Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

10 loài động vật sắp tuyệt chủng ở Việt Nam

Sau sự tuyệt chủng của loài tê giác một sừng năm 2011, sẽ có thêm nhiều loài động vật ở Việt Nam biến mất hoàn toàn nếu không được bảo vệ hợp lý.

Dưới đây là một số loài động vật đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam:

Bò tót (còn gọi là con min) là loài to nhất trong họ nhà bò, với chiếu cao có thể tới trên 2m, nặng trên 2 tấn. Đáng tiếc, đây cũng là giống bò bị tàn sát nhiều nhất. Hiện nay, tại Việt Nam chỉ còn khoảng 300 con bò tót, phân bố tại các vườn quốc gia ở Lào Cai, Kon Tum, Lâm Đồng. Những đàn bò tót này đang đứng trước hiểm họa diệt chủng cao do rừng bị chặt phá và nạn săn trộm thú quý.

Thác Bản Giốc - ước gì một lần được đến!

Ai tiếp tay cho Thủy điện bức tử sông Ba?





Những dòng sông Tây Nguyên "hấp hối"

(NLĐO)- Mặc dù đỉnh hạn tại Tây nguyên đã qua gần 1 tháng, thế nhưng, những con sông ở khu vực này lại đang “hấp hối” bởi hệ thống nhà máy thủy điện “nuốt nước” từ đầu nguồn. Những hình ảnh do CTV Báo Người Lao Động ghi lại khi men dọc theo các con sông ở Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk.
Tại huyện Ia Pa (Gia Lai), người dân sống phụ thuộc vào nguồn nước của con sông Ba để tưới tiêu, sinh hoạt. Nhưng hiện tại, nước không đủ để cung cấp cho nhà máy nước hoạt động. Người dân phải ra những bãi bồi giữa sông để moi cát, múc từng chai nước nhỏ về dùng.

Nước Sông Pa và Cường Đô La


 Sổ Tay Thượng Dân K’Tien

Làm sao tôi có thể kể cho các em biết rằng người Kinh của chúng tôi đang giết chết dân tộc các em từng ngày từng giờ.
Amai B’lan
- Hơn nửa cuộc đời, tôi sống trong Thung Lũng Điện Tử (Silicon Valley) tại phía Nam của Vịnh San Francisco. Ở một nơi có vài chục giống dân sống cạnh bên nhau – và tiếng Anh được dùng như ngôn ngữ chính – tôi dễ có cảm tưởng mình là một công dân quốc tế, cùng với niềm xác tín rằng những phương tiện giao thông (và truyền thông) hiện đại đã khiến cho quả địa cầu trở thành nhỏ lại tựa như một ngôi làng: a global village.
Niềm xác tín này (vừa) hơi bị lung lay chút đỉnh, sau khi tôi nghe một cô giáo trẻ – nơi một buôn làng heo hút – kể chuyện ở quê nhà:

Thần đồng Việt ngày ấy - bây giờ?

11/04/2013

Được người đời ngưỡng mộ và tôn vinh là thần đồng từ khi còn rất nhỏ, nhưng bao nhiêu năm sau, không ít người tự hỏi họ bây giờ làm gì, ở đâu?
Trần Đăng Khoa - "thần đồng thơ văn"
Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Từ nhỏ, Khoa đã được xem là "thần đồng thơ văn". Lên 8 tuổi, cậu bé đã có thơ được đăng báo. Khi mới 10 tuổi, thần đồng đã cho ra đời tập thơ đầu tiên với tựa đề Từ góc sân nhà em, do Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. 
Tập thơ Góc sân và khoảng trời của nhà thơ nhí tài năng ra đời sau đó cũng thành công vang dội, được tái bản khoảng 30 lần, dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới. Chưa dừng lại ở đó, Trần Đăng Khoa còn xuất bản 10 tập thơ, 4 tập văn xuôi bao gồm nhiều thể loại khác nhau. Có lẽ tác phẩm phổ biến nhất trong số đó là bài thơ Hạt gạo làng ta mà nhiều người trưởng thành đến giờ vẫn thuộc làu.
Thần đồng Việt ngày ấy - bây giờ?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa lúc 8 tuổi.

Tiếng Việt lai tạp

“wow”. “oh yeah”. “ok”. “good, good”
Tiếng nước ngoài đang được sử dụng rất “mất trật tự” trong văn nói lẫn văn viết tiếng Việt, làm dấy lên nỗi lo về nguy cơ bị vẩn đục, thậm chí mất gốc tiếng mẹ đẻ. Thực tế đúng như vậy song tình hình sẽ không trở nên trầm trọng hơn nếu chúng ta có định hướng đúng
Mới đây, 3 học sinh Phan Hầu Mỹ Ngọc, Võ Thảo Vy và Phan Ngọc Linh (lớp 11A2 Trường THPT Trần Khai Nguyên, quận 5 - TPHCM) đã được trao giải A hội thi Học sinh nghiên cứu khoa học 2012-2013 do Sở GD-ĐT TP tổ chức với đề tài “Việc lạm dụng tiếng nước ngoài trong tiếng Việt”. Nhóm đã thực hiện khảo sát xã hội học với đối tượng chính là học sinh, qua đó chỉ ra hiện trạng lạm dụng tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) trong giao tiếp và hành văn đến mức báo động, đồng thời cảnh báo: Phải có giải pháp giáo dục phù hợp, kẻo tiếng Việt bị méo mó, lai tạp và về lâu dài sẽ mất gốc.
Thảm họa từ trực quan sinh động

Khi quan chức ngày càng mê tín

(Petrotimes) - Chưa có kết luận chính xác nào cho rằng những người tin vào thánh thần, tin vào truyền thuyết, huyền thoại để cầu cúng, lễ bái là có trình độ dân trí thấp, cần phải giáo dục. Nhiều tín đồ có trình độ học vấn cao, họ vẫn “siêu mê tín” vào đấng thần linh có thể cứu rỗi họ. Nhiều vị tổng thống có tiếng trên thế giới, khi nhậm chức còn ngửa tay lên trời cầu nguyện Thượng đế ban phước lành.
Minh Vũ (NLM số 211)
Cuộc sống ngày càng khó khăn và nhộn nhạo thì con người càng dễ tìm về cội nguồn, hướng về một tôn giáo hay tín ngưỡng nào đó để họ có niềm tin trong cuộc sống. Có một điều rất quen thuộc là, cho dù sự thành công là kết quả của lỗ lực bản thân nhưng người ta vẫn không quên nói rằng đó là do “có quý nhân phù hộ” hay “Trời Phật có mắt”.
Và quan chức ở ta cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Thậm chí họ mê tín hơn hẳn những người chắc có chức vụ bởi càng có chức vụ lớn thì họ càng cần phải có một chỗ dựa tinh thần vững chắc để tiếp tục đấu tranh trong công việc, cọ sát cùng môi trường làm việc cạnh tranh khốc liệt. Đôi lúc, nó còn là “ô dù” lớn nhất che đỡ cho thành công chốn quan trường.
Xin khẳng định ngay, chẳng có “ông quan” nào bỏ cả nửa tỉ đồng tiền túi ra đúc tượng, dù ông ta có là chức vụ cao thì vẫn chỉ là công chức ăn lương theo ngạch bậc. Chẳng có “ông quan” nào sắm mâm lễ bằng tiền xây một cái trạm xá khi ông ta ở nhà cấp 4, đi xe máy đi làm.

Trần Chung Ngọc: Về vài thắc mắc của "Giới trẻ"


26 tháng 9, 2010
Ngày hôm qua, ngày 25 tháng 9 Tây, tôi nhận được từ một người bạn, bài “Đâu Là Sự Thật? Thắc mắc của các sinh viên trẻ đang sống trong lòng VNXHCN” trong đó giới trẻ (??) có nêu vài thắc mắc, nói là nhận được trong hộp thư của anh ta ta, và đề nghị tôi giúp “giới trẻ” biết “đâu là sự thật?”.
Đọc bài này tôi có cảm tưởng đó là bài của “giới già” của chế độ cũ cải lão hoàn đồng, vì những câu hỏi “giới trẻ “ đặt ra là những câu “giới già” chống Cộng đã đặt ra từ lâu, nhưng chẳng có ai buồn trả lời vì không đáng để trả lời trước những câu hỏi chỉ chứng tỏ sự hiểu biết thấp kém của người hỏi. Nay, “giới trẻ” lại nhặt lại những câu hỏi trên và đặt cho các chú, các bác những thắc mắc mà thật ra nếu hiểu biết chút ít về lịch sử thì chẳng có gì phải thắc mắc cả.
Những thắc mắc “giới trẻ” đặt cho, nguyên văn: “các bác, các chú, là những người đã và đang phục vụ cho đảng và nhà nước Việt Nam và những người vẫn khư khư cho rằng chiến tranh Việt Nam là cần thiết để “giải phóng miền Nam” thoát khỏi sự “kìm kẹp của Mỹ, Ngụy” v…v…” vì vậy có người đã lên tiếng thách thức từ lâu: “đố có thằng CS nào dám trả lời những câu hỏi này“.

Ca… rao Hải Phòng


Dân gian Hải Phòng từ lâu đã có mấy câu ca dao sau:

Hải Phòng tuy thế mà tồ
Sông thì đem Lấp, Đồ thì đem Sơn
Cảng thì Cấm, Chợ thì Con
Lại thêm Chợ Đổ – còn buôn bán gì!
Cầu thì Rào lại không đi
Lại đi Cầu Đất ngu gì ngu hơn!

Nay xin được bổ sung thêm mấy câu:
Hải Phòng tuy thế mà kỳ
Hiền thì thật ác, Liêm thì thật tham!
Trung Thoại thì nói rất càn
Thành thì chẳng thật, còn gian hơn tà
Lại thêm một đại ca Ca
Điền vào nỗi nhục Vinh Qua… ang(*) một thời…

Tìm kiếm Blog này