Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Mấy đời Thủ tướng đóng cửa rừng, rừng biến mất, lãnh đạo tài, dân đau!

(Lưu từ FB)

Mấy đời chính phủ trước không tính.. , kể từ năm 1993 Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra chỉ thị đóng cửa rừng, hai đời Thủ tướng kế nhiệm là Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng cũng dứt khoát không mở của rừng. Và ông nào cũng hô hào trồng cây thêm rừng mới. 
Dân đóng thuế nuôi hệ thống kiểm lâm, đất rừng giao cho lâm trường quản lý. Không rừng nào và đường nào mà không có trạm kiểm soát. Nhưng 20 năm sau rừng tự nhiên cơ bản biến mất, rừng trồng như cây cảnh, thế mới tài ! 
Chưa bao giờ nghe việc khai thác gỗ đóng góp gì cho phát triển đất nước, xuất khẩu gỗ mang lại kim ngach bao nhiêu cho quốc gia.Từ một quốc gia có 70% diện tích rừng, trở thành nước lệ thuộc nhập khẩu gỗ gần như 100% cho ngành gia công chế biến. Một số cao nguyên đứng trước nguy cơ bị sa mạc hoá. Nạn hạn hán lũ lụt ngày càng nặng nề, mức độ ngày khốc liệt, dân tình khốn khó oán thán.  
Người ta bảo: con người gây ra cớ sự nên thiên nhiên mới nổi giận. Nói thế là quy kết chung chung và không công bằng bỡi kẻ "ăn ốc người đổ vỏ - 1% hưởng lợi từ rừng, 99% lãnh đủ hậu quả mà không phải do mình gây ra.
Không có văn bản thay thế tự động nào.

_________

Cạo Thợ đã chia sẻ một liên kết.
Rừng cơ bản đã sạch còn đâu mà giữ nữa anh Bảy? Anh kêu gọi Gia Lai phát huy thế mạnh công nghệ cao là thế nào, chúng hiểu nhầm là phá tinh vi hơn thì chít dân anh Bảy ơi.
Thằng dân tui ước gì Quốc hội ra nghị quyết, ai muốn làm Thủ tưởng phải cam kết trồng lại được 10 % rừng thôi. Cứ thế, cứ thế vài chục năm, dù là rừng trồng không bằng rừng tự nhiên thì cũng đỡ cho bá tánh. Có đơn giản không, khi dân đã mất lòng tin, nói nhiều nghe phát mệt.
Và để đối phó với lũ lụt trước mắt cần triệu hồi anh Sáu Khải, anh Ba Dũng làm Trưởng ban chống lũ lụt ở Miền Bắc và miền Trung, phần anh Kiệt đã quy tiên cho qua
________________

Cạo Thợ
16 tháng 10 ·

Ai gây ra lũ lụt?
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ngoài trời
Trên báo và mạng tràn ngập hình ảnh người dân phải hứng chịu cảnh thiên nhiên nổi giận
Phá rừng + thuỷ điện đã gây ra lũ lụt, ai chịu trách nhiệm?
Rừng do nhà nước quản, thuỷ điện do nhà nước quyết và điều hành. Chịu trách nhiệm, trước hết mấy đời thủ tướng sau nữa đội ngũ đảng viên cán bộ quản lý các cấp.
Hãy đến nhà đảng viên cán bộ chủ chốt từ xã đến trung ương mà xem hầu hết và gần như tất cả nhà cửa nội thất đều bằng gỗ quý, ở đâu ra?- Gỗ đó có được là do lâm tặc - kiểm lâm cúng cho hoặc mua với giá rẻ từ nguồn bất minh.


Le Duc Duc 
....Nhưng lâm tặc là ai? Bao nhiêu bài báo, thước phim nói về nạn phá rừng , lên án lâm tặc giết rừng không thua gì…Taliban hay IS giết người nhưng hỡi ôi, cứ coi túp lều lâm tặc đang ở, cái giường vợ lâm tặc đang nằm, cái bàn con lâm tặc ngồi học, cái bát lâm tặc đang ăn, tấm chăn lâm tặc đang đắp…thì biết lâm tặc thực sự là ai !
CÁI NHÀ- CÁI GHẾ- CÁI TỦ -CÁI BÀN…
CHẮC KHÔNG BÉ NHƯ CON… VI KHUẨN :-)
- "Nhà ông Trần Văn Truyền là ...cái đinh !"
một chú em đã gào lên với tôi như thế trong điện thoại hồi năm trước , khi thiên hạ mắt chữ O mồm chữ A về dinh thự của ông Tổng thanh tra Trần Văn Truyền.
Chú cứ nhắc đi nhắc lại “ Cái tòa nhà của ông Truyền không là “cái đinh” gì so với biệt phủ quan chức trên Tây Nguyên này anh ơi. Những dinh thự này tường cao hào sâu, trong vườn có đủ cả chuồng nuôi cọp nuôi gấu, nơi công múa , xó dơi bay…nơi thưởng trà, vọng lâu uống rượu, hầm rượu ngàn lít đủ món từ ngâm pín cọp đến sừng tê…
(Ngay ở nhiều tỉnh nghèo Tây Bắc, tôi cũng từng nghe nhiều biệt phủ của quan chức có cả bể bơi và sân tenis ...cho dù dân Tây Bắc nghèo vào hàng đệ nhất xứ mình)
Sau khi alo tình hình như thế, chú em lại gào tiếp : "Vua ngày xưa chả là cái đinh, ông Truyền chả là cái đinh"
… Thì cũng nghe nói thế chứ chưa mình tận mắt thấy thì cũng không nói gì được.
Mình cũng biết khá nhiều người thường dùng đồ gỗ trong nhà như một thứ xác lập đẳng cấp của nhau. Thấy anh sếp Sở X có bộ ngựa (phản gỗ) mặt liền tấm rộng vài mét thì một anh Y khác sẽ tậu một cặp “độc bình” gỗ thủy tùng to vật vã để cho mày biết , thấy anh A có bộ salon bạc tỷ thì chú B sẽ chơi ngay cái tượng Di Lặc gỗ mun phải dùng cẩu đặt vào vườn…Chuyện như rứa muôn trùng không kể xiết!!!
Hôm thấy chú em Hữu Danh Trương đưa loạt bài dinh thự quan chức trên đó, rồi các bên liên quan nói đi nói lại , chuyện phá rừng ở nước mình đâu chỉ ở Tây Nguyên. Đi qua những heo hút Tây Bắc , tôi đã thấy hầu hết đều trọc lóc núi đồi …
Nhưng lâm tặc là ai? Bao nhiêu bài báo, thước phim nói về nạn phá rừng , lên án lâm tặc giết rừng không thua gì…Taliban hay IS giết người nhưng hỡi ôi, cứ coi túp lều lâm tặc đang ở, cái giường vợ lâm tặc đang nằm, cái bàn con lâm tặc ngồi học, cái bát lâm tặc đang ăn, tấm chăn lâm tặc đang đắp…thì biết lâm tặc thực sự là ai.
Ừ thì cứ như giải trình của các quan chức Tây Nguyên thì họ rất trong sáng, không có chuyện cơ ngơi biệt phủ…Thôi thì “của chìm” các ngài đã cất kỹ, nhưng mà của nổi là cái nhà -cái bàn- cái giường- cái ghế- khu vườn…còn kia, nếu quả thực các ngài trong sáng, không xa hoa gỗ lạt, không khoe của hơn thua bằng bộ bàn cái ghế, thì hãy mời các anh giai vào quay phim đi, quay rõ ràng cái bàn cái ghế cái tủ cái giường rất đơn sơ đạm bạc để chứng minh là các anh chân thành giản dị, học tập tấm gương... không hề sống xa hoa, tách rời quần chúng.
Nếu chứng minh được thế, trình ra chiếu ra cho quảng đại dân chúng thấy rõ nhà cửa tôi như thế như thế, bàn ghế tủ giường như thế như thế, không có lầu vọng nguyệt với hầm rượu tiền tỷ thì tôi dù chân cò tay nhện đi nữa cũng sẽ cố mà vả vào mặt mấy cái thằng em của tôi chuyên đi nói xấu , vu khống cán bộ khoe khoang đồ gỗ, gường tủ xa hoa, cửa nhà rình rang gỗ quý , hehe!
Cây ngay sợ gì chết đứng! Chứng minh phần nổi thoy mà, việc giề phải..sợ?
(ảnh trong tút : "lối đi" (xin nhắc lại: LỐI ĐI) bên trong ngôi nhà gỗ đơn sơ của một cựu chủ tịch huyện ở Đak Lak- mới chủ tịch huyện mà chơi dư lày thì dân người ta cứ rứa mà suy ra , hehe )
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trờiTrong hình ảnh có thể có: thực vật và ngoài trời
Khuyến mãi nè anh. Trong nhà anh quan thuế cấp huyện
Trong hình ảnh có thể có: trong nhà

Tìm kiếm Blog này