Nhà bình dân:
Họ làm cao hơn nhà người Thượng VN, chân cột đặt trên tảng đá. Nhà có cửa hoặc không, từ cầu thang bước thẳng vào. Bên trong để trống hoặc có buồng ngủ nhỏ dành cho phụ nữ, con gái. Trước và trong nhà ở dán vài lá bùa, không có bàn thờ, vật dụng như bàn ghế. Sàn nhà ở lâu láng bóng, rác tự động rơi xuống dưới đất.
Nhà khá giả:
Họ xây to và cao hơn, chân cột hình lực giác hoặc vuông đặt trên trụ bê tông. Có một đến hai cầu thang lớn với có tay vịn, trước nhà là ban công hoặc không thưng vách gian đầu, họ chạm khắc họa tiết đơn giản, không rườm rà nên trông rất thoáng đãng và đẹp. Bên trong có buồng ngủ, bàn ghế, tiện nghi nhưng họ dành không gian trống là chính, ngồi ăn nhậu vài chục người vô tư thoải mái!. Ở bên dưới nhà sàn để xe, vật dụng, công cụ ... là nơi nấu ăn. Họ thường treo cái võng lớn đan thưa bằng sợ đay, có một hai cái phảng dày. Một cái nhà sàn bài bản được làm toàn bằng gỗ nên giá trị gấp mấy lần nhà xây tường.
Ở nông thôn, làng xóm người CPC thường ở dọc theo sông suối, kế nữa là rừng khộp (cây dầu), mọi sinh hoat hằng ngày gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Trước và quanh nhà, họ không chơi hoa cây cảnh (nếu có chăng cũng ít người). Nhà ở quê hầu hết không có hàng rào ngăn cách với nhà chung quanh, cho nên đi ngang về tắt hướng nào cũng được. Khi đi vắng hoặc tối ngủ có đóng cửa hoặc để trống tùy nhà, giày dép để trước chân câu thang đưới đất. Nói thêm, nhìn chung người CPC không có thói quen ăn cắp vặt, họ không biết cãi nhau trong gia đình hay với hàng xóm như người Việt.
Tim thông tin blog này:
Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018
Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018
Về đồng đội Nguyễn Đăng Tường
Tên này chuyên trị lèng phèng, áo thả rông, quần rách gối, quân trang có cái gì đáng giá thì đổi thịt chó mẹ nó rồi!. haha.
Đồng đội Nguyễn Đăng Tường tính xuề xòa, không mê gái, ham ăn nhậu, đời vui là chính nên hay bị thượng sĩ Cạo la hoài, vì vậy mới nhớ. 18 năm sau, sếp tìm đến thăm lính quê nhà ở thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam thì bạn đã có một vợ. 3 con... đến nay chưa gặp lại. Ảnh chụp tại thị xã Stung Treng, 1981.
Đồng đội Nguyễn Đăng Tường tính xuề xòa, không mê gái, ham ăn nhậu, đời vui là chính nên hay bị thượng sĩ Cạo la hoài, vì vậy mới nhớ. 18 năm sau, sếp tìm đến thăm lính quê nhà ở thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam thì bạn đã có một vợ. 3 con... đến nay chưa gặp lại. Ảnh chụp tại thị xã Stung Treng, 1981.
Vì sao 10 lính Đại Nam cuốc biết tiếng Miên tới 9 ?
Một bạn CCB nhớ chuyện ở CPC kể: Bộ đội vô phum xin dừa, dân nói "ooc miên", lính nhà ta thấy có dừa cứ làm ngơ trèo lên hái. Mấy mẹ nói "ooc lò o", có anh bộ đội nói: "con ko biết tiếng khơ me, nhưng hình như ooc lo o là ko tốt đó" ha ha...
Chiện vui nhưng cũng lý giải phần nào vì sao: Cùng là quân viễn chinh mà 10 lính đế cuốc Mỹ biết tiếng Việt chưa được 1 ngược lại 10 lính Đại Nam cuốc biết tiếng Miên tới 9 (như chọc gái, xin ăn, giao tiếp sơ bộ).
Chiện vui nhưng cũng lý giải phần nào vì sao: Cùng là quân viễn chinh mà 10 lính đế cuốc Mỹ biết tiếng Việt chưa được 1 ngược lại 10 lính Đại Nam cuốc biết tiếng Miên tới 9 (như chọc gái, xin ăn, giao tiếp sơ bộ).
Về blog Tranhung09 của lão thợ cạo
Đến giờ có bạn còn nhắc đến con cá lóc nên gõ vài dòng chia sẻ kỷ niệm. Thời ấy, Bê tê bốc chưa mạnh như ngày nay nên nhiều lúc blog có lượng người truy cập 20-30 người online cùng thời điểm là chiện phình phường. Tuy là nhật ký cá nhân nhưng có dạng trang tin tổng hợp giống Quê Choa hay Người Lót gạch, lão cóp pết chiện chánh trẹo xã hậu trên trời dưới biển hầm pà lằng, tổng đăng lên tới cỡ 15 ngàn bài.
Chiện gì đến nó sẽ đến, nhà mạng đã chặn con cá lóc, lão bày pà con cách vượt tường lửa. hehe. Đến ngày Bọ Lập và Hồng Lê Thọ bị bắt, lão bắt đầu run thì nhận được mail của một người với lời lẽ nhẹ nhàng cảnh báo... Đoán bạn ấy là Cam vì chỉ thẳng bài nào làm người ta khó chịu, biết cả nơi lão từng làm việc trước đây mà mình chưa hề chia sẻ công khai. Lão nghĩ bạn trẻ ấy có thành ý mới cảnh báo như vậy chứ không phải hù dọa, trấn áp tinh thần, nên đã cảm ơn và cho nó phăng teo luôn từ dạo ấy.
Sau này, nhìn nhân lại vấn đề vì sao an ninh chưa sờ đến mình, có lẽ họ hiểu TC là người tư duy độc lập, không kết bè phái, chỉ chia sẻ thông tin để nhiều người hiểu về vấn đề của đất nước, không âm miu blah blah gì khác.. Có vẻ như động phản. Tuy ủng hộ nhân quyền và dân chủ nhưng rận nào bịa đặt là TC đập luôn, như tên "Cảnh sát nhật" xạo sự với lão "Thánh Đào" cả tin vụ TQ trong chiến tranh biên giới phía Bắc
và vụ sóng thần ở Nhật, bội nhọ đoảng nhà nác ta, TC với vài đồng minh mạng vạch mẹt, cho tét đài luôn. "Quan làm pháo" một thời oanh liệt có nhiều thông tin động trời nhưng chơi pháo lậu bị TC bắt bài, tháo ngòi nên ẻm phong TC là tình páo Hoa Nam. hí hí.
và vụ sóng thần ở Nhật, bội nhọ đoảng nhà nác ta, TC với vài đồng minh mạng vạch mẹt, cho tét đài luôn. "Quan làm pháo" một thời oanh liệt có nhiều thông tin động trời nhưng chơi pháo lậu bị TC bắt bài, tháo ngòi nên ẻm phong TC là tình páo Hoa Nam. hí hí.
"Quậy cũng vừa vừa thâu, biết lễ phép với triều đình là được rầu, không thì đi chăn kiến thía mịa!". Cớ sự là vây. TC chụp màn hình email, xóa thông tin nhạy cảm để không ảnh hưởng đến bạn trẻ quý mến, người thầm lặng bảo vệ mình.
Về cái tên Thợ cạo
Là nghề thiệt chứ hổng đùa! Bắt nguồn từ một dạo lão bán đồ lạc xoong phụ tùng máy đuôi tôm ở miền Tây. Cái sạp chợ trời mà 3 tên hùn chuyện trị mua đồ ve chai, thợ tui cả ngày cạo chà sét, bôi nhớt cũ như đồ máy rã ra, bán cho dân. Cái nào dân xài hư đem máng vốn, lão với hai thằng hùn cười ruồi, nói blah blah như chẳng có gì xảy ra, quá lắm thì đổi cái khác.
Thỉnh thoảng bị tổ trác là do đồ bị sứt tai gãy gọng như cốt, cam thì đem đi tiện ráp râu nọ với cằm bà kia. Cây dên, bình xăng con thì hàn rồi bó bột gió đá cho phủ màu, chà nhám cho liền mạch, bôi nhớt cũ vào chờ bán, thì làm sao nó chuẩn được. Tới tay ông thợ máy ráp giỏi, canh chỉnh tiếp, vậy là ô kê con gà đen!
Nói thêm để các bạn thông cổm đừng bảo thằng đó nó làm nghề thất nhơn ác đức: Thời bao cấp không có phụ tùng mới đâu, phải xài lại đồ cũ thải ra hoặc đồ độ chế lại. Bọn mình lấy công làm lời, bùa thôi chứ hổng lừa đảo, nếu có cũng chút chút - cái tội là không nói hàng độ thoai, tiền nào của đấy mừ!. hí hí..
Lúc rảnh ngồi sạp uống cà phê nhịp giò. canh me tên nào tìm chỗ khác không có đến mình thì Lý Đáo đại ca chém ngọt xớt. Ngày ế, đói meo nhưng chảnh lắm nha, ai tìm bu lông xịn, hét giá trên ba ly cà phê, không mua thì biến, mấy anh chả thèm lục đồ dơ tay!. haha.
Ảnh Trần Chí Kông, minh họa chứ sạp lão bèo lằm!
Thỉnh thoảng bị tổ trác là do đồ bị sứt tai gãy gọng như cốt, cam thì đem đi tiện ráp râu nọ với cằm bà kia. Cây dên, bình xăng con thì hàn rồi bó bột gió đá cho phủ màu, chà nhám cho liền mạch, bôi nhớt cũ vào chờ bán, thì làm sao nó chuẩn được. Tới tay ông thợ máy ráp giỏi, canh chỉnh tiếp, vậy là ô kê con gà đen!
Nói thêm để các bạn thông cổm đừng bảo thằng đó nó làm nghề thất nhơn ác đức: Thời bao cấp không có phụ tùng mới đâu, phải xài lại đồ cũ thải ra hoặc đồ độ chế lại. Bọn mình lấy công làm lời, bùa thôi chứ hổng lừa đảo, nếu có cũng chút chút - cái tội là không nói hàng độ thoai, tiền nào của đấy mừ!. hí hí..
Lúc rảnh ngồi sạp uống cà phê nhịp giò. canh me tên nào tìm chỗ khác không có đến mình thì Lý Đáo đại ca chém ngọt xớt. Ngày ế, đói meo nhưng chảnh lắm nha, ai tìm bu lông xịn, hét giá trên ba ly cà phê, không mua thì biến, mấy anh chả thèm lục đồ dơ tay!. haha.
Ảnh Trần Chí Kông, minh họa chứ sạp lão bèo lằm!
Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018
Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018
Chiến trường K: Trận xóa sổ căn cứ 547 của PolPot
Trận đánh xóa sổ căn cứ 547 là thắng lợi đầu tiên mở màn cho chiến dịch đi đến xóa sổ toàn bộ trung tâm đầu não cố thủ của Pôn Pốt (PolPot) ở Ba Biên - Pắc Úm.
Một ngày cuối năm 2013, tại nhà riêng của Đại tá Võ Văn Bảy ở số 228 Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng, tôi được nghe ông kể về những câu chuyện khi làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Cam-pu-chia. Trong những câu chuyện đó, tôi đặc biệt chú ý đến trận đánh xóa sổ căn cứ 547. Đây là thắng lợi đầu tiên mở màn cho chiến dịch đi đến xóa sổ toàn bộ trung tâm đầu não của Pôn Pốt ở Ba Biên - Pắc Úm.
Đại tá Võ Văn Bảy, nguyên Phó tham mưu trưởng Mặt trận 579 (Quân khu 5), mặc dù đã 83 tuổi nhưng vẫn nhớ rành rọt về trận đánh cách đây 30 năm.
Đại đội 1, Tiểu đoàn 10, Trung đoàn Pháo binh 729 tham gia Chiến dịch Ba biên giới năm 1987. Ảnh tư liệu
Một ngày cuối năm 2013, tại nhà riêng của Đại tá Võ Văn Bảy ở số 228 Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng, tôi được nghe ông kể về những câu chuyện khi làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Cam-pu-chia. Trong những câu chuyện đó, tôi đặc biệt chú ý đến trận đánh xóa sổ căn cứ 547. Đây là thắng lợi đầu tiên mở màn cho chiến dịch đi đến xóa sổ toàn bộ trung tâm đầu não của Pôn Pốt ở Ba Biên - Pắc Úm.
Đại tá Võ Văn Bảy, nguyên Phó tham mưu trưởng Mặt trận 579 (Quân khu 5), mặc dù đã 83 tuổi nhưng vẫn nhớ rành rọt về trận đánh cách đây 30 năm.
Đại đội 1, Tiểu đoàn 10, Trung đoàn Pháo binh 729 tham gia Chiến dịch Ba biên giới năm 1987. Ảnh tư liệu
Hai ngài đại úy và ba trái mìn claymore
Trấn Sơn Bình Hải đến FB NHÓM CCB SƯ ĐOÀN 315
LỜI THIỆU.
Cuối năm 1983,đầu năm 1984 quân Khmer đỏ ở các căn cứ lõm bên đất Thái Lan được trang bị những vũ khí trang thiết bị quân sự mới nhất từ Trung Quốc và một số nước thù địch Việt Nam.Mục tiêu chiến lược của toàn Mặt trận 579 là phải tiêu diệt sinh lực địch ,không cho địch lập căn cứ ven biên giới Kampuchea-Thái Lan,không để địch tập trung thành những đơn vị lớn xâm nhập nội địa Kampuchea.
Bài viết của đồng đội Đặng Vũ Trung thuộc Đại đội hỏa lực trợ chiến Trung đoàn bộ Trung đoàn 143 là một góc nhìn hoàn toàn riêng tư của một người lính về người chỉ huy tiểu đoàn ,về người đồng đội cùng trung đoàn ,sư đoàn.
Bài viết ở phạm trù vi mô của Mặt trận 579 trong trận tiến công căn cứ 547 lần thứ hai là hình ảnh thu nhỏ của người lính,của người chỉ huy trong Sư đoàn 315.Những chỉ huy,những người lính biết lúc nào nên tiến,lúc nào nên thoái để hoàn thành những nhiệm vụ mà Tổ Quốc,quân đội và nhân dân phó thác.
Xin giới thiệu.
Bài viết của đồng đội Đặng Vũ Trung thuộc Đại đội hỏa lực trợ chiến Trung đoàn bộ Trung đoàn 143 là một góc nhìn hoàn toàn riêng tư của một người lính về người chỉ huy tiểu đoàn ,về người đồng đội cùng trung đoàn ,sư đoàn.
Bài viết ở phạm trù vi mô của Mặt trận 579 trong trận tiến công căn cứ 547 lần thứ hai là hình ảnh thu nhỏ của người lính,của người chỉ huy trong Sư đoàn 315.Những chỉ huy,những người lính biết lúc nào nên tiến,lúc nào nên thoái để hoàn thành những nhiệm vụ mà Tổ Quốc,quân đội và nhân dân phó thác.
Xin giới thiệu.
HAI NGÀI ĐẠI ÚY & BA TRÁI MÌN CLAYMORE.
Mùa hè 1984 , những giọt nước đã cạn kiệt trong bình toong , chúng tôi vắt vẻo trên những mỏm đá tai mèo trên điểm cao 547 bao vây địch.
Sau mấy ngày. mấy đêm vất vả hành quân đói khát kiệt cùng , chỉ biết nhai cơm sấy khô , lè lưỡi hít từng giọt sương đọng lại trên dây rừng , chúng tôi mới tiếp cận trận địa. Đoàn quân mệt lả , quần áo rách bươm vẫn phải triển khai công sự đội hình chiến đấu đón địch trên dãy Đăng- rếch.
Mùa hè 1984 , những giọt nước đã cạn kiệt trong bình toong , chúng tôi vắt vẻo trên những mỏm đá tai mèo trên điểm cao 547 bao vây địch.
Sau mấy ngày. mấy đêm vất vả hành quân đói khát kiệt cùng , chỉ biết nhai cơm sấy khô , lè lưỡi hít từng giọt sương đọng lại trên dây rừng , chúng tôi mới tiếp cận trận địa. Đoàn quân mệt lả , quần áo rách bươm vẫn phải triển khai công sự đội hình chiến đấu đón địch trên dãy Đăng- rếch.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)