Hệ thống thủy điện trên sông Ba. Mũi tên chỉ đường
ống dẫn nước từ thủy điện An Khê Ka Nak vượt đèo An Khê đến Nhà máy
Thủy điện An Khê.
Trên lưu vực có hơn 1,2 triệu người sinh sống, có 350.000 ha đất nông nghiệp.
Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng 6 công trình thủy điện với tổng công suất 659 MW, gồm: thủy điện An Khê - Ka Nak (173 MW), thủy điện sông Ba Hạ (250 MW), thủy điện sông Hinh (70 MW), thủy điện Đăk Srông (60 MW), Ea Krong Hnang (66 MW) và thủy điện sông Ba Thượng (40 MW).
Các đập thuỷ điện làm cho lưu vực sông khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng, xói lở, bồi lấp lòng sông, cửa sông ngày càng gia tăng, ô nhiễm môi trường, làm biến đổi khí hậu...
Tại Phú Yên tầng số bảo đổ bộ vào ngày càng tăng, mực nước biển có xu thể dâng lên trung bình 0,2cm/năm.
Huyện K'bang, Gia Lai.
Mặc dù ở gần sông nhưng người dân buôn Ma Rốc, xã Chư Gu, huyện Krông Pa không sử dụng được nước sông, phải lấy nước từ mạch nước ngầm
Từ khi dòng sông Ba cạn nước, cá tôm ngày càng ít đi, nhiều người dân ở thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên chuyển sang nghề đãi cát tìm vàng dưới đáy sông
Một dòng sông sắp qua đời
TP - Con sông lớn bắt nguồn từ dãy Ngọc Rô cao 1.549m
đông Bắc Kon Tum chảy qua Gia Lai về Phú Yên, đang chết thối phía thượng
nguồn.
Đi thuyền trên sông Ba là hình ảnh thơ mộng không còn nữa. |
Đặc biệt là địa phận thị xã An Khê, Đăk Pơ, Kông Chro,
Gia Lai. Nếu trước đây người dân An Khê tự hào vì tiền nhân chọn vùng
đất phong thủy hữu tình hai bên bờ sông Ba làm điểm định cư thì từ Tết
Nguyên đán trở lại đây, họ sống dở chết dở bởi mùi hôi thối bốc lên từ
dòng sông…
Từ thắng cảnh trở thành sông rác
Sông Ba dài 374 km, chảy theo hướng Bắc-Nam từ huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum qua KBang, An Khê, Đắk Pơ, Kông Chro, Ia Pa,
Ayun Pa tỉnh Gia Lai, rồi chuyển sang hướng Tây Bắc-Đông Nam qua huyện
Krông Pa (Gia Lai) đi vào địa phận Phú Yên làm thành ranh giới tự nhiên
giữa Sơn Hòa và Sông Hinh, Tây Hòa, giữa Tây Hòa và Phú Hòa, thành phố
Tuy Hòa rồi đổ ra biển Đông ở cửa biển Đà Diễn.
Khi đổ về Phú Yên, sông Ba đổi tên thành sông Đà Rằng,
lưu vực của hệ thống sông Đà Rằng rộng 13.900 km² bao gồm cả phần phía
Đông Bắc của Đắk Lắk. Các phụ lưu quan trọng của sông Ba là sông Ayun,
sông Krông H’Năng, sông Hinh. Sông Ba cung cấp nước quanh năm cho hàng
triệu cư dân, đồng thời tưới cho gần chục ngàn hécta đất canh tác ở Gia
Lai và hơn 20.000 ha đồng bằng Tuy Hòa, vựa lúa lớn nhất miền Trung.
Cách đây gần 3 thế kỷ, cư dân Việt đã cùng với người Ba
Na, Jơ Rai định cư ven thượng nguồn sông Ba, ngày đó gọi là vùng Tây
Sơn thượng đạo. Dòng sông là chứng nhân một thời dựng nghiệp của ba anh
em nhà Tây Sơn.
Thượng lưu sông Ba với nhiều địa danh được xếp hạng di
tích quốc gia như: Bến Vườn trầu, cánh đồng Cô Hầu, núi ông Bình, hòn
đá ông Nhạc... Người phụ nữ Ba Na tên tuổi của bà luôn gắn liền với
nghĩa quân Tây Sơn - bà Ya Đố - từng lên xuống nhẵn những viên đá bến
nước sông Ba.
Thế nhưng vài năm trở lại đây, cùng với việc lâm tặc
thường xuyên tàn phá rừng đầu nguồn, một số công trình thuỷ điện mọc lên
phía thượng nguồn đã khiến sông Ba cạn kiệt.
Năm 2010 khi thủy điện An Khê - Ka Nát dựng lên chắn
ngang sông Ba ở thị trấn Ka Nát bằng việc đắp một hồ chứa nước rộng lớn
để 2 nhà máy điện một ở Ka Nát công suất 13 MW một ở An Khê công suất
160 MW đưa gần như toàn bộ dòng chảy về Bình Định đã khiến cho nhiều
đoạn hạ lưu sông Ba chết ngạt.
Ông Nguyễn Thành Phúc ở phường Tây Sơn, An Khê cho biết
từ Tết Nguyên đán đến nay gia đình ông không thể ăn nổi, ngủ nổi với
mùi hôi thối bốc lên từ sông Ba. Dòng sông không còn chảy nữa, nước tù
đọng đen ngòm. Hai bên sông ở thị xã An Khê này còn là nơi để các nhà
máy như Nhà máy đường An Khê, nhà máy sắn Ve Yu, nhà máy gỗ MDF... thải
ra.
Dọc con sông cá tôm và các loại sinh vật nhuyễn thể
chết hàng loạt. Vừa qua An Khê bị đợt dịch gia súc gia cầm nên gà, heo,
rác thải bị người dân mang ra sông Ba vứt xuống, lòng sông như bãi rác
khiến sông càng thêm ô nhiễm.
Quốc lộ 19 qua cầu sông Ba, trước thơ mộng là thế giờ
qua đây xe cộ phải tăng tốc, người đi bộ không dám đến gần vì mùi hôi
thối đến buồn nôn. Nhiều loại sinh vật ở sông Ba đang có dấu hiệu tuyệt
chủng. Cá đá, loại đặc sản chỉ có ở đoạn sông Ba này đang dần vắng bóng.
Lãnh đạo thị xã An Khê huy động hàng nghìn đoàn viên
thanh niên ra thu gom rác thải, tiêu hủy gia súc gia cầm chết, rải vôi
sát khuẩn một số khu vực... song đó chỉ là giải pháp tình thế, không tẩy
hết mùi hôi thối trên sông.
Công trình thủy điện An Khê - Ka Nát. |
Trời... cứu sông Ba?
Liên tiếp nhiều tuần qua người dân An Khê, Đắk Pơ chỉ
biết kêu cứu đến chính quyền địa phương và báo chí. Lý giải về tình hình
ô nhiễm sông Ba, bà Đặng Thị Yến-Trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường thị
xã An Khê cho rằng có 3 nguyên nhân chính:
Một là dọc hai bên sông Ba, nhất là đầu cầu phía Tây
sông Ba người dân đã thải ra một lượng rác sinh hoạt lớn kèm theo xác
gia súc gia cầm chết hàng loạt đổ trộm xuống dòng sông.
Thứ hai, do nước thải không được xử lý triệt để từ các
nhà máy đường, nhà máy sắn, nhà máy gỗ. Thứ ba, hiện nay công trình thuỷ
điện An Khê-Ka Nát hoàn thành đã chặn dòng tích nước trên thượng nguồn
phía Kbang hơn 285 triệu m3 nước, và hồ An Khê dung tích 5,6 triệu m3,
lượng nước chảy về hạ lưu An Khê hầu như không còn nữa.
Hơn nữa năm nay tình hình thời tiết nắng hạn mực nước
trên sông giảm đi rất nhiều. Lượng nước thải từ sinh hoạt của các hộ dân
và nhà máy xuống sông Ba không lưu thông được gây yếm khí làm cho cá
tôm không thể sống được chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối.
Ông Lê Trung Văn - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi
trường tỉnh Gia Lai cho biết vừa qua Chi cục đã tổ chức đoàn kiểm tra,
lấy mẫu nước sông Ba về kiểm nghiệm phát hiện nước thải từ một số nhà
máy đều có những tiêu chuẩn vượt quy định cho phép.
Ở một số vị trí quan trắc nước sông Ba và nước thải
của một số cơ sở sản xuất kinh doanh lân cận ra sông Ba có dấu hiệu ô
nhiễm bởi các chất hữu cơ, ô nhiễm dinh dưỡng, vi sinh, dầu mỡ, hàm
lượng ô xy hoà tan trong nước giảm. Nước sông Ba không còn đảm bảo cho
mục đích cấp nước sinh hoạt, bảo tồn động thực vật thủy sinh hoặc mục
đích tưới tiêu thủy lợi.
Sở Tài Nguyên và Môi trường Gia Lai đã đề nghị UBND
tỉnh Gia Lai có công văn chỉ đạo Ban quản lý thủy điện An Khê-Ka Nát duy
trì dòng chảy tối thiểu vùng hạ du đập An Khê là 4m3/s để đảm bảo nhu
cầu dùng nước cho ngành nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh vùng hạ du
sau đập An Khê trên sông Ba.
Có như vậy, công trình thủy điện An Khê - Ka Nát mới
giữ vai trò như hồ điều hoà để đáp ứng nhu cầu dùng nước vùng hạ du theo
đúng nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê
duyệt.
Theo Chi cục này, chỉ có việc xả nước đập An Khê ở một
lượng nhất định mới xua trôi làm sạch dòng sông Ba đang ô nhiễm nghiêm
trọng đoạn qua thị xã An Khê, Đắk Pơ, Kông Chro.
Trong khi chờ động thái tích cực ấy từ phía thủy điện,
người dân ở đây chỉ còn biết trông đợi những cơn mưa thật to để sông Ba
có nước trở lại, để xua tan mùi xú uế.
Cách đây gần 3 thế kỷ, cư dân Việt đã cùng
với người Ba Na, Jơ Rai định cư ven thượng nguồn sông Ba, ngày đó gọi là
vùng Tây Sơn thượng đạo. Dòng sông là chứng nhân một thời dựng nghiệp
của ba anh em nhà Tây Sơn.
Thượng lưu sông Ba với nhiều địa danh được
xếp hạng di tích quốc gia như: Bến Vườn trầu, cánh đồng Cô Hầu, núi ông
Bình, hòn đá ông Nhạc... Người phụ nữ Ba Na tên tuổi của bà luôn gắn
liền với nghĩa quân Tây Sơn - bà Ya Đố - từng lên xuống nhẵn những viên
đá bến nước sông Ba.
|
Huỳnh Kiên
*****