1.Chức
danh là tên gọi thể hiện cấp bậc, quyền hạn, nhiệm vụ của một chức. Như
những thành phần từ vựng khác, nhiều chức danh đã đi vào địa danh Việt
Nam.Trong bài này, chúng tôi chỉ giới thiệu những địa danh mang những
chức danh đã xuất hiện dưới chế độ phong kiến, ngày nay không còn nữa.
1.1.Trước hết là những chức danh có liên hệ tới giáo duc.
Trong qui trình giáo dục cổ, thí sinh phải trải qua ba kỳ thi: hương,
hội và đình. Thi hương là kỳ thi để lấy cử nhân và tú tài. Chỉ những
người đậu cử nhân mới được dự kỳ thi hội. Người đỗ kỳ thi hội không được
cấp bằng gì, nhưng mới được phép dự thi đình. Ba người đỗ đầu kỳ thi
đình dưới triều Lê được tôn vinh là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa.
Học: từ gọi tắt của học sinh (học trò được tuyển vào trường lớn có được hưởng học bổng): đường Học Lạc (Nguyễn Văn Lạc 1842 – 1915; tp.HCM).
Nhiêu: từ gọi tắt của nhiêu học, chức vụ được miễn tạp dịch, phải bỏ tiền mua, ở làng xã thời phong kiến: rạch Nhiêu Lộc, đường Nhiêu Tâm (Đỗ Minh Tâm 1840 - ? ; tp.HCM).
Thủ khoa: người đỗ đầu kỳ thi hương: đường Thủ Khoa Huân (Nguyễn Hữu Huân 1813 – 1875; đỗ đầu kỳ thi hương năm 1852; tp. HCM).