dẫn?

Một phần vì hầu như mỗi bộ phim đều cần có chỉ đạo võ thuật, cố vấn quân sự,… và bản thân các diễn viên đều phải được đào tạo cách sử dụng vũ khí thành thục trong nhiều tháng trời trước khi bộ phim bấm máy. (Tri thức trẻ)
 __________

Một số cảnh huấn luyện bắn súng cho diễn viên:

Từ bộ phim "Người Phán Xử" của điện ảnh Việt lại bị vợ hỏi khó: Ai đã dạy các diễn viên Hollywood bắn súng mà họ đóng phim cứ như thật vậy?

PNM , THEO TRÍ THỨC TRẺ

Thực tế là hầu như mỗi bộ phim đều cần có chỉ đạo võ thuật, cố vấn quân sự,… và bản thân các diễn viên đều phải được đào tạo cách sử dụng vũ khí thành thục trong nhiều tháng trời trước khi bộ phim bấm máy.


Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Nhớ lại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 1965

Người đẹp Việt đầu tiên đi thi quốc tế là ai? hoa hậu việt nam đầu tiên, thái kim hương, hoa hậu việt, sao việt, người đẹp đầu tiên

Xem chi tiết tại Đây

Thi hoa hậu trên Đài truyền hình Sài Gòn 50 năm trước

10:00 AM - 21/05/2017 Thanh Niên



Thí sinh Tô Châu, Khánh Dung, Ngọc Thúy, Tố Trinh, Trúc Mai, Thùy Sơn, Thương Hoa và Ngọc Bích (từ trái sang) trong trang phục áo tắmẢNH: L.M.Q CHỤP LẠI TƯ LIỆU

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Vài nét về Ca Nhạc Saigon trước 1975

Lời người viết: Lâu rồi các bạn bè thân hữu mỗi khi gặp tôi cứ hỏi “Liệu ông có viết lại các mẫu chuyện về Ca Sĩ Sài Gòn trước năm 75 được không?”. Bởi dù gì ngày trước ở Sài Gòn tôi viết chuyên mục về điện ảnh tân nhạc cho nhiều báo và tạp chí, mà nhật báo Trắng Đen với số bán chạy nhất thời đó là chủ chốt; đồng thời cũng là một trong các sáng lập viên “Nhóm thân hữu ký giả Điện ảnh Tân nhạc Việt Nam” (như Huy Vân TTK báo Tiền Tuyến, tức Binh Cà Gật trong tạp chí Chiến Sĩ Cộng Hòa, Nguyễn Toàn, Tương Giang, Phạm Hồng Vân, Phi Sơn….) thuộc “thiên lý nhãn”…. trăm tai ngàn mắt thời đó.
Viết về giới ca nhạc sĩ Sài Gòn thời trước 1975, là viết những chuyện đằng sau hậu trường, những chuyện dính dáng vào đời tư nhưng không đến nỗi phải bồi thường “một đồng danh dự”; có thể có những vụ việc đã từng được đăng hoặc chưa được đăng trên báo, viết về người còn ở lại và người đã xa quê hương, quả thật hết sức phức tạp!
Lý do “sự thật hay mích lòng”, nhưng đã hơn 30 năm xin cứ coi đây là kỷ niệm, thật hư thế nào chính người trong cuộc sẽ hiểu!…. Nhưng vì một lẽ giản đơn “không muốn vạch áo cho người xem lưng” đó thôi! ?
Cuối cùng, những phần hồi ký này chỉ trích đăng từng phần, nếu có dịp xin sẽ viết tiếp… và viết ra để những người về sau tham khảo và biết về các Nhạc Sĩ & Ca Sĩ trước 1975, đang ở VN, Hải ngoại đã thành danh như thế nào. 
Tr cau hoi 1CA SĨ SAIGON – XUẤT HIỆN TỪ ĐÂU?

Tìm kiếm Blog này