Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Hình ảnh cảm động ở Trường Sa những ngày đầu chiến sĩ ta với biển đảo (IV)



Ca sĩ Thanh Thanh vá áo cho các chiến sĩ





Chiếc máy phát điện đơn giản, bảo đảm nguồn điện cho sinh hoạt trên đảo Phan Vinh.
Chuyển quà của Đất liền đến đảo Phan Vinh.




Để leo lên cái vọng gác nổi tiếng của Phan Vinh người ta còn phải dùng cái thang gỗ đặt bên ngoài. Trời giông bão thì ai dứng gác chắc phải chịu trận trên vọng gác thôi.




Bác Nguyễn Viết Thái và bác Quát ở đảo Phan Vinh





Một ca mổ trong hầm quân y đảo Phan Vinh. 







Trường sa cũng "dzô chăm phần chăm"



Nhà báo Viết Thái ( Thứ ba từ trái sang), và Nhà văn Khuất Quang Thụy ( Thứ tư từ trái sang ) cùng các đồng chí chỉ huy Trung đoàn 83 Công binh Hải quân.



Đêm ở đảo Phan Vinh, đang hát Anh Đào thấy mọi người chuyền tay nhau đưa chị một gói giấy xi măng. Hát xong, chị vô hậu trường, giở gói giấy thấy có 3 cái trứng chim biển và mẩu giấy nhỏ ghi “trứng chim biển đã luộc chín rồi, gửi cho ca sỹ Anh Đào ăn nhé”. Chị khóc vì hạnh phúc. Đêm đó, đang ngủ bỗng nhiên chị nghe tiếng reo hò, giật mình tỉnh dậy, thấy mấy chục chiến sỹ đang tắm mưa, như một bầy trẻ quê. Trời ơi, nửa đêm tắm mưa, cảnh chỉ có ở Trường Sa. Anh Đào lại không kìm được nước mắt.



Nhà báo Viết Thái với một chiến sỹ trên đảo núi le. Tháng 5 năm 1988.




Nhà cao cẳng và điểm ném đá xây nhà đá chẻ Núi Le






Chiều trên đảo Núi Le.


Ném đá xây nhà đá chẻ ở Núi Le







Từ trái qua phải, một nhà cao cẳng nối với nhà xây lâu bền thế hệ thứ nhất bằng một chiếc cầu ghi sắt; một pông-tông mà anh em thường gọi là "căn cứ nổi" được gắn chặt với nền san hô ngầm bằng những chiếc neo, mỗi neo nặng 1 tấn. Trên căn cứ nổi có đủ phòng ở, khoang chứa thực phẩm, cột cờ, sân chơi và trận địa chiến đấu cùng nhiều thiết bị phục vụ sinh hoạt.











Ảnh này không thấy bác Thái chú thích, có thể các ca sĩ biểu diễn bên trong nhà đá chẻ đảo Thuyền Chài.


 St từ Hoangsa

*****

Tìm kiếm Blog này