Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Xe máy gì càng cũ chạy càng ngọt?

Tran Hung
25 Tháng 10 lúc 15:04 ·

Chiếc xe là công cụ gần gũi hàng ngày với con người, không đánh giá đúng công sức của nó, nghĩ cũng bạc tình!. Lão mua chiếc Hayate với bình xăng con thường xài nay đã 7 năm. Đã thay dây cuaroa, bộ tăng giảm tốc, phục hồi BXC.
Giờ ngồi lên xe vi vu vẫn như ngày nào, không cảm thấy xe xuống cấp è ạch gì. Đường vắng, kéo thử tốc độ lên 100 km/giờ nhẹ nhàng, xe lướt pheo pheo như "xe đạp điện", không rung lắc gây cảm giác bất an. Mụ vợ mình nhát xe, thế mà thấy đường tốt vắng, lão kéo lên 80, bã không la là đủ biết.
Đặc điểm xe Hayate là xe càng cũ chạy càng ngọt. Thời gian đầu mới mua về, hơi khó chịu về độ lỳ của nó, khi đề pa và tiếng bô nổ lớn gây khó chịu. Nhưng chạy 1, 2 năm thì nó có vẻ trơn tru, lên ga đề pa vọt nhạy hơn, tiếng bô xe không như ban đầu nữa, đến năm thứ ba thì mình thật sự hài lòng.
Ai thích "nồi đồng cối đá", khi đã xài dòng xe Suzuki là không bao giờ nghĩ đến hãng khác.

Ảnh con ngựa ô 8 tuổi của cô bạn, nhờ lão reset lại.
Trong hình ảnh có thể có: mọi người đang ngồi và xe môtô

Lão tin Đông y chữa gãy xương, trặc khớp, bong gân tốt hơn Tây y

Tran Hung
24 Tháng 10 lúc 18:23 ·

Lão không mấy tin ở đông y vì nó mơ hồ nhưng riêng khoản xương khớp thì mình tin.
Có lần vào bệnh viện thấy anh nọ đi nạng khập khiễng, đang chờ khám. Lão hỏi thăm: anh bị sao? Ảnh nói: bị tai nạn xe năm trước, bác sĩ mổ xẻ sắp lại xương, cố định bằng nẹp vít inox, không ổn, chờ mổ lại. Nhìn kỹ mới để ý: chân ảnh cái dài cái ngắn, mũi bàn chân bẹt không song hành. Lão thầm nghĩ: mả choa, thằng bác sĩ nào tài thế không biết!
Chưa dám nói ở thể nặng, không biết ai hơn ai nhưng bình thường mấy ông thầy lang vườn xử lý gãy xương, trặc khớp, bong gân tốt hơn tây y dù họ không được học giải phẩu cơ thể bài bản.
Thầy hỏi thăm bệnh, sờ mó nắn kéo, đắp thuốc sơ sài, vậy mà về, cảm thấy êm ngay. Hỏi thầy: có cữ kiêng gì không? thầy bảo: không, cử động sinh hoạt bình thường đừng cố làm nặng là được. Khác với chỉ định của tây y, chỗ đó nặng nhẹ gì đều phải băng bột bất động, chả hiểu tại sao.

____________

Gãy tay bó lá khác bó bột những gì

Lính Mỹ nhìn người phụ nữ Việt cho con bú

Tran Hung
24 Tháng 10 lúc 18:19 · 
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, trẻ em và ngoài trời
ảnh larry burrows

Ảnh ký ức một thời đất nước chia cắt - Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn 1965

Tran Hung
24 Tháng 10 lúc 17:55 ·
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, đám cưới, bầu trời và ngoài trời



Một trong những vũ khí hiện đại rất nguy hiểm trong chiến tranh VN

Tran Hung
25 Tháng 10 lúc 12:25 ·

Đó là đạn M79 dây được bắn xuống từ trực thăng AH-1 Cobra của Mỹ. Nó chạm vật cứng thì nẩy lên rồi mới nổ để mảnh tỏa rộng, nhìn vào dãy nhà chi chít mảng đạn, nếu có người thì không chết ắt phải bị thương.
Ảnh ngoại ô TX Kon Tum năm 1968
Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, nhà, đám mây, ngoài trời và thiên nhiên

Còn nhớ hết những trò này, tuổi thơ của bạn chắc dữ dội lắm

Dường như càng lớn ta càng dễ hoài niệm một thời thơ ấu, đặc biệt là các trò chơi dân gian khiến trẻ con trong xóm làng ngày xưa mê mẩn.
Ngày nay trẻ em chủ yếu chỉ thích xem TV với những bộ phim hoạt hình đặc sắc và đa dạng, hay chơi vi tính với những trò chơi phong phú. Ít còn đứa trẻ nào mỗi ngày tan trường chỉ mong đi chơi nhảy dây, tắm sông, trốn tìm cùng chúng bạn trong xóm. Vậy mà ngày xưa những trò chơi dân gian giản dị ấy là nguồn vui mỗi ngày của bọn trẻ con chưa biết đến công nghệ là gì, chỉ có trí tưởng tượng và óc sáng tạo để tạo ra những trò chơi thú vị và sôi động từ những vật dụng hết sức đơn giản trong cuộc sống hay có sẵn trong thiên nhiên. Hãy cùng quay ngược thời gian trở về với cái thời cách đây chỉ mới xấp xỉ một thập kỉ để ngắm lại những trò chơi dân gian từng làm say mê bao thế hệ trẻ con ngày trước nhé.

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Số phận các Quốc gia Cộng sản hoặc theo đường lối XHCN ở châu Phi sau năm 1989:


Algeria – Bạo loạn Tháng Mười 1988, cuộc nổi dậy Hồi giáo ở Algeria 1991, đã buộc nước này phải từ bỏ chế độ độc đảng chuyển sang cuộc bầu cử đa đảng năm 1995.
Angola – Chính phủ MPLA cầm quyền đã từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin vào năm 1991 và đồng ý với Hiệp định Bicesse trong cùng năm, tuy nhiên cuộc Nội chiến Angola giữa hai đảng MPLA và UNITA bảo thủ vẫn tiếp tục trong một thập kỷ nữa.
Cape Verde – Đảng cầm quyền châu Phi độc lập của Cape Verde đã cắt giảm hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và viện trợ nước ngoài gây áp lực cho chính phủ để cho phép bầu cử đa đảng vào năm 1991.
Cộng hòa Dân chủ Congo – Chính quyền của Denis Sassou Nguesso bị áp lực phải từ bỏ Chủ nghĩa Mác - Lênin vào năm 1991. Quốc gia này đã có những cuộc bầu cử vào năm 1992 và thành lập Cộng hòa Congo vào năm 1993.
Cộng hoà dân chủ liên bang Ethiopia – Một hiến pháp mới được thực hiện vào năm 1987, và sau khi Liên Xô và Cuba sụp đổ, chính quyền quân sự Cộng sản Derg do Mengistu Haile Mariam lãnh đạo đã bị đánh bại bởi phe nổi dậy trong cuộc Nội chiến ở Ethiopia và trốn chạy vào năm 1991.
Cộng hoà Madagascar – Chủ tịch nước Chủ nghĩa xã hội, ông Didier Ratsiraka bị lật đổ.
Mali – Chính quyền của Moussa Traoré đã bị lật đổ, Mali thông qua một hiến pháp mới; Tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng. Cuộc nổi dậy năm 1990 và cuộc đảo chính năm 1991.
Mozambique – Cuộc nội chiến ở Mozambiku giữa FRELIMO và các đảng bảo thủ RENAMO đã kết thúc thông qua hiệp định năm 1992. FRELIMO sau đó đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội và với sự ủng hộ của Liên hợp quốc đã tổ chức nhiều cuộc bầu cử.

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Phân bổ ngân sách 2001-2014: tìm sự hợp lý (*)

 Huỳnh Thế Du Chủ Nhật,  19/2/2017, 08:23 (GMT+7)


Sự thay da đổi thịt nhanh chóng của Đà Nẵng trong khoảng hai thập kỷ qua là do vai trò quyết định của ngân sách. Ảnh: KINH LUÂN

Nếu xét trong các địa phương có thặng dư ngân sách trong giai đoạn 2010-2014 cũng thấy không có nguyên tắc phân chia ngân sách một cách cụ thể gì cả.
Điều đầu tiên có thể nhận xét là sự thay da đổi thịt nhanh chóng của Đà Nẵng trong khoảng hai thập kỷ qua là do vai trò quyết định của ngân sách. Mức chi bình quân của địa phương này cao gấp đôi TPHCM và gấp gần 1,5 lần địa phương gần nhất là Quảng Ninh (trong số các địa phương có thặng dư ngân sách).

Vạch mặt ABH, kẻ thù dân tộc - Tán gẩu với đồng hương

Hà hà, tôi xin làm một cái tít dao to búa lớn cho nó nhẹ nhàng. Dao to búa lớn mà nhẹ nhàng à? Vâng, đúng là có mâu thuẩn, nhưng trên đời đã có mâu thì cũng phải có thuẩn chứ, không thì chán ngắc. Chuyện đời, chuyện người, chuyện chính trị chớ có phải chuyện toán đâu mà cần đi một chiều từ tiên đề đến định lý.

Số là gần đây lê la trên mạng tôi được đọc hai bài báo rất hay của ông Lê Hiếu Đằng. Nhiều người ủng hộ quan điểm của ông. Nhưng đồng thời ông cũng bị đả kích, mắng xéo, mỉa mai từ nhiều phía. Ngoài những bài lý luận xà quành đến khôi hài của những tay bồi bút phục vụ chính quyền VN còn có những biểu hịện thù hằn với ông LHD và những người như ông từ một số người Việt đang sống tự do ở nước ngoài. Đại khái là họ không chấp nhận bất kỳ một sự cải thiện chính thể hay xã hội nào ngoại trừ sự lật đổ hoàn toàn Đảng CSVN và kết tội tất cả những ai mà theo họ thì tay đã "lấm bùn" hay "nhúng chàm". Đã gần 40 năm rồi mà lòng "chuyên chính" của họ không hề bị lay chuyển. Ai không đồng quan điểm với họ là quân phản động. Oops! Lộn rồi. Phải nói là "quân thân Cộng". Phản động là từ ngữ bên kia, thân Cộng là nhãn hiệu bên này.

Tôi cứ hay lẫn lộn, thật là nguy hiểm. Thời trước có thể phân biệt bên này, bên kia, bên kia, bên này dễ dàng hơn. Thời nay thì ông nào cũng còm lê, cà vạt, bãnh choẹ như nhau. Bà nào cũng váy ngắn, váy dài khó mà phân biệt. Dân trong nước thì tôi nghe là thời nay cũng như thời trước, đa số đầu tắt mặt tối kiếm sống. Phần thì sợ chính quyền, phần thì thờ ơ chính trị. Tự do, dân chủ đối với họ có lẽ chỉ những khái niệm không thực tế. Không hiểu có phải vì ý đồ xâm lấn lãnh thổ của Tàu và thái độ bán nước ôm tiền của quan chức VN mà dân chúng phẩn nộ ra mặt. Đặc biệt là một số nhà văn, nhà báo, trí thức, và đảng viên bỏ đảng đòi tự do và dân chủ thật. Họ dám nói, dám làm, dám chịu. Họ bị chính quyền bố ráp, đánh đập, và giam cầm nhưng vẫn không ngán. Đáng phục như vậy mà những người từng là đảng viên bị cả hai bên ném đá. Thật là khó hiểu.

Sự ngộ nhận quá lâu về "Hòn ngọc Viễn Đông"

SỰ NGỘ NHẬN QUÁ LÂU
Có quá nhiều người ngộ nhận về sự giàu có và sức mạnh kinh tế khoa học kỷ thuật của miền Nam trước năm 1975.
Họ cho rằng ngày đó VNCH đã vượt xa các nước Korea, Phillipine, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và gần bắt kịp với nước Nhật. Sự ngộ nhận này xuất phát từ những rao giảng của nhà chính trị, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà thơ.... nhưng tuyệt nhiên không có nhà kinh tế hay nhà kỷ thuật nào dám nói như vậy cả.
Với hiểu biết và cảm nhận của mình, tôi viết stt này với mong muốn làm sáng tỏ phần nào thực trạng của nó.
Sau năm 1975, vào năm 1977 sau khi học xong trường kỷ thuật tôi có dịp đi một vòng xem xét các công ty SX cơ khí, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại Sài Gòn, Biên Hoà. Những nơi tôi đi qua có nhiều nơi chính người thân của mình đã từng làm việc.
Tôi cũng đã từng ngộ nhận như họ và rất tự hào về nơi tôi sinh ra và lớn lên....cho đến khi tôi xách tập đi học thêm về kinh tế.
Bằng những gì tôi đã tận mắt xem xét, bằng những kiến thức kinh tế được trang bị và bằng những phép so sánh loại trừ tôi đã thật sự thất vọng về niềm tự hào ngớ ngẩn trước đó.
- Nói về kinh tế phải xác định rằng đất nước ta dù Nam hay Bắc thì thời điễm đó có đến trên 80% người dân sống bằng nông nghiệp nhưng trình độ SX nông nghiệp lúc đó là vô cùng thấp.
Vị tiến sĩ nông học số miền nam lúc đó là ông Võ tòng Xuân được học bổng của trường đại học Nông nghiệp tại Los Banos (Philippines), về lại Việt Nam 1971 sau khi lấy bằng thạc sĩ ( đến năm 1975 mới lấy bằng tiến sĩ tại Nhật ).

Tìm kiếm Blog này