Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Hàn Quốc: Hoá rồng, độc tài và dân chủ

  •  HỒ SĨ QUÝ *
  • Thứ hai, 21 Tháng 11 2011 15:15
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Hàn Quốc là tấm gương chưa từng có tiền lệ trong lịch sử để các nước đi sau nghiên cứu, tham khảo. Nhưng con đường tăng trưởng, phát triển rồi hóa rồng thông qua phương thức độc tài để đi đến dân chủ ở Hàn Quốc là một quá trình nghiệt ngã, đầy mâu thuẫn và không nên đánh giá một cách giản đơn.
Bài viết này muốn tìm hiểu quá trình phức tạp này.
I.
Quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc được tiến hành từ năm 1961 đến năm 1991. Trong ba thập kỷ đó, Hàn Quốc từ một nước nghèo nàn, lại bị tàn phá trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, trở thành một trong những nước công nghiệp mới (NIC - Newly Industrialized Countries) hùng mạnh nhất về mặt kinh tế của thế giới thứ ba. Tính từ năm 1963 đến 1978, GNP thực tế của Hàn Quốc tăng với tốc độ hàng năm gần 10% và với tốc độ tăng trưởng thực tế trung bình hơn 11% trong suốt những năm từ 1973 đến 1978. Hơn thế nữa, tính đến nay chất lượng tăng trưởng của Hàn Quốc vẫn thuộc loại cao nhất so với các nước cùng có tốc độ tăng trưởng cao trên dưới 10%. Năm 1963, GDP theo đầu người ở Hàn Quốc mới đạt 100 USD. Đến đầu những năm 80 đã vượt quá 2000 USD, đầu những năm 90 vượt qua ngưỡng 10.000 USD và đến 2010 đã vượt quá 30.000 USD. Theo đánh giá của một số học giả, Hàn Quốc là tấm gương nổi bật nhất về phát triển kinh tế dài hạn thành công[1].
Sự phát triển nhanh và ngoạn mục của Hàn Quốc trong 3 thập niên, trước hết, là kết quả của sự kết hợp một cách hữu hiệu các nhân tố kinh tế với các nhân tố xã hội trong điều kiện thuận lợi của hoàn cảnh quốc tế: Sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, chính sách hợp lý và kiên quyết của chính phủ những năm 60-70 nhằm vào các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và ưu tiên xuất khẩu, tính linh hoạt rất cao trong quản lý và thái độ sẵn sàng ứng phó trước những tín hiệu phát sinh từ nền kinh tế, tỉ lệ ngày càng cao về người lớn biết chữ và sự cần cù của dân chúng, “sự chống lưng” của Mỹ và những lợi thế được hưởng từ dòng chu chuyển vốn quốc tế, trật tự thương mại quốc tế nửa cuối thế kỷ XX và những ưu tiên của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh... - đó chắc chắn là những nhân tố đã làm cho Hàn Quốc hóa rồng và tiếp tục phát triển.
Nhưng dù những nhân tố nói trên có quan trọng đến mấy, thì đến nay nhiều học giả vẫn cho rằng, nhân tố con người mới là cái quyết định trong quá trình công nghiệp hoá của Hàn Quốc: Ý chí cháy bỏng vươn tới thịnh vượng của người dân và lãnh đạo đất nước, sự quản lý nghiêm minh, hà khắc và độc đoán của nhà cầm quyền... đã là cái rất đáng kể làm nên một Hàn Quốc như thế giới được chứng kiến hôm nay.

Ba bài thơ hay về lính chiến trường K của Phạm Sỹ Sáu.

Điểm danh đồng đội

Hãy sắp hàng vào cho tao điểm danh
Những thằng lính ở miền xa rất trẻ
Hãy sắp hàng vào để nghe tao kể
Chuyện đánh nhau và chuyện... yêu nhau
A! Có thằng nào còn mang băng trắng trên đầu
Tiến một bước, nếu thấy còn chỗ trống
Đừng băn khoăn nếu có thằng hy sinh
và thằng... chạy trốn.
Còn lại tụi mình thì vẫn cứ thương nhau
Hãy vì nhau mà đừng để lòng sầu
Bởi cái chết chẳng thể nào tự đến

Đêm vượt Mê-kông có thằng nào ngờ tới bến
Nhưng vẫn qua rồi lại... vẫn qua
Thằng Vinh, thằng Hùng, thằng Dũng đi xa
Cho những Thắng, những Thân vào đội ngũ
Khi ở Sài Gòn bọn đỏ đen bày trò ăn thua đủ
Thì tụi mình nhịn khát... hành quân
Có thằng mới từ thành phố lên khóc vì rộp bàn chân
Lâu cũng quen và tự chê mình yếu đuối
Giặc bao vây mỗi thằng được dành dăm quả cối
Vài trái B.40 và hàng ngàn đạn AK
Bình yên thì xa còn chiến tranh thì gần trong
ngón tay cò súng
Vì chẳng thể bỏ nhau nên tụi mình mưu dũng
Hết khói đạn rồi điểm mặt vẫn đủ tên
Có thể có thằng cho đó là điều hên
Mà số phận chẳng thằng nào biết được
Cha mẹ nhớ thương con, người yêu nhớ người yêu – phía trước
Còn tụi mình cần nhớ nhất số quân
Mất hay còn chỉ là một dấu chân
Trên bãi cát băng từ của cô nhân viên điện toán
Tụi mình sống với nhau có phút nào thấy chán
Những gương mặt phong trần mà rất đỗi dễ thương
Lính 76, lính 78, lính 80 rồi cũng bình thường
Cũng là lính với trái tim tràn nỗi nhớ
Hãy để chỗ sâu lắng trong tim cho những thằng xanh cỏ
Tụi mình còn mắc nợ đời, mắc nợ với nhau

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Đoàn Thạch Hãn / Đoàn Kế Tường: Hai tên gọi, một cuộc đời bi thảm.

29 Tháng Bảy 2015
Du Tử Lê

Trong số những bạn trẻ của tôi, ở lãnh vực văn chương hay báo chí, không ít người có tuổi thơ cháy nám! Nhưng khi bước vào tuổi trưởng thành, giai đoạn trung niên, hoặc gần cuối đời, cũng có lúc họ nhận được nụ cười ân hận của định mệnh. Nhưng, Đoàn Thạch Hãn, hay Đoàn Kế Tường (tên thật Đoàn Văn Tùng), thì không! Tuyệt nhiên không! Tới những năm tháng năm tháng cuối đời, Đoàn vẫn bị định mệnh truy sát, với những bản án nghiệt oan, không nguyên cớ!!!

Trước tháng 4-1975, tôi không hề có thời gian làm việc chung với Đoàn Kế Tường. Nhưng tôi thân thiết với Tường, ngay sau lần tôi rủ Tường đi Huế, thăm T. Đó là một buổi trưa tình cờ gặp nhau, tôi nói ngày mai, tôi đi Huế. Tường có muốn đi? Tường trả lời ngắn gọn “đi” – Và không hề hỏi lại: Đi bằng phương tiện nào? Ăn ngủ đâu? Bao lâu thì về lại? Thời gian đó, hình như Tường đang là phóng viên cho nhật báo Sóng Thần; đồng thời phụ trách báo chí cho TĐ 8 / TQLC(?) Trưa đó, tôi điện thoại cho Phan Lạc Giang Đông, ở Bộ TLKQ/ Saigon, nhờ xin 2 chỗ trên một chuyến C-130 đi Huế. Sau đấy, chúng tôi cũng có dịp đi với nhau, đôi lần rong chơi bè bạn ở Đà Nẵng, Pleiku… Tính cách “giang hồ, gió bụi” bất kể ngày mai của Tường là điều khiến tôi thích nhất, nơi người bạn trẻ này.

Dù có nhiều ngày lang thang với nhau, từ thành phố này tới thành phố khác, nhưng tôi tuyệt đối tôn trọng đời sống riêng của Tường và, Tường cũng hiếm khi nói về chuyện cá nhân, tình cảm của mình.

Biến cố tháng 4-1975 xẩy ra, toàn thể hai mươi mấy triệu người dân miền Nam, như nắm cát vụn bị bàn tay định mệnh hắt tung trăm hướng, điêu linh.

Ở quê người, đầu thập niên 1980, tôi được tin Đoàn Kế Tường bị 10 năm tù vì dính vào một vụ án chính trị… Rồi, tin Tường được thả, trở thành cộng tác viên đắc lực của tuần báo CA/TPHCM, với bút hiệu mới: Đoàn Thạch Hãn. Vài năm sau, tôi lại được tin Đoàn Thạch Hãn viết một cuốn sách gì đó, giễu cợt những người ôm mộng…“phục quốc”…

Sự kiện Mayaguez - Mỹ kết thúc chiến tranh VN với thất bại ê chề!

Trận chiến cuối cùng của Mỹ ở Đông Dương

Trận đánh cuối cùng của Mỹ trong toàn bộ cuộc chiến tranh Đông Dương vào tháng 5.1975 lại là thất bại đẫm máu của quân đội nước này.


Trực thăng thả lính thủy đánh bộ Mỹ xuống đảo Koh Tang - Ảnh: US Air Force


Tháng 5.1975, Tổng thống Mỹ Gerald Ford đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ là cuộc khủng hoảng Mayaguez, trận chiến chính thức cuối cùng của Mỹ trong chiến tranh Đông Dương. Danh tính hàng chục lính Mỹ tử trận trong cuộc đụng độ với lực lượng Khmer Đỏ ở Campuchia là những cái tên cuối cùng được điền vào Đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam.

Phút cuối cùng của tên bạo chúa Pol Pot.

Pol Pot bị Ta Mok giam lỏng trong một nhà tạm tại khu rừng sát biên giới Thái Lan trước khi bị đau tim chết.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Nguyễn Thanh Dũng trong âm mưu chống người Việt.

MXH cụ thể là facebook đã đưa người Việt gần nhau hơn, cùng nhau chia sẻ và lên án cái ác cái bất công, cổ vũ nhưng gương ngươi tốt việc tốt. Tuy nhiên điều đáng nói là nó cũng làm cho người Việt bầy đàn hơn trong ứng xử và làm mất đi suy nghĩ độc lập của cá nhân. Nhờ FB mà chúng ta cao thượng hơn chăng?
Xem clip mới đây, qua tin mạng đám thanh niên tìm và "trừng trị" ông bố trẻ đánh con bằng thắt lưng. Nó trở thành sự kiện nóng trong khi việc bố mẹ trong lúc thiếu kiềm chế đánh con từ xưa đến nay diễn ra ở đâu cũng có. Ở đây không bình đến việc thằng bố ngáo đá lợi dụng con.
Vụ thanh niên hành hạ trẻ em ở CPC dậy sóng dư luận là một ví dụ điển hình. Hàng vạn comment của cư dân mạng nguyền ruả, không ít người đòi chặt tay lấy mạng tên biến thái. Hàng trăm bài báo ăn theo "đổ dầu vào lửa" để câu view.
Hầu hết ai cũng thấy hành vi của thanh niên trong clip có phần quái đản, khó hiểu vì vừa hành hạ vừa có cử chỉ nhẹ nhàng với đứa bé. FB của người ta vẫn còn đó nhưng mấy ai tìm hiểu về con người này: https://www.facebook.com/dung.thanh.526
TC có suy nghĩ khác đám đông. Lão tin bản chất con người ác không bao giờ gần gũi trẻ, dù có lừa dư luận thì cũng không thể có cử chỉ hồn nhiên với trẻ. Qua tâm tư, hình ảnh ở FB cá nhân, nó cho thấy Dũng là người có nhận thức, gần gũi và thương yêu trẻ nhỏ dù là những đứa bé đen nhẻm, hôi hám của gia đình dân tộc CPC. Được bao nhiêu người có ảnh trẻ nhỏ không phải con cháu mình tràn ngập trang nhà như Dũng. Xem hình ảnh và 4 clip (ở phần dưới cùng):
https://www.facebook.com/dung.thanh.526/photos…
Vấn đề đặt ra: Sự việc được phát hiện tố cáo từ VN, sao cảnh sát CPC ra tay bắt người nhanh đến vậy? Tiếp liền là cảnh sát và con gái của Hun Sen nhanh tay đưa gia đình và mấy đứa bé về Phnôm Pênh chăm sóc, tặng quà?. Họ nhanh miệng tung tin tội tổ chức mua bán, tra tấn, xâm hại tình dục, giết 3 đưa trẻ rồi chôn xác?.
Họ ứng xử chẳng văn minh hơn Việt và họ cũng chẳng thương gì "đám" dân tộc thiểu số ở xó núi Moldolkiri miền Đông Bắc CPC đâu. Họ có ý đồ biến sự việc đơn giản thành sự kiện mang màu sắc chính trị. Họ lợi dụng sự việc để kích động dân CPC ác cảm với người Việt, gây áp lực chính quyền "tống cổ"những người làm ăn bên đó về nước.
Hoan nghênh Cảnh sát VN bắt Nguyễn Thanh Dũng. Không phải vì sợ Dũng bị CPC bắt sẽ xử nặng hơn mà nó chính là hoá giải đòn tấn công phi chính thống mới của thế lực thù địch CPC nhắm vào
Việt Nam. Cảnh sát VN yêu cầu phía Campuchia tiến hành giám định thương tích đối với em bé bị hành hạ trong clip và làm rõ có hay không việc xâm hại tình dục đối với trẻ em. Chắc chắn là phía cảnh sát CPC cứng họng.
Không có cơ sở nào để toà án VN xử Dũng tội nặng. Cái "roi điện" mà Dũng chích đứa bé là độ từ vợt đuổi muỗi, chỉ giật tê người... TC tin bản chất Dũng là người tốt bị rối loạn tâm lý và hành vi đó xảy ra trong lúc phê ma tuý.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Tình hình lũ lụt và nguy cơ do phá rừng làm thuỷ điện

Cạo Thợ đã thêm 2 ảnh mới.
12 giờ ·
Gọi đập thuỷ điện là bom nước trên đầu dân, có cường điệu không?

Đơn cử từ 2 hình chụp tổng quát khu vực thuỷ điện Hố Hô và Sông Tranh 2. Vòng ô van là thung lũng gom nước từ các núi xung quanh cho thấy đã không còn cây, thảm thực vật để cản nước làm chậm dòng chảy. Màu xanh của núi mà ta thấy là cây tạp còn lại sau phá rừng và các loại dây leo rễ cạn không dẫn nước thấm sâu dưới đất. Ô vuông là nới có đập thuỷ điện đựng đứng hai bên là núi chắn ngang dòng chảy, có độ cao vài chục mét. Phía dưới là khu vực dân cư.

Làm sao tin được đập chịu nổi sức nước hội tụ về đây với áp lực lớn hơn dù có xả tràn qua nếu giả như mưa lớn kéo dài hơn những năm qua.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
________________
Cạo Thợ
21 giờ ·
Xem lại sự cố vỡ đường dẫn thủy điện, cảnh dân chạy lũ trong vòng 6 phút, nếu xảy ra ban đêm thì sao?

Cạo Thợ
22 Tháng 12 2016 9:46
So sánh số liệu trận lũ lụt lịch sử năm 1999 và đợt lũ năm 2016

Trận lụt lịch sử miền Trung gần cuối năm 1999 được xem là trận lụt lớn nhất từ trước đến nay xảy ra tại Việt Nam. Lũ lụt đã làm ngập trắng 10 tỉnh, thành phố của miền Trung, trong đó 20 huyện thị bị nhấn chìm. Mưa lũ khiến 595 người chết, 41.846 ngôi nhà bị cuốn trôi; 570 trường học bị cô lập và phá hủy, thiệt hại ước đạt 3.773 tỷ đồng (tương đương với 488 triệu USD vào thời điểm năm 1999). Việt Nam đã kêu gọi sự hỗ trợ từ quốc tế.
(theo wiki tổng hợp)

Từ đầu năm đến nay, thiên tai làm 235 người chết và mất tích, thiệt hại hơn 37.600 tỷ đồng. Giữa tháng 10 đến nay, miền Trung xảy ra liên tiếp 5 đợt mưa lũ bất thường. Mưa lũ hai tháng qua làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; hơn 300.000 ngôi nhà bị ngập, hư hại. Tổng thiệt hại ước tính trên 8.500 tỷ đồng. Chủ tịch UBND Bình Định cho rằng sau 5 đợt mưa lũ, cơ sở hạ tầng của Bình Định đã quay lại "10 năm về trước"
(theo BCĐ TƯ về phòng chống thiên tai)
____________

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Nếu không có Mỹ, VN chưa đủ tự tin để mua 6 chiếc tàu ngầm kilo.

Thợ cạo bàn chơi, nhân sự kiện TQ cướp chiếc UUV của Mỹ:

Có tiền mua đồ chơi tầm tầm đâu khó, Nga Ấn giúp huấn luyện chẳng vấn đề gì đáng nói. Cái đặc biệt quan trọng mà báo chí chưa bao giờ đề cập: Ai giúp VN nắm chắc lòng biển để tàu ngầm hoạt động an toàn - Đó là Mỹ kẻ thù cũ của VN.

Để tránh sự theo dõi của đối phương nên tàu ngầm cần phải lặn sâu, mò mẫm di chuyển như người mù dưới đáy biển. Mà đáy Biển Đông sâu cạn bất thường, rất phức tạp, chỉ có Mỹ là nước nắm bắt rành nhất bản đồ địa hình cũng như thuỷ văn... Thời chiến tranh VN, Hạm đội 7 từng làm mưa làm gió vùng này.

Mỹ đã từ lâu (không chính thức) cung cấp tin tức tình báo Biển Đông cho VN. Trong thập niên 80, hải quân VN và TQ tranh nhau chiếm đóng các bãi đá ở Trường Sa, Thợ cạo tin trước hết là Mỹ, sau đến Nga đã hổ trợ tin tức tình báo cho phía VN.

5/2016, Tổng thống Obama rời Việt Nam để lại 1 trong những món quà là 40 triệu USD để hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải - đó là đơn vị T1 trực thuộc TCII Bộ Quốc phòng. Hiểu đơn giản, nó là trung tâm trao đổi tin tức, phối hợp hoạt động tình báo giữa hải quân Mỹ-Việt ở Biển Đông.
_____________

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Chuyện quân hàm quân hiệu LLVT Việt nam

Phong quân hàm trước thời hạn cho những người trong LLVT bị nạn có nên không?

Vụ nổ trong đêm tại kho lưu trữ vật chứng của Phòng an ninh điều tra công an tỉnh Đăk Lăk, được xác định không do khủng bố phá hoại. Thì dù là do nguyên nhân gì dẫn đến phát nổ thì vẫn là lỗi ở con người, không tuân thủ đúng quy trình quy định về chất cháy nổ. Nếu là công ty hay dân, ngoài việc chịu phí tổn khắc phục hậu quả gây ra cho người khác, còn có thể bị phạt tiền đến 50 triệu.
6 sĩ quan làm gì giờ đó trong phòng chứa tang vật dễ cháy nổ? Chắc chắn không phải là trực đêm. Trong khi chưa công bố nguyên nhân thì người ta đã phong quân hàm trước thời hạn cho 3 người chết.

Về lý, trước hết phải nói việc đó là trái luật định vì luật ra điều kiện phải lập chiến công, thành tích đặc biệt xuất sắc... Và sau khi xảy ra vụ việc đáng tiếc thì phải truy cứu trách nhiệm và xử lý kỷ luật cấp chỉ huy.
Khi một tai nạn xảy ra đều có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để địch tập kích bất ngờ gây tổn thất cho đơn vị, huấn luyện để lính bị sự cố, dẫn lính hành quân để bị tai nạn... Gì thì gì đều có lỗi từ đương sự và trách nhiệm của người chỉ huy.
4 vụ máy bay rơi trong năm, nếu không do lỗi chủ quan là chủ yếu thì Bộ Quốc phòng đã không kỷ luật tới 40 sĩ quan Không quân (có 2 tướng).
Về tình thì sao? TC nghĩ nếu ai đó có hoàn cảnh khó khăn thì Quân đội hay Công an tạo điều kiện giúp đỡ về vật chất với thân nhân người chết, chứ không thể "an dân" bằng quân hàm, coi việc phong quân hàm như là bù đắp cho sự rủi ro.
Sức mạnh của LLVT ở quân kỷ, việc làm đó vô hình trung hạ thấp giá trị quân hàm trên câu vai của LLVT.

Mấy đời Thủ tướng đóng cửa rừng, rừng biến mất, lãnh đạo tài, dân đau!

(Lưu từ FB)

Mấy đời chính phủ trước không tính.. , kể từ năm 1993 Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra chỉ thị đóng cửa rừng, hai đời Thủ tướng kế nhiệm là Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng cũng dứt khoát không mở của rừng. Và ông nào cũng hô hào trồng cây thêm rừng mới. 
Dân đóng thuế nuôi hệ thống kiểm lâm, đất rừng giao cho lâm trường quản lý. Không rừng nào và đường nào mà không có trạm kiểm soát. Nhưng 20 năm sau rừng tự nhiên cơ bản biến mất, rừng trồng như cây cảnh, thế mới tài ! 
Chưa bao giờ nghe việc khai thác gỗ đóng góp gì cho phát triển đất nước, xuất khẩu gỗ mang lại kim ngach bao nhiêu cho quốc gia.Từ một quốc gia có 70% diện tích rừng, trở thành nước lệ thuộc nhập khẩu gỗ gần như 100% cho ngành gia công chế biến. Một số cao nguyên đứng trước nguy cơ bị sa mạc hoá. Nạn hạn hán lũ lụt ngày càng nặng nề, mức độ ngày khốc liệt, dân tình khốn khó oán thán.  
Người ta bảo: con người gây ra cớ sự nên thiên nhiên mới nổi giận. Nói thế là quy kết chung chung và không công bằng bỡi kẻ "ăn ốc người đổ vỏ - 1% hưởng lợi từ rừng, 99% lãnh đủ hậu quả mà không phải do mình gây ra.
Không có văn bản thay thế tự động nào.

Tìm kiếm Blog này