Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

200 ủy viên trung ương được phân bổ như thế nào

Gần 30 ủy viên đến từ các khối công an, quân đội. Số lượng người trẻ, người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ chiếm đa số. Bộ Giáo dục và Y tế không có đại diện trong Ban Chấp hành trung ương khóa XII. Có 83 uỷ viên đang đảm trách chức vụ tại 62 địa phương. Tỉnh Sơn La không có đại diện nào.

1. Giới tính




2. Quê quán

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Hà Tịnh mình ơi !

Có 16 người gốc Hà Tĩnh vào Uỷ viên trung ương Đảng, nhiều nhất nước. Trong tổng số 200 uỷ viên khoá XII, nếu chia đồng 63 tỉnh thành thì mỗi địa phương chừng 3 người, như vậy Hà Tĩnh gấp 5 lần bình quân. Gần đây, về tướng có: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, thượng tướng Ngô Xuân Lịch; Phó CNCT - trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng; Tư lệnh Biên phòng, trung tướng Võ Trọng Việt...
Nghịch lý, Hà tĩnh là một trong những địa phương nhận trợ cấp lớn nhất từ ngân sách trung ương.
Hà Tĩnh có số người bị bắt về tội truyên truyền, âm mưu lật đổ nhà nước cũng cao nhất nước và hiện là điểm nóng về chính trị - xã hội...
Về độ chịu chơi trong bổ nhiệm nhân sự, điển hình là trường hợp một người mà anh hai, anh ba Nam bộ phải ngã mũ kính chào (được dư luận mạng cho là con rể đương kim Phó ban Tổ chức TƯ Đảng, nguyên Bí thư Hà Tĩnh). Trong cấp bậc đại uý, đồng chí được bổ nhiệm Phó phòng CSGT tỉnh, lên Phó Công an, rồi Trưởng CA Thành phố Hà Tĩnh. Tréo ngoe là có cấp bậc nhỏ hơn 2 ông phó hai bậc, lẽ thường cấp đại uý ngang bậc phó đồn CA.

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Hé lộ bí mật vụ Nga bắn hạ “Thiên sứ” U-2 của Mỹ

Ngày 1/5/1960, chiếc máy bay trinh sát U-2 của Mỹ đã “biến mất” khi đang bay trong không phận Liên Xô. Sự cố này đã phá tan kế hoạch thảo luận nhằm làm dịu bớt căng thẳng giữa hai nước. Ít ai biết được điều gì đã xảy ra với chiếc U-2 được coi là niềm tự hào của Không quân Mỹ khi đó.

Kỳ 1: Mất tích bí ẩn

Đầu thập niên 1950, với những căng thẳng đang gia tăng của Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ rất cần một thiết bị trinh sát chiến lược tốt hơn để thăm dò các kế hoạch của quân đội Liên Xô. Trong khi đó, máy bay trinh sát ở thời điểm ấy chủ yếu là những chiếc máy bay ném bom được chuyển đổi, dễ bị pháo phòng không, tên lửa và các máy bay chiến đấu của đối phương bắn hạ. Vì vậy, Mỹ cho rằng một chiếc máy bay hoạt động ở độ cao trên 20 km sẽ vượt quá tầm với của các máy bay chiến đấu, tên lửa và thậm chí là cả radar của Liên Xô. Nó sẽ cho phép thực hiện các chuyến bay xâm nhập vào không phận nước khác để trinh sát.
Máy bay trinh sát U-2.

Tìm hiểu thực chất mỗi nước kiểm soát bao nhiêu đảo, rạn san hô... ở quần đảo Trường Sa

Ngày 13/52015, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, David Shear, nói trước Ủy ban quan đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ: "Việt Nam có 48 tiền đồn; Philippines, 8; Trung Quốc, 8; Malaysia, 5, và Đài Loan, 1. "
........
Danh sách các nước cùng với các vị trí trên quần đảo Trường Sa, được liệt kê dưới đây mang tính tham khảo, bao gồm chiếm đóng và kiểm soát, có người hoặc không, nguồn có thể và chưa thể kiểm chứng. Số liệu được thu thập từ Hoangsa.org, wiki Việt, Anh, TQ.


Việt Nam kiểm soát 
Đảo An Bang  Amboyna Cay
Đảo Nam Yết  Namyit Island
Đảo Sinh Tồn  Sin Cowe Island
Đảo Sinh Tồn Đông Sin Cowe East Island
Đảo Sơn Ca Sand Cay
Đảo Trường Sa Spratly Island
Đảo Song Tử Tây Southwest Cay
Đá Cô Lin Collins Reef
Đá Đông  East (London) Reef
Đá Lát  Ladd Ree
Đá Len Đao Lansdowne Reef

Mốc thời gian các nước chiếm đóng các đảo, bãi ngầm ở QĐ Trường Sa

Xếp theo trình tự thời gian, do tính phức tạp trong tranh chấp chủ quyền giữa các nước nên có thể sớm muộn hơn tùy nguồn. Tên viết tắt các quốc gia: Việt Nam - VN, Trung Quốc - CN, Đài Loan - TW, Philippines - PH, Malaysia - MY

TW: 1956 - Ba Bình

VN: 19/05/1963 - Trường Sa
VN: 24/05/1963 - Song Tử Tây
VN: 1968-1973 - Sơn Ca
VN: 1968-1973 - Nam Yết
VN: 1968-1973 - Sinh Tồn

PH:   1970-1971 - Thị Tứ
PH:   1970-1971 - Vĩnh Viễn 
PH:   1971-1973 - Song Tử Đông
PH:   1971-1973 - Loại Ta
PH:   1971-1973 - Bình Nguyên

VN: 10/03/1978 - An Bang
VN: 15/03/1978 - Sinh Tồn Đông
VN: 30/03/1978 - Phan Vinh
VN: 05/03/1978 - Thuyền Chài
VN: 04/04/1978 - Trường Sa Đông 

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

Bức thư của người đã khuất.

Ông em bên Ba Lan vừa gọi điện bảo.
- Anh làm cái xe mà chạy, anh thích X6 hay Audi Q7 hay Porche em mua tặng anh một cái.
Trả lời.
- Thôi mày cho anh cái nào nó gọn gọn và ít tốn xăng.
Nó thở dài.
- Thôi thế để em cho anh con Audi Q5 vậy, cái này gọn dễ đi.
PS. Nếu bạn tin câu chuyện này là thật, bạn thực sự là bạn đọc của tôi.
Không có văn bản thay thế tự động nào.

Phân biệt “xuất” với “suất” và “hằng” với “hàng”

“Xuất” với “suất”

Có lẽ lỗi chính tả thường gặp nhất trên sách báo hiện nay là “suất” bị viết thành “xuất”. Chẳng hạn: Trong lúc tang gia bối rối, có điều gì sơ xuất, xin được lượng thứ” (hay gặp ở mục Tin buồn); hoặc “vào cửa hàng ăn uống quốc doanh làm một xuất cơm mậu dịch, thế là xong”. (Bùi Văn Trọng Cường: “Giáng Khúc”, Văn nghệ số 11 ra ngày 13.3.1999), v.v…
Nguyên nhân của sự nhầm này, theo tôi, chủ yếu là người viết (và có thể là cả người biên tập) không phân biệt được nghĩa của hai từ này.
“Xuất” và “suất” là hai từ Hán – Việt có nghĩa khác hẳn nhau.
“Xuất” có nghĩa là “đưa ra”, “cho ra” (động từ). Chẳng hạn: Xuất quân (ra quân); xuất hiện (hiện ra); sản xuất (làm ra); xuất kho (đưa ra khỏi kho); xuất hành (ra đi); xuất trình (trình ra); nội bất xuất, ngoại bất nhập (trong không được ra, ngoài không được vào); xuất khẩu thành thơ (nói ra đã thành thơ; xuất ngoại (đi ra ngoài, ra nước ngoài); xuất giá (ra đi lấy chồng), v.v…
Còn “suất” có nghĩa là một phần của tổng thể nào đó (danh từ). Chẳng hạn: Suất cơm (một phần cơm); suất sưu (phần thuế thân được bổ cho một người nam giới từ tuổi trưởng thành dưới chế độ cũ), suất ruộng khoán (phần ruộng khoán chia cho một nhân khẩu hoặc một lao động).

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Con trai nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh nói về chuyện “con ông cháu cha”

0:15 21/01/2017
Năm 2016, báo chí dồn sự chú ý vào Bộ Công thương, khi mà vụ án Trịnh Xuân Thanh và chuyện bổ nhiệm con trai của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khiến dư luận xã hội phẫn nộ.

Đó là lý do, Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng thực hiện cuộc trò chuyện với ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và cũng là con trai của Đại tướng - nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về đề tài “con ông cháu cha” mà chính ông cũng là người trong cuộc theo một cách nào đó. Đây là cuộc trò chuyện thẳng thắn hiếm có từ một quan chức cấp cao dành cho báo chí...

Tôi có lúc “đơn độc” trong đấu tranh...
- Nhà báo Tô Lan Hương: Tôi đã đọc thêm về tiểu sử của anh trên Wikipedia trong lúc ngồi chờ anh đến. Wikipedia viết thế này: Đến năm 1997, khi anh 40 tuổi, anh mới chỉ là chuyên viên trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Mà năm 1997, ba anh - Chủ tịch nước Lê Đức Anh mới nghỉ hưu. Thật bất ngờ và thật thú vị...

- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà: Thật ra Wikipedia có tí nhầm lẫn. Năm 1992, tôi đã là thiếu tá quân đội và ra quân, về giảng dạy ở Trường Hàng không Việt Nam. Năm 1996, tôi sang làm chuyên viên ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Năm 2001 tôi về TP HCM làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ đó mới chính thức “làm quan”.

Điều bất ngờ về những thiết bị "cổ lỗ" của tàu ngầm Kilo 636 VN

Hà Dũng | 10/06/2016 07:30 AM
Điều bất ngờ về những thiết bị "cổ lỗ" của tàu ngầm Kilo 636 VN
Thủy thủ tàu ngầm Việt Nam đang tiến hành làm dây neo

Trên những cỗ máy hết sức hiện đại như tàu ngầm Kilo 636 thì những thiết bị, công nghệ truyền thống có vẻ cổ lỗ vẫn hiện diện một cách phổ biến.

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Hồi kí cố vấn Trung Quốc (I)

Phần 1 : hồi kí của La Quý Ba, cố vấn trưởng, đại sứ đầu tiên của TQ ở Việt Nam


Hồi kí Cố vấn Trung Quốc (1)



HỒI KÍ LA QUÝ BA


dịch và hiệu đính :

DƯƠNG DANH DY


Chúng tôi bắt đầu công bố dưới đây toàn văn tập hồi kí nhan đề GHI CHÉP THỰC VỀ VIỆC  ĐOÀN CỐ VẤN QUÂN SỰ TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ VIỆT NAM CHỐNG PHÁP (Hồi ký của những người trong cuộc), do Dương Danh Dy dịch và hiệu đính theo ấn bản  2002 của Nhà xuất bản Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc (Bắc Kinh).
Đây là lời kể của những người Trung Quốc đã sang Việt Nam thời gian 1950-54 làm cố vấn trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Mở đầu là hồi kí của LA QUÝ BA, Trưởng đoàn cố vấn, đồng thời là đại sứ đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.  Nguyên bản bài viết mang đầu đề : MẪU MỰC SÁNG NGỜI CỦA CHỦ NGHĨA QUỐC TẾ VÔ SẢN /  Nhớ lại Mao Trạch Đông và viện trợ Việt Nam chống Pháp.  Ngày nay, thực tiễn cũng như các tư liêu lịch sử cho thấy thực chất mẫu mực ấy như thế nào : cái nhìn của bản thân Mao Trạch Đông về Việt Nam và Đông Nam Á (trong các cuộc nói chuyện vói Edgar Snow ở Diên An) mang nặng dấu ấn của chủ nghĩa Đại Hán ; chủ trương "chia để trị" của "thiên triều" thể hiện rõ trong vai trò của Trung Quốc ở Hội nghị Genève năm 1954 (với tài năng phi thường của Chu Ân Lai), xuyên suốt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1959-1975) cũng như trong thời kì "chiến tranh Đông Dương lần thứ ba".  Từ "chống đế quốc Mĩ đến người Việt Nam cuối cùng" đến "bài học 1979" dạy cho "tiểu bá vô ơn bạc nghĩa" -- và ngày nay nữa trong quan hệ "16 chữ vàng" hào nhoáng -- đó là một chính sách nhất quán, "làm gì cũng có tính toán thâm sâu", trước sau như một, chỉ thay đổi là thái độ, phương tiện và phương pháp (hữu nghị hay thù nghịch, ủng hộ hết mình hay mưu ma chước quỷ, "đánh cho kiệt máu")...

Tìm kiếm Blog này