Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Tui làm công tác "tình páo nhăn răng!".

(tiếp chiện ông cố vấn xã)
Sao tui dám kể, vì không quân đội nước nào mà chẳng làm chiện này. Tui không nói ra thời gian, địa danh, tên người để giữ bí mật mật nhà nghề. hehe.
Cấp chỉ huy phổ biến bằng miệng: Ai xây dựng được cộng tác viên cơ sở mật, nếu báo tin có giá trị thì Trên sẽ trợ cấp lương thực và có thưởng. Thế thôi, không hướng dẫn "nghiệp vụ" chi cả. Nghe vậy, mình nghĩ bụng: có lợi để tróc địch, sao không "chơi"!. Số là: trước đó lính đội công tác mình ham múa hát, say rượu ngủ quên, bị đich tay trong chôm mất 1 khẩu M79. May mà cấp trên không biết chứ không thì lính lẫn sếp bị kỷ luật là cái chắc!. Ông cố vấn tui cay mũi, tức trào máu họng!.
Đầu tiên, mình chọn chuẩn người: Không chấm Việt kiều lai hay người thiên vị "săn đón" phía VN, vì không tin và dễ bị lộ. Mình ngắm một anh nhà nghèo gốc tỉnh khác đến định cư. Nghe nói từng tham gia bắn voi lấy ngà, vậy là lỳ phải biết!. Nếu lộ, ảnh là dân quân nên có súng, yên tâm tự bảo vệ tính mạng. Thế là mình lân la tiếp cận... và động viên hứa hẹn. Anh này máu máu lỳ chịu chơi, đồng ý.
Việc báo tin và kết quả - bỏ qua những chuyện ít quan trọng, tóm tắt:
Lần thứ nhất:
Nhờ biết trước có địch theo mô tả của cơ sở mật báo tin. Mình tổ chức đội công tác 6 anh em vào Phum (làng) trong rừng kiểm tra. Đang đi trên đường xe bò, gần tới nơi, bất ngờ phát hiện bọn Sêrây ka (còn gọi là Para thuộc phe Son San). Khoảng vài chục tên đang lần lượt cắt ngang qua đường. Mình tự tin yếu tố bất ngờ nên lệnh anh em sẵn sàng nổ súng tập kích. Ở cự lý tầm 150 mét, mình bấm cò súng M72 (tên lửa vác vai của Mỹ), không nổ, im re! (do chưa từng bắn). Bấm lần hai, thì nổ nhưng sai mục tiêu do hồi hợp khận quá. Lính ta đồng loạt nổ súng quét tiểu liên... Địch bùng chạy ào ào, rút vào rừng mất tiêu. Thu được ít quân trang vớ vẩn. Sau hỏi cơ sở, ảnh nói: hai thằng dẫn đường cho địch có 1 dân quân Phum. Hỏi dân, dân bảo: có 2 thằng bị thương nhẹ.

Lễ hội khao quân của người Sán Chay, sao nhìn như lên đồng ma nhập?

Không biết thì động não chớ xúc phạm dân tộc khác!
Tối quá, mình coi cái clip dưới, thấy rất đông thanh niên tụ tập. Ngồi lắc lư, gõ thanh tre xuống sàn dồn đập, rồi thay nhau ngoi lên quay đầu lộn xuống. Có clíp khác thì tất cả thanh niên đứng nhún nhảy như phim ma cà tưng của TQ. .
Nhiều bạn thanh niên nói: Bọn trẻ trâu ngáo đá chơi trò mê tín!. TC thì lấy làm lạ nhưng dè dặt hơn vì thấy có tổ chức và có người lớn tuổi sắp xếp trông coi, không thể bậy được!. Nghĩ nó có gì đấy và tại sao?..
Các clip do bạn trẻ post lên, hầu hết không giải thích (có lễ lớp trẻ tham gia chứ không hiểu ý nghĩa). Có bạn giải thích vầy, nghe càng ghê: ai dự lễ, đã trải qua thì sau này làm thầy cúng gọi hồn.
TC search Google để tìm hiểu, bặt tăm!. Sáng này, tìm tiếp thì thấy bài này:
http://www.vista.net.vn/…/le-hoi-khao-quan-lang-tich-son.ht…
Có lẽ các clip chỉ thể hiện một phần của lễ hôi này. Có thể bắt nguồn từ sự tích các làng huy động trai tráng để đánh chặn đường rút lui của quân xâm lược Mông Cổ. Sau này, dân tộc Sán Chay vẫn giữ truyền thống tập tục xưa nhưng chính quyền cũng những người lớn tuổi ít giải thích cho con cháu hiểu nguồn gốc.
TC nghĩ giữ gìn bản sắc dân tộc cần phải vậy. Chứ không chỉ cho họ mặc quần áo đẹp, múa hát, diễu hành mà hình thức loè loẹt, lai căng pha trộn. Làm mất dần đi bản sắc gốc từng dân tộc. Mất đi truyền thống cùng chung giữ nước của các dân tộc anh em..

Vì sao người cụt 2 chân đi lại bằng cặp ghế mà không phải trên chiếc xe lăn?



Ngày trước, họ di chuyển bằng cặp ghế gỗ, sau này là ghế nhựa. Chưa hẳn là không có xe lăn mà vì họ cần chuyển liên lục mà lối đi lại phức tạp. Phải lao động đủ thứ việc khác nhau để kiếm sống mưu sinh, trang trải chi phí gia đình. Mới thấy người đi nạng gỗ vẫn còn may! Chỉ đi xe lăn thôi vẫn còn may mắn!
Ảnh dưới là một cựu chiến binh chiến trường CPC, có vợ y tá. Từ một người chán đời, ngập trong men rượu, nhờ tình yêu vực dậy. Để đơm hoa kết trái, anh từng làm không chỉ nấu cơm, chăm con nhỏ, buôn bán vặt mà làm cả công việc đồng áng. Và cuối cùng trời không phụ!

Ta về (thơ Tô Thùy Yên)

Tiếng biển lời rừng nao nức giục
Ta về cho kịp độ xuân sang
Ta về - một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai...
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ?
Mười năm, đá cũng ngậm ngùi thay
Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm, mặt xạm soi khe nước
Ta hoá thân thành vượn cổ sơ
Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu...
Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ
Một đời được mấy điều mong ước?
Núi lở sông bồi đã lắm khi...
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi?

Vua Quang Trung "có duyên" với vua Càn Long bên Tàu!

Thợ cạo góp nhặt theo trình tự thời gian:
Từ Bức tranh nổi tiếng do hoạ sĩ Giuseppe Castiglione (giáo sĩ người Ý) vẽ vua Càn Long TQ.
Dựa vào bức hoạ, ai đó vẽ lại mặt khác đi và chú thích sai, in trên tạp chí Đông Thanh năm 1932. Rồi in lại ở Tập san Sử Địa
Dựa tranh báo, hoạ sĩ vẽ vua Quang Trung để in trên tờ giấy bạc thời VNCH. Từ hình trên đồng bạc dựng ra tượng bán thân và cỡi ngựa.
Tranh được cho là vua Quang Trung do Trung Quốc vẽ thì "mặt nhọn mỏ dơi" không ra con nhà võ. Lại giống vua Càn Long hơn là Quang Trung.
Tượng bán thân ở trường TH Nguyễn Huệ Tuy Hoà, có bạn học cũ nói giống ông... thầy Bân. Haha...!
....
P/s: Tây lông chưa phát minh cái máy ảnh nên lung tung phèn, khổ thế!



Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Chủ nghĩa chủ quan duy ý chí qua trải nghiệm của tôi.

Khi tôi nhận công việc đội trưởng đội công tác kiêm chuyên gia xã khi còn quá trẻ. Hai mươi mấy tuổi đời, chỉ là đoàn viên, trung sĩ, chức quèn: trung đội phó rồi lên trưởng. Không hề biết gì cơ cấu tổ chức của chính quyền, đoàn thể và dân quân. Cấp trên chỉ tập huấn cho lính có một tuần trước đó, để hiểu sơ về đất nước và con người xứ lạ. Biết qua về âm mưu ba phái của địch và nội tình chính trị của Campuchia.
Xong, thảy thằng tui xuống một xã lạ hoắc của huyện khác. Tới nơi, mình rất lo lắng, không biết bắt đầu từ đâu, làm sao để từ vài cán bộ chỉ định tạm trước đó mà xây dựng nên cơ cấu hoàn chỉnh cho xã hoạt động. Dù mình có lập đôi công tác bạn (như lính) để hổ trợ và thông qua đó cho chính danh. Nhưng đội bạn đều là người mới, biết gì đâu, chỉ sao nghe vậy. Còn oái ăm thay, bắt đoàn viên tui xây dựng nòng cốt để kết nạp đảng cho cán bộ bạn nữa cơ!.
Trong khi ấy, tiếng Khmer mới biết bập bõm. Chuyên gia dân chính và chỉ huy cấp trên dội chỉ đạo xuống: cần làm chuyện này, cấn làm chuyện kia. Đúng là bộ đội Đa giê năng, không biết thì ráng tự học. Mò mẫm làm và làm tuốt theo kiểu nghề dạy nghề. Rồi cũng mình học lóm nhập khẩu cách mệnh Việt, bày vẽ dở chiêu đủ cả. Ví dụ như bầu bán thì dở trò mèo, đưa người vào cho đủ số nhưng 7 sẽ rớt 2 như ý định...
Thời gian loáng qua, tiếng Khmer của mình cứng dần, nâng tầm chém gió. Mình tự tin ghê lắm, trực tiếp truyên truyền cho cán bộ, dân, quân xã, có lúc xổ raphan hai tiếng đồng hồ liền. Vẽ đâu họ nghe đấy, ông cố vấn mà, cán bộ và dân nể trọng ông kẹ , gọi mình là "Tà Hùng" (ông Hùng). Uy quyền của ông cố vấn ngày càng trùm một cõi. Xã thì nghèo nhưng rộng lớn giáp hai tỉnh Kro Ché và Kompuông Thom. Xã nằm bên kia sông, cách chỉ huy tiểu đoàn và uỷ ban huyện, một buổi chèo ghe. Khó thì khó nhưng hợp ý mình thích tự tung tự tác làm đạo diễn.

Thơ vui về cụ Hồ

Bác Hồ sinh ở Nghệ An
Quê ở Nam Đàn, nhà bác bốn con
Lớn lên bác vô Sài Gòn,
Theo tầu của Pháp mà vòng năm châu
Lúc đầu bác ghé Âu châu,
Vòng vèo Phi, Mỹ, quay đầu Paris
Đi đâu cũng chép cũng ghi
Không biết thì hỏi, tự ti làm gì
Luân Đôn gió rét sương mù
Bác ôm cục gạch mà thù thằng Tây
Trăm nghề bác đã qua tay
Thêm chân viết báo tối ngày lăng xăng
Paris bác ở Công poanh
Ngày thì quét tuyết, đêm chăm học bài
Luận cương Lênin rất dài,
Bác “cày” cũng hiểu một vài ý chung
Ngộ ra chân lý mông lung
Bác ra bỏ phiếu đứng cùng công nông
Bác ra tờ báo "Khốn cùng"
Ra được mấy số Bác bùng sang Nga
Quê Lê Nin rét cắt da
Bác chịu không thấu vòng qua nước Tàu
Mở lớp bác chẳng ham giàu
Chỉ mong đám đệ làu làu Mác, Lê

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019

Quán tính nhà quan!

Hưu rồi vẫn chưa thấy cái sai mình đã góp phần.
Hưu rồi vẫn còn dạy đời. sợ phạm huý mất thanh danh.
Danh với ai, lý tưởng còn gì...

Ngẫm, nhân xem bài đăng đàn mới đây của ông tư bắt sâu, nhớ câu nói "làm người tử tế" của ông nghìn cân khi đã về hiu. Và nhớ có ông Cậu và anh Bạn hiu tặng thơ cho lão, nhận mà không đọc.

Nhớ một bạn học cũ, làm quan to chuẩn bị hưu. Yêu hay ghét là quyền cá nhân nhưng làm dlv cấp thấp dẫn links, chả viết được một câu nên hồn. Học hành từng trải hiểu đời mà vậy thì mình coi khinh dù muốn bạn bè xưa, nay cần đoàn tụ lại.

Chiện xài bằng giả ở Miền Tây.

Báo đưa tin mới đây một anh dùng bằng giả tốt nghiệp phổ thông, làm trưởng phòng GD-ĐT. Bị phát hiện, ảnh tự kiểm điểm, hứa sẽ học và thi tốt nghiệp cho hợp lệ và nhận hình thức kỷ luật, ê hèm: khiển trách. Chi bộ họp quyết định ok: khiển trách.
Nói về lý: Anh í có hai tội: dùng bằng giả và gian dối với tổ chức. Làm căng thì đủ giá: khai trừ đảng và đuổi về chăn vịt cho vợ. Chỉ mức khiển trách là có khi tay bí thơ và vài trự trong chi bộ cũng dùng bằng gỉa không chừng nên thông cảm.
Có thông cảm thiệt hông? Về tình, Lão nghĩ có thể. Người miền Ngoài nói: "đảng viên mà tốt", còn người miền Trong nói: "thằng ấy, thấy dzậy mà nhậu được làm được". Với người miền Ngoài coi đây là dịp để người khác ngoi lên còn ở miền Tây thì chưa chắc. Nói vậy không hẳn đâu sống cũng tình nghĩa, ai cũng xuề xoà. Thường ở nơi ngon ăn, đất chật người đông nên dễ xảy ra tranh giành ghế gủng. Có nơi cũng sớm học theo chiêu thức miền Ngoài, đốn hạ nhau một cách bỉ ổi ngay từ thời bao cấp mà mình chứng kiến.
Ở xứ mê cải lương, cái huyện Phú Tân mà ảnh làm trưởng phòng giáo dục nằm tận mũi Cà Mao. Lão đoán, nơi ấy người có bằng cấp không nhiều, làm quan chức ở đấy chẳng mấy ai mê. Được cái nhàn thân và mỗi lần đi kinh lý kiểm tra, lên dây cót cho thầy cô, trường lớp. Nói dăm câu ba sọi xong, mồi có gì bày nấy là anh em bá vai bá cổ nhậu lết bánh rồi có ghe chở đại ca về dinh. Nhớ thằng em dợ mình, nó mần chức cán bộ y tế dự phòng huyện thường đi các xã kiểm tra, cũng ăn nhậu kiểu dzậy mà đai sớm.
Ở miền Tây, quan to cỡ bí thư, chủ tịch huyện sà xuống nhậu với đám dân thanh niên, cùng hát karaoke với nhau là bình thường, trừ gái gú chỉ dành cho chiến hữu. hehe.

Thương anh bộ đội xa nhà, đãi tình một bữa!

Hồi bộ đội, bon mình hành quân dã ngoại thực tập đi địa hình ở núi Bà Nà ĐN. Sáng leo lên núi, chiều về. Đơn vị bố trí anh em từng tốp nhỏ ở nhờ nhà dân xã gần chân núi. Theo kế hoạch: chiều nghỉ, tối ngủ qua đêm, sáng mai hành quân về. Nhà là ngói, coi như đời sống nông dân tạm ổn thời đó. Anh chồng chủ nhà tính hiền lành ít nói, chị vợ thì hoạt bát, với hai hay ba đứa con chi đó.
Trong lúc giao tiếp đùa vui giữa chủ nhà với mấy anh bộ đội, cô vợ chợt nói: Nhà tui đông con khổ lắm nên tui đã đặt vòng rồi, các anh ơi !. Giống như hứa đãi một bữa tối miễn phí, mời anh bộ đội xơi. Tụi mình lúc ấy sung lắm, tuổi tầm 30 trở đi. Mấy thằng thậm thụt kháo tin nhau, cười rúc rích. Mình nghe thì khoái nhưng khoản gái gú rất sợ bị kỷ luật. Tin chắc rằng có thằng xơi, lính mà, mai sẽ đi rồi, ngán gì và rất chi là an toàn nữa!.

Tìm kiếm Blog này