(TL tham khảo)
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CỜ VÀNG VIỆT NAM
Pham Văn Thanh, USA
Trước cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789, đa số các quốc gia trên thế giới đều theo chế độ quân chủ hoặc là quân chủ chuyên chế do một nhà Vua nắm quyền hay quân chủ phong kiến do nhà Vua cùng nhóm quý tộc nắm quyền cai quản quốc gia và sở hữu chủ lãnh địa. Năm 1793 sau cuộc cách mạng, Quốc Ước Hội Nghị Pháp đã chọn cờ tam tài làm quốc kỳ của nước Pháp. Quốc kỳ Pháp có 3 màu: xanh tiêu biểu cho Tự Do (Liberté), trắng tiêu biểu cho Bình Đẳng (Egalité) và màu đỏ tiêu biểu cho Bác Ái (Fraternité).
Quốc kỳ tam tài của Pháp mang đầy đủ ý nghĩa tượng trưng cho những giá trị Tự Do, Bình Đẳng và Bác Ái rất phù hợp với lý tưởng chung của nhân loại nên về sau, nhiều quốc gia theo thể chế tự do, dân chủ trọng nhân quyền khác đã chấp nhận các màu sắc xanh, đỏ, trắng làm màu sắc căn bản cho quốc kỳ của mình trong đó có nước Anh, Hoa Kỳ, v.v.
II. LỊCH SỬ CÁC LÁ QUỐC KỲ TẠI VIỆT NAM
Từ thời quân chủ xa xưa, người Việt đã dùng cờ làm biểu tượng cho những nhân vật quan trọng như viên đại tướng, nhà Vua hoặc tiêu biểu cho một triều đại. Ví dụ, hiệu kỳ của một viên đại tướng thường dùng cờ theo màu Ngũ Hành hợp với mạng của vị tướng đó: vị tướng thuộc mạng Kim dùng cờ màu trắng, Mộc dùng màu xanh, Thủy dùng màu đen, Hỏa dùng màu đỏ và mạng Thổ dùng cờ màu vàng. Mỗi triều đại cũng tự chọn lá cờ có hình thức và màu sắc kết hợp cách riêng theo thuyết vận hành Âm Dương thế nào để tượng trưng cho sự hưng thịnh nhất của triều đại đó như triều Lý chọn cờ viền màu ngũ hành có chữ Lý ở giữa, triều Nguyễn chọn màu vàng của hoàng tộc. Cũng vậy, lá cờ biểu tượng cho vị quân vương thường có thêu hình rồng ở chính giữa, tụy nhiên dù lá cờ biểu tượng cho nhà Vua, hoặc cho một triều đại cũng chỉ tượng trưng cho hoàng gia mà thôi và thường treo tại hoàng thành hoặc chỗ nào có nhà Vua ngự đến mà không phải là lá quốc kỳ tiêu biểu tổng quát cho một quốc gia gồm cả chính quyền, lãnh thổ và nhân dân trong đó như quốc kỳ Pháp.
1. Cờ Long Tinh: Sau Thế Chiến Thứ II, Hoàng Đế Bảo Đại ấn định quốc kỳ đầu tiên của nước Việt Nam gọi là cờ Long Tinh gồm nền vàng với một sọc đỏ nằm ngang bằng 1/3 chiều rộng lá cờ. Cờ Long Tinh được dùng trên toàn cõi Bắc Kỳ và Trung Kỳ do Triều Đình Huế cai quản. Trong khi đó, Nam Kỳ đã bị Pháp chiếm làm nước thuộc địa nên treo cờ tam tài của mẫu quốc Pháp.
Size full 865x577. . . .HanhTrangSinhVien.Net
Cờ Long Tinh
Cờ Long Tinh có từ ngày 11 tháng 3 năm 1945 (3)
2. Cờ Quẻ Ly: Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương và lên tiếng trao trả độc lập lại cho Việt Nam. Hai ngày sau, Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố Việt Nam đôc lập và giao cho học giả Trần Trọng Kim lập nội các ngày 17 tháng 4. Ngày 2 tháng 6, Chính Phủ Trần Trọng Kim chọn cờ vàng chính giữa có một quẻ Ly của Bát Quái Đồ gồm 2 vạch liền hai bên và một vạch đứt khúc ở giữa làm quốc kỳ cho toàn nước Việt Nam gọi là cờ Quẻ Ly. Tuy nhiên, Nhật hoãn trả Nam Kỳ lại cho Triều Đình Huế mãi đến ngày 14 tháng 8, năm 1945 chỉ 4 ngày trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh và 10 ngày trước khi Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị nên trên thực tế, Nam Kỳ chưa từng treo quốc kỳ Quẻ Ly.
Size full 865x589. . . .HanhTrangSinhVien.Net
Cờ Quẻ Ly
3. Cờ Quẻ Càn: Sau Thế Chiến Thứ II, quân Trung Hoa sang giải giáp quân Nhật tại miền Bắc, ủng hộ các đảng phái quốc gia hòa giải với Việt Minh để lập nên Chính Phủ Liên Hiệp qua Hiệp Định Sơ Bộ ký ngày 6 tháng 3 năm 1946. Phần vì không đồng ý với tinh thần bản Hiệp Định Sơ Bộ và phần khác vì Việt Minh ra tay tiêu diệt các đảng phái quốc gia, cụ Nguyễn Hải Thần, ông Nguyễn Tường Tam phải rút sang Tàu. Ngày 17 tháng 2 năm 1947, các đảng phái quốc gia họp tại Hồng Kông lập nên Mặt Trận Quốc Gia, mời Hoàng Đế Bảo Đại chấp chính trở lại. Hoàng Đế Bảo Đại sai nối vạch đứt khúc ở giữa cờ Quẻ Ly làm thành cờ Quẻ Càn, quẻ thứ nhất trong Bát Quái Đồ. Quẻ Càn tượng trưng cho Trời, nhà Vua và quyền lực, ứng với quốc gia, dân tộc và sức mạnh của dân Việt. Kể từ lúc này, trên nguyên tắc, cờ Quẻ Càn là quốc kỳ của nước Việt Nam độc lập tự do.
Size full 865x577. . . .HanhTrangSinhVien.Net
Cờ Quẻ Càn
4. Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (Quốc Kỳ Tự Do): Không thể thỏa hiệp được với Việt Minh, vào tháng 9 năm 1947, Pháp quay sang thương nghị chính thức trao trả độc lập cho Việt Nam với Hoàng Đế Bảo Đại qua Hiệp Ước Vịnh Hạ Long ký kết ngày 5 tháng 6 năm 1948. Hoàng Đế Bảo Đại chọn mẫu cờ vàng ba sọc đỏ của Họa Sĩ Lê Văn Đệ vẽ (nối dài 3 vạch đỏ của cờ Quẻ Càn) làm quốc kỳ cho quốc gia Việt Nam độc lập và giao cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân lập chính phủ lâm thời ngày 1 tháng 6 năm 1948 tại Sài Gòn. Hôm sau, Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân ký pháp lệnh ban hành quốc kỳ và quốc ca. Quốc Kỳ của nước Việt Nam nền vàng, ba sọc đỏ ở giữa. Quốc Ca là bài “Tiếng Gọi Sinh Viên” sau đổi thành “Tiếng Gọi Thanh Niên”của Lưu Hữu Phước. Lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ đã chính thức là quốc kỳ của nước Việt Nam độc lập, tự do kể từ thời đó đến khi đất nước chia đôi năm 1954, nối tiếp qua các chính phủ Việt Nam Cộng Hòa miền Nam cho đến cuối tháng 4 năm 1975. Sau năm 1975, gần 3 triệu người Việt chối bỏ chế độ CS đã di tản ra hải ngoại và định cư khắp nơi trên thế giới và những cộng đồng người Việt yêu tự do này vẫn nhất quyết dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng của họ.
Size full 865x589. . . .HanhTrangSinhVien.Net
Quốc kỳ Việt Nam độc lập từ Nam ra Bắc do Hoàng Đế Bảo Đại chọn năm 1948
Sau Hiệp Ước Vịnh Hạ Long, Hoàng Đế Bảo Đại chọn lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của nước Việt Nam độc lập từ Nam ra Bắc trong Khối Liên Hiệp Pháp (3)
Size full 832x1393. . . .HanhTrangSinhVien.Net
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là cờ của quốc gia Việt Nam từ Nam ra Bắc có từ ngày 5 tháng 6 năm 1948, sau khi Hoàng Đế Bảo Đại ký Hiệp Ước Vịnh Hạ Long với Pháp. (3)
III. Ý NGHĨA LÁ QUỐC KỲ VÀNG BA SỌC ĐỎ
1. Về Phương Diện Màu Sắc: Không những màu vàng và đỏ tượng trưng cho dân Việt da vàng máu đỏ mà màu quốc kỳ Việt Nam còn mang ý nghĩa sâu sắc hơn nhiều, liên hệ đến nhân-sinh-quan cùng vũ-trụ-quan của dân Việt. Nói chung, màu vàng thuộc hành Thổ (trong ngũ hành) nằm tại trung ương, vì thế màu vàng tượng trưng cho lãnh thổ và cho uy quyền sở-hữu-chủ của lãnh thổ này. Màu đỏ thuộc hành Hỏa và nằm ở hướng Nam; do đó, màu đỏ chỉ dân tộc Việt ở phương Nam so với Trung Hoa.
2. Về Phương Diện Chính Trị: Nền vàng của lá quốc kỳ chỉ quốc gia và dân tộc Việt Nam và ba sọc đỏ tượng trưng cho ba kỳ. Quốc kỳ vàng mang hai ý nghĩa quan trọng: thứ nhất, tiêu biểu cho chế độ tự do, dân chủ tại Việt Nam; thứ hai, tiêu biểu cho một quốc gia thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, có chính quyền lãnh đạo nhân dân trong lãnh thổ đó và nhân dân gồm tất cả 3 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Do đó, nước Việt không thể bị phân chia như thời Trịnh Nguyễn phân tranh, cắt nhượng cho bất cứ ngoại bang nào như Pháp đã chia Nam Kỳ thành một nước khác biệt với Bắc và Trung Kỳ.
3. Về Phương Diện Triết Lý: Tương tự như quan niệm về vũ trụ gồm Trời ở trên, Đất ở dưới và Người ở giữa mà tất cả hợp với nhau biến thái, chuyển dịch thành lẽ biến dịch của vạn vật trong vũ trụ, lá Quốc Kỳ Việt Nam chính thống cũng được chọn thế nào để phù hợp hài hòa với lẽ biến dịch này. Màu vàng thuộc hành Thổ, màu đỏ thuộc hành Hỏa và vận chuyển theo Ngũ Hành Tương Sinh thì Hỏa sinh Thổ nên thuận hợp với nhau. Như vậy, kết hợp hai màu vàng và đỏ làm thành quốc kỳ, chúng ta nhấn mạnh cho Trung Quốc biết rằng dân Việt ở phương Nam là một dân tộc có lãnh thổ riêng và chủ quyền hoàn toàn trên đất nước ta như ý nghĩa bài thơ Phạt Tống Lộ Bố Văn của Lý Thường Kiệt (1) và bản Bình Ngô Đại Cáo (2) mà Nguyễn Trãi đã khẳng định. IV. KẾT LUẬN
Quốc kỳ vàng ba sọc đỏ đã từng được dùng làm biểu tượng chính thức cho một Quốc Gia Việt Nam chưa bị phân chia trước năm 1954; nên chi, quốc kỳ vàng sẽ vẫn là biểu tượng chung của những người Việt quốc gia chân chính. Quốc kỳ vàng mang linh hồn của dân tộc Việt cùng tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của dân Việt trong suốt chiều dài lịch sử thăng trầm từ thuở khai quốc đến nay. Quốc kỳ vàng đượm thắm máu đào của bao tiền nhân và anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, không phân biệt người dân sống dưới thể chế chính trị Quốc Gia hay Cộng Sản, sắc tộc Kinh hay Thượng, hoặc tôn giáo, phái tính, tuổi tác nào. Vì thế, người Việt quốc gia có bổn phận phải bảo vệ và phát huy chính nghĩa quốc gia tượng trưng bởi lá quốc kỳ chính thống nền vàng ba sọc đỏ, lá cờ tiêu biểu cho tự do, công bằng và bác ái của truyền thống dân Việt.
Phạm Văn Thanh
Theo: Hanhtrangsinhvien
VRNs (04.11.2012)
– Sài Gòn – Những người cộng sản tuyên bố đất nước VN đã độc lập toàn
vẹn lãnh thổ hơn 37 năm, mọi giá trị quốc gia, họ là người đại diện hợp
pháp. Tuy vậy, trong nhiều vụ án bị họ kết án nặng nề lại có liên quan
đến lá cờ vàng ba sọc đỏ. Cụ thể gần đây là phiên tòa xử các nhạc sĩ
Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam, Việt Khang 4 năm tù giam có xem việc phổ
biến cờ vàng là bằng chứng kết tội. Rồi mới hôm qua, công an Long An và
Tp.HCM lại công bố anh kỹ thuật viên vi tính tên Kha và cô sinh viên
tên Uyên phạm tội, cũng có liên quan đến lá cờ vàng này.
Để cung cấp thêm thông tin đến quý độc giả, VRNs xin đăng lại bài Quốc kỳ Việt Nam qua các thời kỳ được đăng trên website Hiến pháp Việt Nam để quý vị được tường.
1. Long Tinh Kỳ (1802-1885) : Quốc Kỳ nguyên thủy của triều đình Nhà Nguyễn
Đối chiếu
với các tài liệu được tham khảo thì lá quốc kỳ đầu tiên trong thời nhà
Nguyễn đã được đặt tên bằng tiếng Hán là “Long Tinh Kỳ”. (Ghi chú cho
tuổi trẻ Việt Nam: Ý nghĩa của các chữ Hán như sau: Kỳ là cờ. Long là
Rồng, biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng. Râu tua màu xanh dương chung
quanh tượng trưng cho Tiên và cũng là màu đại dương, nơi Rồng cư ngụ.
Tinh có nghĩa là ngôi sao trên trời, mà cũng có nghĩa là màu đỏ. Màu đỏ
còn biểu tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt thành. Long Tinh Kỳ là
Cờ Rồng có chấm Đỏ viền tua xanh, biểu hiệu cho một dân tộc có nguồn gốc
Rồng Tiên ở phương Nam vùng nhiệt đới.)
2. Đại Nam Quốc Kỳ (1885-1890)
Đây là hình lá cờ Đại Nam của triều đình Đồng Khánh, được tìm thấy qua tài liệu của người Tây phương.
3. Quốc kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ dưới hai triều đại Kháng Pháp 1890 – 1920
Nền vàng.
Ba sọc đỏ bằng nhau biểu hiệu Bắc Nam Trung bất khả phân.
Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ – gọi tắt là “Cờ Vàng” – là lá “quốc kỳ” đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất của lãnh thổ Việt.
Ba sọc đỏ bằng nhau biểu hiệu Bắc Nam Trung bất khả phân.
Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ – gọi tắt là “Cờ Vàng” – là lá “quốc kỳ” đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất của lãnh thổ Việt.
Sự kiến tạo lá quốc kỳ mới ấy có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Thể hiện
ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, “chia để trị” của thực dân
Pháp, đã tao ra tình trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc kỳ bảo hộ.
- Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam.
- Nêu cao tinh thần “quốc gia dân tộc”, bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.
- Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam.
- Nêu cao tinh thần “quốc gia dân tộc”, bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.
Chính vì
các ý nghĩa trên mà lá cờ Vàng còn được mệnh danh là cờ “Quốc Gia”. Như
vậy, từ ngữ “quốc gia” có từ cuối thế kỷ 19, đối nghịch với “thuộc địa”,
chớ không chỉ mới có vào bán thế kỷ 20 khi từ ngữ “cộng sản” xuất hiện.
4. Cờ Bắc Trung Kỳ trong thời miền Nam thành thuộc địa Pháp
Long Tinh Kỳ (1920 – 10 Mar, 1945).
Nền vàng. Một sọc đỏ lớn.
Biểu tượng cho Bắc và Trung kỳ mà thôi.
10-3-45 là ngày cáo chung của chế độ bảo hộ Pháp
Nền vàng. Một sọc đỏ lớn.
Biểu tượng cho Bắc và Trung kỳ mà thôi.
10-3-45 là ngày cáo chung của chế độ bảo hộ Pháp
Lá cờ Vàng
Một Sọc Đỏ, cũng được gọi là cờ “Long Tinh”, vì nó biến thể từ Long
Tinh Kỳ nguyên thủy trong mấy chục năm đầu của nhà Nguyễn. Nền vàng có
hình chữ nhật tương tự như quốc kỳ của các quốc gia khác. Chấm đỏ được
kéo dài ra thành sọc đỏ ở giữa. Tua xanh không còn nữa. Đây là lá cờ
biểu hiệu cho một quốc gia chỉ còn hai miền Bắc và Trung, thuộc quyền
bảo hộ Pháp. Lá cờ này trải qua đời vua Khải Định và tồn tại trong đời
vua Bảo Đại, sau khi vua Khải Định băng hà vào năm 1925. Sau khi lên
ngôi vào đầu năm 1926 lúc mới 12 tuổi, vua Bảo Đại trao hết quyền cho
“Hội Đồng Phụ Chính” với sự chỉ đạo của Toàn Quyền Pháp rồi trở sang
Paris tiếp tục học cho đến 1932 mới trở về chấp chính. Lá cờ Long Tinh
vẫn được tiếp tục dùng làm biểu tượng của triều đình Huế, lúc bấy giờ
chỉ còn thẩm quyền cai trị hai miền Bắc và Trung dưới sự bảo hộ của
Pháp.
5. Cờ Nam Kỳ Thuộc Địa (miền Nam thuộc địa Pháp)
Cờ Nam Kỳ Thuộc Địa (1923 – Mar 10, 1945)
Nền vàng
Cờ Tam Tài, màu xanh trắng đỏ nằm trên góc trái.
10-3-45: Nhật đảo chính Pháp
Cờ này tồn tại đến 10-3-45 thì cáo chung sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương.
Nền vàng
Cờ Tam Tài, màu xanh trắng đỏ nằm trên góc trái.
10-3-45: Nhật đảo chính Pháp
Cờ này tồn tại đến 10-3-45 thì cáo chung sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương.
6. Long Tinh Kỳ trong thời Nhật chiếm Đông Dương, 11 tháng 3, 1945 – Aug 1945
Long Tinh Đế Kỳ (11 Mar – 30 Aug, 1945)
Nền vàng,
Sọc đỏ bằng 1/3 cờ.
11-3-45: Bảo Đại tuyên bố VN độc lập, Long Tinh Kỳ trở thành Đế Kỳ
30-8-45: Bảo Đại thoái vị, Đế Kỳ cáo chung.
Nền vàng,
Sọc đỏ bằng 1/3 cờ.
11-3-45: Bảo Đại tuyên bố VN độc lập, Long Tinh Kỳ trở thành Đế Kỳ
30-8-45: Bảo Đại thoái vị, Đế Kỳ cáo chung.
Một ngày
sau khi Nhật đảo chánh Pháp, vua Bảo Đại đăng đàn tại Huế vào ngày
11-3-45, tuyên bố hủy bỏ hòa ước Quý Mùi 1883 và Giáp Thân 1884, Việt
Nam thống nhất và độc lập, theo chế độ Quân Chủ tân thời như một số quốc
gia Tây Phương, và ủy nhiệm cho học giả Trần Trọng Kim thành lập chính
phủ. Sau đó, vua Bảo Đại phân định cho Long Tinh Kỳ trở lại cương vị của
Đế Kỳ, chỉ treo nơi Hoàng Thành Huế hoặc mang theo những nơi vua tuần
du. Long Tinh Đế Kỳ cũng tương tự như Long Tinh Quốc Kỳ trong thời Pháp
bảo hộ, nhưng nền vàng đậm hơn và sọc đỏ thu hẹp lại bằng 1/3 chiều cao
lá cờ, để tương xứng với cờ Quẻ Ly của chính phủ Trần Trọng Kim.
6. Cờ Quẻ Ly của quốc gia Việt Nam trong thời Nhật chiếm Đông Dương
Cờ Quẻ Ly thời Nhật (11 Mar – 5 Sep, 1945)
Nền vàng, ba sọc đỏ, sọc giữa đứt khoảng hơi giống hình Quẻ Ly
Quốc kỳ chính thức thời Nhật, đồng thời với Long Tinh Kế Kỳ
Nền vàng, ba sọc đỏ, sọc giữa đứt khoảng hơi giống hình Quẻ Ly
Quốc kỳ chính thức thời Nhật, đồng thời với Long Tinh Kế Kỳ
Để biểu
trưng cho Quốc Gia trong chế độ Quân Chủ, Bảo Đại ký sắc lệnh chấp thuận
đề nghị của Thủ Tướng Trần Trọng Kim, lấy lại quốc hiệu Việt Nam mà nhà
Thanh đã chấp thuận trong thời vua Gia Long, và sáng tạo ra một quốc kỳ
mới. Đó là lá cờ có nền vàng tương tự như Long Tinh Đế Kỳ nhưng vạch đỏ
được chia làm ba vạch nhỏ bằng nhau, riêng vạch giữa thì đứt khoảng,
tương tự như quẻ Ly, một quẻ trong bát Quái.
7. Cờ Đỏ Sao Vàng của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”
Cờ Mặt Trận Việt Minh (5 Sep, 1945 – 20 Dec, 1946)
Nền đỏ, sao vàng, cạnh sao hơi cong.
5-9-45: Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 5 dùng cờ Việt Minh làm Quốc Kỳ, thay thế cờ Quẻ Ly.
20-12-46: Việt Minh rút vào bưng kháng chiến chống Pháp. Cờ Việt Minh tạm mất tư thế Quốc Kỳ.
Nền đỏ, sao vàng, cạnh sao hơi cong.
5-9-45: Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 5 dùng cờ Việt Minh làm Quốc Kỳ, thay thế cờ Quẻ Ly.
20-12-46: Việt Minh rút vào bưng kháng chiến chống Pháp. Cờ Việt Minh tạm mất tư thế Quốc Kỳ.
- Trong
suốt năm 1946, quân đội Pháp càng ngày càng chiếm ưu thế trên các cuộc
đụng độ với quân đội Việt Minh. Đến 20-12-46, Pháp chiếm được Bắc Bộ
Phủ, Hồ Chí Minh tuyên bố rút vào bưng kháng chiến. Dần dần, Pháp chiếm
đóng và kiểm soát các thành phố, quận lỵ, và các làng xã đông dân; còn
Việt Minh thì đồn trú tại các vùng quê, rừng núi hẻo lánh. Như vậy, Cờ
Đỏ Việt Minh bị xem như tạm thời mất tư thế “quốc kỳ” kể từ ngày
20-12-46 là ngày Pháp chiếm Bắc Bộ Phủ cho đến ngày 20-7-1954 là ngày
đất nước chia đôi và Việt Minh trở lại cầm quyền trên miền Bắc Việt Nam
từ vĩ tuyến 17 trở lên.
8. Cờ Vàng sọc Xanh của Chính Phủ Lâm Thời “Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc”
Cờ Nam Kỳ Cộng Hoà Quốc (1 Jun, 1946 – 2 Jun, 1948)
1-6-46: Nam Kỳ CH Quốc trong Liên Bang Đông Dương.
Nền vàng, ba sọc xanh, hai sọc trắng
2-6-48: Bảo Đại lập Quốc Gia Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp, thống nhất ba miền.
1-6-46: Nam Kỳ CH Quốc trong Liên Bang Đông Dương.
Nền vàng, ba sọc xanh, hai sọc trắng
2-6-48: Bảo Đại lập Quốc Gia Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp, thống nhất ba miền.
9. Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của “Việt Nam Quốc” và “Việt Nam Cộng Hòa”
Cờ Vàng Quốc Gia VN (2 Jun, 1948 – 20 Jul, 1954)
2-6-48: Chính Phủ Trung Ương dùng Cờ Vàng làm quốc kỳ giống như Đại Nam Kỳ thời 1890-1920.
20-7-54: Đất nước chia đôi theo Hiệp Định Genève. Từ đó, Cờ Vàng vẫn được dùng làm Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hoà từ 20-7-54 đến 30-4-75.
2-6-48: Chính Phủ Trung Ương dùng Cờ Vàng làm quốc kỳ giống như Đại Nam Kỳ thời 1890-1920.
20-7-54: Đất nước chia đôi theo Hiệp Định Genève. Từ đó, Cờ Vàng vẫn được dùng làm Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hoà từ 20-7-54 đến 30-4-75.
10. Cờ Đỏ Sao Vàng
Kỳ họp thứ
Nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 2 tháng Ba
năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ của nước Việt
Nam. Cờ đỏ sao vàng tồn tại từ đó cho đến nay.
Còn bạn, theo bạn quốc kỳ Việt Nam nên như thế nào. Hãy cho ý kiến thảo luận phía dưới.
__________
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CỜ VÀNG VIỆT NAM
Pham Văn Thanh, USA
Trước cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789, đa số các quốc gia trên thế giới đều theo chế độ quân chủ hoặc là quân chủ chuyên chế do một nhà Vua nắm quyền hay quân chủ phong kiến do nhà Vua cùng nhóm quý tộc nắm quyền cai quản quốc gia và sở hữu chủ lãnh địa. Năm 1793 sau cuộc cách mạng, Quốc Ước Hội Nghị Pháp đã chọn cờ tam tài làm quốc kỳ của nước Pháp. Quốc kỳ Pháp có 3 màu: xanh tiêu biểu cho Tự Do (Liberté), trắng tiêu biểu cho Bình Đẳng (Egalité) và màu đỏ tiêu biểu cho Bác Ái (Fraternité).
Quốc kỳ tam tài của Pháp mang đầy đủ ý nghĩa tượng trưng cho những giá trị Tự Do, Bình Đẳng và Bác Ái rất phù hợp với lý tưởng chung của nhân loại nên về sau, nhiều quốc gia theo thể chế tự do, dân chủ trọng nhân quyền khác đã chấp nhận các màu sắc xanh, đỏ, trắng làm màu sắc căn bản cho quốc kỳ của mình trong đó có nước Anh, Hoa Kỳ, v.v.
II. LỊCH SỬ CÁC LÁ QUỐC KỲ TẠI VIỆT NAM
Từ thời quân chủ xa xưa, người Việt đã dùng cờ làm biểu tượng cho những nhân vật quan trọng như viên đại tướng, nhà Vua hoặc tiêu biểu cho một triều đại. Ví dụ, hiệu kỳ của một viên đại tướng thường dùng cờ theo màu Ngũ Hành hợp với mạng của vị tướng đó: vị tướng thuộc mạng Kim dùng cờ màu trắng, Mộc dùng màu xanh, Thủy dùng màu đen, Hỏa dùng màu đỏ và mạng Thổ dùng cờ màu vàng. Mỗi triều đại cũng tự chọn lá cờ có hình thức và màu sắc kết hợp cách riêng theo thuyết vận hành Âm Dương thế nào để tượng trưng cho sự hưng thịnh nhất của triều đại đó như triều Lý chọn cờ viền màu ngũ hành có chữ Lý ở giữa, triều Nguyễn chọn màu vàng của hoàng tộc. Cũng vậy, lá cờ biểu tượng cho vị quân vương thường có thêu hình rồng ở chính giữa, tụy nhiên dù lá cờ biểu tượng cho nhà Vua, hoặc cho một triều đại cũng chỉ tượng trưng cho hoàng gia mà thôi và thường treo tại hoàng thành hoặc chỗ nào có nhà Vua ngự đến mà không phải là lá quốc kỳ tiêu biểu tổng quát cho một quốc gia gồm cả chính quyền, lãnh thổ và nhân dân trong đó như quốc kỳ Pháp.
1. Cờ Long Tinh: Sau Thế Chiến Thứ II, Hoàng Đế Bảo Đại ấn định quốc kỳ đầu tiên của nước Việt Nam gọi là cờ Long Tinh gồm nền vàng với một sọc đỏ nằm ngang bằng 1/3 chiều rộng lá cờ. Cờ Long Tinh được dùng trên toàn cõi Bắc Kỳ và Trung Kỳ do Triều Đình Huế cai quản. Trong khi đó, Nam Kỳ đã bị Pháp chiếm làm nước thuộc địa nên treo cờ tam tài của mẫu quốc Pháp.
Size full 865x577. . . .HanhTrangSinhVien.Net
Cờ Long Tinh
Cờ Long Tinh có từ ngày 11 tháng 3 năm 1945 (3)
2. Cờ Quẻ Ly: Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương và lên tiếng trao trả độc lập lại cho Việt Nam. Hai ngày sau, Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố Việt Nam đôc lập và giao cho học giả Trần Trọng Kim lập nội các ngày 17 tháng 4. Ngày 2 tháng 6, Chính Phủ Trần Trọng Kim chọn cờ vàng chính giữa có một quẻ Ly của Bát Quái Đồ gồm 2 vạch liền hai bên và một vạch đứt khúc ở giữa làm quốc kỳ cho toàn nước Việt Nam gọi là cờ Quẻ Ly. Tuy nhiên, Nhật hoãn trả Nam Kỳ lại cho Triều Đình Huế mãi đến ngày 14 tháng 8, năm 1945 chỉ 4 ngày trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh và 10 ngày trước khi Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị nên trên thực tế, Nam Kỳ chưa từng treo quốc kỳ Quẻ Ly.
Size full 865x589. . . .HanhTrangSinhVien.Net
Cờ Quẻ Ly
3. Cờ Quẻ Càn: Sau Thế Chiến Thứ II, quân Trung Hoa sang giải giáp quân Nhật tại miền Bắc, ủng hộ các đảng phái quốc gia hòa giải với Việt Minh để lập nên Chính Phủ Liên Hiệp qua Hiệp Định Sơ Bộ ký ngày 6 tháng 3 năm 1946. Phần vì không đồng ý với tinh thần bản Hiệp Định Sơ Bộ và phần khác vì Việt Minh ra tay tiêu diệt các đảng phái quốc gia, cụ Nguyễn Hải Thần, ông Nguyễn Tường Tam phải rút sang Tàu. Ngày 17 tháng 2 năm 1947, các đảng phái quốc gia họp tại Hồng Kông lập nên Mặt Trận Quốc Gia, mời Hoàng Đế Bảo Đại chấp chính trở lại. Hoàng Đế Bảo Đại sai nối vạch đứt khúc ở giữa cờ Quẻ Ly làm thành cờ Quẻ Càn, quẻ thứ nhất trong Bát Quái Đồ. Quẻ Càn tượng trưng cho Trời, nhà Vua và quyền lực, ứng với quốc gia, dân tộc và sức mạnh của dân Việt. Kể từ lúc này, trên nguyên tắc, cờ Quẻ Càn là quốc kỳ của nước Việt Nam độc lập tự do.
Size full 865x577. . . .HanhTrangSinhVien.Net
Cờ Quẻ Càn
4. Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (Quốc Kỳ Tự Do): Không thể thỏa hiệp được với Việt Minh, vào tháng 9 năm 1947, Pháp quay sang thương nghị chính thức trao trả độc lập cho Việt Nam với Hoàng Đế Bảo Đại qua Hiệp Ước Vịnh Hạ Long ký kết ngày 5 tháng 6 năm 1948. Hoàng Đế Bảo Đại chọn mẫu cờ vàng ba sọc đỏ của Họa Sĩ Lê Văn Đệ vẽ (nối dài 3 vạch đỏ của cờ Quẻ Càn) làm quốc kỳ cho quốc gia Việt Nam độc lập và giao cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân lập chính phủ lâm thời ngày 1 tháng 6 năm 1948 tại Sài Gòn. Hôm sau, Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân ký pháp lệnh ban hành quốc kỳ và quốc ca. Quốc Kỳ của nước Việt Nam nền vàng, ba sọc đỏ ở giữa. Quốc Ca là bài “Tiếng Gọi Sinh Viên” sau đổi thành “Tiếng Gọi Thanh Niên”của Lưu Hữu Phước. Lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ đã chính thức là quốc kỳ của nước Việt Nam độc lập, tự do kể từ thời đó đến khi đất nước chia đôi năm 1954, nối tiếp qua các chính phủ Việt Nam Cộng Hòa miền Nam cho đến cuối tháng 4 năm 1975. Sau năm 1975, gần 3 triệu người Việt chối bỏ chế độ CS đã di tản ra hải ngoại và định cư khắp nơi trên thế giới và những cộng đồng người Việt yêu tự do này vẫn nhất quyết dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng của họ.
Size full 865x589. . . .HanhTrangSinhVien.Net
Quốc kỳ Việt Nam độc lập từ Nam ra Bắc do Hoàng Đế Bảo Đại chọn năm 1948
Sau Hiệp Ước Vịnh Hạ Long, Hoàng Đế Bảo Đại chọn lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của nước Việt Nam độc lập từ Nam ra Bắc trong Khối Liên Hiệp Pháp (3)
Size full 832x1393. . . .HanhTrangSinhVien.Net
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là cờ của quốc gia Việt Nam từ Nam ra Bắc có từ ngày 5 tháng 6 năm 1948, sau khi Hoàng Đế Bảo Đại ký Hiệp Ước Vịnh Hạ Long với Pháp. (3)
III. Ý NGHĨA LÁ QUỐC KỲ VÀNG BA SỌC ĐỎ
1. Về Phương Diện Màu Sắc: Không những màu vàng và đỏ tượng trưng cho dân Việt da vàng máu đỏ mà màu quốc kỳ Việt Nam còn mang ý nghĩa sâu sắc hơn nhiều, liên hệ đến nhân-sinh-quan cùng vũ-trụ-quan của dân Việt. Nói chung, màu vàng thuộc hành Thổ (trong ngũ hành) nằm tại trung ương, vì thế màu vàng tượng trưng cho lãnh thổ và cho uy quyền sở-hữu-chủ của lãnh thổ này. Màu đỏ thuộc hành Hỏa và nằm ở hướng Nam; do đó, màu đỏ chỉ dân tộc Việt ở phương Nam so với Trung Hoa.
2. Về Phương Diện Chính Trị: Nền vàng của lá quốc kỳ chỉ quốc gia và dân tộc Việt Nam và ba sọc đỏ tượng trưng cho ba kỳ. Quốc kỳ vàng mang hai ý nghĩa quan trọng: thứ nhất, tiêu biểu cho chế độ tự do, dân chủ tại Việt Nam; thứ hai, tiêu biểu cho một quốc gia thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, có chính quyền lãnh đạo nhân dân trong lãnh thổ đó và nhân dân gồm tất cả 3 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Do đó, nước Việt không thể bị phân chia như thời Trịnh Nguyễn phân tranh, cắt nhượng cho bất cứ ngoại bang nào như Pháp đã chia Nam Kỳ thành một nước khác biệt với Bắc và Trung Kỳ.
3. Về Phương Diện Triết Lý: Tương tự như quan niệm về vũ trụ gồm Trời ở trên, Đất ở dưới và Người ở giữa mà tất cả hợp với nhau biến thái, chuyển dịch thành lẽ biến dịch của vạn vật trong vũ trụ, lá Quốc Kỳ Việt Nam chính thống cũng được chọn thế nào để phù hợp hài hòa với lẽ biến dịch này. Màu vàng thuộc hành Thổ, màu đỏ thuộc hành Hỏa và vận chuyển theo Ngũ Hành Tương Sinh thì Hỏa sinh Thổ nên thuận hợp với nhau. Như vậy, kết hợp hai màu vàng và đỏ làm thành quốc kỳ, chúng ta nhấn mạnh cho Trung Quốc biết rằng dân Việt ở phương Nam là một dân tộc có lãnh thổ riêng và chủ quyền hoàn toàn trên đất nước ta như ý nghĩa bài thơ Phạt Tống Lộ Bố Văn của Lý Thường Kiệt (1) và bản Bình Ngô Đại Cáo (2) mà Nguyễn Trãi đã khẳng định. IV. KẾT LUẬN
Quốc kỳ vàng ba sọc đỏ đã từng được dùng làm biểu tượng chính thức cho một Quốc Gia Việt Nam chưa bị phân chia trước năm 1954; nên chi, quốc kỳ vàng sẽ vẫn là biểu tượng chung của những người Việt quốc gia chân chính. Quốc kỳ vàng mang linh hồn của dân tộc Việt cùng tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của dân Việt trong suốt chiều dài lịch sử thăng trầm từ thuở khai quốc đến nay. Quốc kỳ vàng đượm thắm máu đào của bao tiền nhân và anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, không phân biệt người dân sống dưới thể chế chính trị Quốc Gia hay Cộng Sản, sắc tộc Kinh hay Thượng, hoặc tôn giáo, phái tính, tuổi tác nào. Vì thế, người Việt quốc gia có bổn phận phải bảo vệ và phát huy chính nghĩa quốc gia tượng trưng bởi lá quốc kỳ chính thống nền vàng ba sọc đỏ, lá cờ tiêu biểu cho tự do, công bằng và bác ái của truyền thống dân Việt.
Phạm Văn Thanh
Theo: Hanhtrangsinhvien
*****