SỰ NGỘ NHẬN QUÁ LÂU
Có quá nhiều người ngộ nhận về sự giàu có và sức mạnh kinh tế khoa học kỷ thuật của miền Nam trước năm 1975.
Họ cho rằng ngày đó VNCH đã vượt xa các nước Korea, Phillipine, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và gần bắt kịp với nước Nhật. Sự ngộ nhận này xuất phát từ những rao giảng của nhà chính trị, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà thơ.... nhưng tuyệt nhiên không có nhà kinh tế hay nhà kỷ thuật nào dám nói như vậy cả.
Họ cho rằng ngày đó VNCH đã vượt xa các nước Korea, Phillipine, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và gần bắt kịp với nước Nhật. Sự ngộ nhận này xuất phát từ những rao giảng của nhà chính trị, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà thơ.... nhưng tuyệt nhiên không có nhà kinh tế hay nhà kỷ thuật nào dám nói như vậy cả.
Với hiểu biết và cảm nhận của mình, tôi viết stt này với mong muốn làm sáng tỏ phần nào thực trạng của nó.
Sau năm 1975, vào năm 1977 sau khi học xong trường kỷ thuật tôi có dịp đi một vòng xem xét các công ty SX cơ khí, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại Sài Gòn, Biên Hoà. Những nơi tôi đi qua có nhiều nơi chính người thân của mình đã từng làm việc.
Sau năm 1975, vào năm 1977 sau khi học xong trường kỷ thuật tôi có dịp đi một vòng xem xét các công ty SX cơ khí, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại Sài Gòn, Biên Hoà. Những nơi tôi đi qua có nhiều nơi chính người thân của mình đã từng làm việc.
Tôi cũng đã từng ngộ nhận như họ và rất tự hào về nơi tôi sinh ra và lớn lên....cho đến khi tôi xách tập đi học thêm về kinh tế.
Bằng những gì tôi đã tận mắt xem xét, bằng những kiến thức kinh tế được trang bị và bằng những phép so sánh loại trừ tôi đã thật sự thất vọng về niềm tự hào ngớ ngẩn trước đó.
- Nói về kinh tế phải xác định rằng đất nước ta dù Nam hay Bắc thì thời điễm đó có đến trên 80% người dân sống bằng nông nghiệp nhưng trình độ SX nông nghiệp lúc đó là vô cùng thấp.
Vị tiến sĩ nông học số miền nam lúc đó là ông Võ tòng Xuân được học bổng của trường đại học Nông nghiệp tại Los Banos (Philippines), về lại Việt Nam 1971 sau khi lấy bằng thạc sĩ ( đến năm 1975 mới lấy bằng tiến sĩ tại Nhật ).
Có nghĩa là kỷ thuật nông nghiệp của Phillipine mà nhiều vị chê bai rằng khi đó họ còn mọi rợ đã hơn xa VN trong thời điễm đó.Vị tiến sĩ nông học số miền nam lúc đó là ông Võ tòng Xuân được học bổng của trường đại học Nông nghiệp tại Los Banos (Philippines), về lại Việt Nam 1971 sau khi lấy bằng thạc sĩ ( đến năm 1975 mới lấy bằng tiến sĩ tại Nhật ).
- Khi đó trong tình trạng chiến tranh và chiến trường diễn ra ở miền nam nên gần 1/2 diện tích nông nghiệp bị hoang hoá.
- Khi đó hầu hết là SX một vụ lúa mùa và năng suất rất thấp ( chỉ khoảng 2,5 tấn một héc ta đã được xem là trúng mùa ). Cho đến những năm 1972 về sau thì có một vài vùng ở Tiền Giang, Đồng Tháp, Long Xuyên mới bắt đầu làm thêm vụ thứ 2 với giống lúa Thần Nông.
Đó cũng là lý do mà phần lớn dân SG phải ăn gạo do Mỹ nhập từ Thái Lan mà dân SG vẫn quen gọi là gạo Mỹ.
So với Phillipine là quốc gia kinh tế kém phát triễn nhất trong các nước mà tôi liệt kê ở trên thì đã thua họ từ kỷ thuật cho đến năng suất và với diện tích đất trồng như vậy thì sản lượng thảm hại dẫn đến thiếu ăn là chuyện đuơng nhiên
Nền kinh tế chủ yếu của quốc gia trong tình trạng đó thì giàu mạnh nhất khu vực hay sao ?
Về công nghiệp thì ở miền nam mới bắt đầu thành lập khu công nghiệp Biên Hoà nhưng trong giai đoạn đầu tất cả đều là nhập thiết bị phụ tùng về lắp ráp trong đó có Vinapro, Vikyno mà sản phẫm cũng chưa được đưa ra thị trường . Khi đó VN chưa chế tạo nổi moteur điện thì đừng nghĩ đến chuyện chế tạo máy móc gì khác.
Nhà máy cán thép Song Mỹ Châu thì nấu phế liệu và cán thành các sản phẫm với sản lượng và chất lượng rất thấp chứ không phải làm từ phôi sắt
Đặc biệt về công nghiệp tiêu dùng thì đã có sản phẫm của các nhà máy bột giặt, mì ăn liền, vải vóc, bột ngọt, kem đánh răng, pin con ó nhưng tất cả đều sữ dụng nguyên liệu nhập nên khi bị cắt nguồn nguyên liệu thì đành tê liệt một thời gian
Trong các "niềm tự hào" về kỷ thuật người ta thường nói đến VN đã chế tạo thành công xe La Dalat...nhưng thật ra tất cả đều nhập về rồi lắp ráp. VN chỉ chế tạo phần vỏ khung với kết cấu đơn giản gồm những mặt phẳng gấp khúc chứ không hề có một đường cong có tính kỷ thuật nào cả ( với dạng này thì bất kỳ hợp tác xả cơ khí nào hiện nay cũng làm được ).
Chúng ta có thễ tự hào về La Dalat như là sự tiên phong cho một ngành nghề mới có nhiều khả năng phát triễn trong tương lai chứ thực sự thì hàm lượng kỷ thuật do người Việt tạo ra trong đó còn rất thấp.
Tôi nhớ khoảng năm 1970 trường đại học Phú Thọ ( nay là đại học bách khoa TP HCM ) đã thữ chế tạo piston và cylinder cho xe gắn máy nhưng không thành công vì khi chạy thữ thì bị kẹt do độ giản nỡ của hợp kim nhôm quá lớn.
Nhắc đến câu nói " VN không chế tạo nổi con vít " tôi mới nhớ ra rằng ngày đó chiếc xe đạp được làm ra ở VN thì toàn bộ nhông, sên, dĩa, chén, bi, căm, dây thắng, Pedal đều được SX tại Đài Loan và Nhật, còn ốc vít thì xí nghiệp Tân Hưng ở quận 6 vừa nhập dàn máy chế tạo ốc vít tự động nhưng hình như khi đó chưa đưa sản phẫm ra thị trường.
Nhắc đến câu nói " VN không chế tạo nổi con vít " tôi mới nhớ ra rằng ngày đó chiếc xe đạp được làm ra ở VN thì toàn bộ nhông, sên, dĩa, chén, bi, căm, dây thắng, Pedal đều được SX tại Đài Loan và Nhật, còn ốc vít thì xí nghiệp Tân Hưng ở quận 6 vừa nhập dàn máy chế tạo ốc vít tự động nhưng hình như khi đó chưa đưa sản phẫm ra thị trường.
Trình độ kỷ thuật và SX công nghiệp lúc đó cũng chỉ như vậy sao là số 1 khu vực ?
Về xuất khẩu thì cũng chỉ là xuất ve chai lông vịt, phế liệu chiến tranh, còn gạo nghe đâu có xuất được hơn trăm ngàn tấn vào những năm 1961 - 1962 gì đó rồi sau đó do chiến tranh nên SX còn không đủ ăn. Nhìn chung về xuất khẩu thì gần như không đáng kể.
Tôi cũng nghe nhiều người nói rằng ông Lý quang Diệu đến SG năm 1967 và ông ta nói " Mơ rằng Singapore được như VN " Người ta còn nói Singapore lúc đó chỉ là một làng chài hẻo lánh nghèo khổ. Đã có quá nhiều người tin vào điều này và họ tuyên truyền nhau đễ mà tự sướng đễ mà tiếc nuối "thời vàng son" đã qua nhưng thực tế thì sao ?
Năm 1967 thì thu nhập bình quân đầu người của Singapore đã gấp năm lần VNCH và bạn nào rảnh rổi hãy google hình ảnh Singapore 100 năm trước rồi so sánh với hình ảnh Sài Gòn 100 năm trước sẽ thấy ngay cái gọi là " mơ được như SG"
Người ta khoái trưng bằng chứng về sự lộng lẩy của SG qua vài những hình ảnh ở vài góc phố của quận 1 rồi tự sướng rằng SG đều là vậy.
Trong thực tế thì quận 1 đâu phải chổ nào cũng vậy và Sài Gòn đâu chỉ là quận 1 mà còn là các quận 4 quận 5 quận 6 quận 8 quận 10 quận 11 mà đến năm 1973 nhiều vùng vẫn chưa hề có điện ( chỉ có quận 1 và quận 3 là có điện hoàn toàn thôi ).
So sánh kiểu này thì bây giờ chụp ảnh vài nơi tại SG rồi có quyền phán là TP HCM còn lộng lẩy hơn New york cũng được.
Còn nói về "Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông " thì đã có nhiều người nói rồi và dưới đây là cái link phản bác lại niềm tự hào đó. Bà con nào muốn tìm hiểu thì đọc.
http://www.reds.vn/…/9844-su-that-ve-ten-goi-hon-ngoc-vien-…
http://www.reds.vn/…/9844-su-that-ve-ten-goi-hon-ngoc-vien-…
Nói thêm là các TP được chính quyền thực dân xem là hòn ngọc nhiều lắm mà trong đó SG của chúng ta thua xa họ trong cùng thời kỳ. Bà con nếu chịu khó lục tìm tư liệu sẽ thấy ngay thôi.
Thế đấy ! nền kinh tế của một quốc gia với nông nghiệp, công nghiệp và thương mại như vậy và còn trong tình trạng chiến tranh, phần lớn những người trẻ tuổi còn đang cầm súng mà người ta vẫn cho rằng mình giàu mạnh nhất khu vực thì đó không mù quáng thì gọi là gì ?
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, mọi số liệu và tin tức có đầy trên internet, chỉ cần click con chuột là có thễ tham khảo so sánh đủ các số liệu hình ảnh mà tại sao không tìm hiểu ?
Hãy tỉnh giấc đi bà con ! VN chưa bao giờ bằng bất cứ nước nào mà tôi đã liệt kê ở trên. Trong khu vực thì VN chỉ hơn được Myanmar, Lào và Kampuchia thôi.
Nếu thích thì bà con có thễ xem trên link duới đây cũng được
https://en.wikipedia.org/…/List_of_countries_by_past_and_pr…
https://en.wikipedia.org/…/List_of_countries_by_past_and_pr…
Trong đó có những biểu bảng từ năm 1960 đó .
________________
Tít bài blog: TC