Vào ngày 21 tháng 11 năm 2006 tại Nam Kinh, sư trụ trì chùa Huyền Trang dưới sự hướng dẫn của cảnh sát đã bắn 1 viên đạn thật vào mục tiêu.
Tim thông tin blog này:
Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019
"Chim ăn bão lửa!".
Đài quan sát của C21 pháo binh E729 tại Cao điểm 555 ở Ngả Ba biên giới Thái - Lào - Campuchia. Cái cây cổ thụ cao chót vót này bị hàng trăm vết mảnh do nhiều đợt máy bay, pháo binh của Thái Lan ném bom và bắn phá. Không biết bao lần chiến sĩ trinh sát thay nhau trèo lên tụt xuống cái tổ chim này. Nhiều đồng đội đã hy sinh, bị thương ở đây. Nhiều lần Ta và địch giảnh giật quyền kiểm soát cao điểm ba số 5.
(St từ Diễn đàn CCB sư đoàn 315)
Câu chuyện đại bàng
Biên ra đây, tạo cảm hứng nào....
Đại bàng là:
1. Chúa tể bầu trời- trời càng mưa bão đại bàng càng bay cao hơn.
2. Đại bàng không ăn thịt thối- Nên đại bàng không thể làm bạn với kền kền, diều hâu.
3. Đại bàng vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương, cũng là 1 cuốn sách của tác giả Do thái Sara Imas nên đọc. Khi đại bàng chọn bàn tình, con cái phải bay cao hơn và ném mẫu que xuống, con đực sẽ lao xuống và cắp mẫu que đó đưa lại cho con cái, có khi cả 1 ngày trời, con cái mới tìm được con đực cho mình bằng cách đó. Sau đó con cái và con đực phải tìm những gai nhọn làm tổ tít trên vách núi cao, lót lông của nó cho con đại bàng con ra đời. Khi nó lớn lên, trong 3 tháng sức nặng khiến nó bị gai đâm và đứng lên cũng là lúc bị mẹ nó đá xuống, con bố lại lướt xuống cứu con con, và cứ như vậy đến lần thứ 3, đại bàng con sẽ ko được ai cứu, lúc đó nó tự đi trên đôi cánh của mình để vào đời or là rơi xuống chết.
1. Chúa tể bầu trời- trời càng mưa bão đại bàng càng bay cao hơn.
2. Đại bàng không ăn thịt thối- Nên đại bàng không thể làm bạn với kền kền, diều hâu.
3. Đại bàng vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương, cũng là 1 cuốn sách của tác giả Do thái Sara Imas nên đọc. Khi đại bàng chọn bàn tình, con cái phải bay cao hơn và ném mẫu que xuống, con đực sẽ lao xuống và cắp mẫu que đó đưa lại cho con cái, có khi cả 1 ngày trời, con cái mới tìm được con đực cho mình bằng cách đó. Sau đó con cái và con đực phải tìm những gai nhọn làm tổ tít trên vách núi cao, lót lông của nó cho con đại bàng con ra đời. Khi nó lớn lên, trong 3 tháng sức nặng khiến nó bị gai đâm và đứng lên cũng là lúc bị mẹ nó đá xuống, con bố lại lướt xuống cứu con con, và cứ như vậy đến lần thứ 3, đại bàng con sẽ ko được ai cứu, lúc đó nó tự đi trên đôi cánh của mình để vào đời or là rơi xuống chết.
4. Đại bàng sẵn sàng tái sinh để sống lâu hơn, tiếp tục làm chúa tể bầu trời.
Trong chúng ta, bao nhiêu người dám thử "đập gãy mỏ", "tự nhổ từng chiếc lông" để làm một cuộc tái sinh như đại bàng?
Đại bàng là loài chim có tuổi thọ cao nhất, cuộc đời của chúng có thể kéo dài tới 70 năm. Nhưng một con chim đại bàng thông thường chỉ sống được khoảng 40 năm. Để sống được quãng đời dài nhất, chim đại bàng phải vượt qua một giai đoạn thay đổi khó khăn, có ý nghĩa sống còn.
Ở năm 40 tuổi, móng vuốt đại bàng dài ra và không còn linh hoạt để có thể quắp mồi được nữa. Chiếc mỏ dài và sắc bén của nó cùn đi, cong lại. Đôi cánh già nua, nặng nề, bộ lông mọc dài, bết dính khiến cho nó không thể bay lượn, săn mồi. Lúc này, chim đại bàng đứng trước hai lựa chọn: Chịu chết hoặc vượt qua một quá trình biến đổi đau đớn kéo dài 150 ngày để có thể tiếp tục làm "chúa tể bầu trời".
Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019
Lực lượng hải quân giấu mặt của Trung Quốc trên Biển Đông
Một tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt ở Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá.Reuters
Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trận
Kể từ khi thành lập cho đến thất bại tai tiếng của mình vào ngày 30/4/1975, Quân đội Việt Nam Cộng hòa liên tục bị cả kẻ thù lẫn đồng minh chỉ trích.
Đối với phe cộng sản, Quân đội VNCH là một quân đội bù nhìn của ngoại bang, là tấm màn che chắn cho sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Đối với đồng minh thân thiết nhất của mình, Quân đội VNCH bị nhiều báo cáo của các cố vấn quân sự Hoa Kỳ chỉ trích là một con hổ giấy, một mớ hổ lốn tha hóa và tham nhũng, kém hiệu quả và thiếu tinh thần yêu nước. Một lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam thậm chí còn tức giận lên tiếng rằng: “Họ không muốn chiến đấu. Ngoại trừ thiểu số, hầu hết quân lính thuộc Quân đội VNCH đều không có tinh thần chiến đấu. Thậm chí có người bỏ chạy ngay khi xảy ra giao tranh với những nhóm Việt Cộng”.
Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019
Diễn giải hệ thống chuyên gia quân sự ở CPC
Trước 1975, Thời Việt Cộng hợp tác với Khmer Đỏ.
Năm 1970, sau khi Lon Nol lật đổ Sihanouk thân Cộng. Quân VN từ hướng Lào tràn xuống, đánh bật quân Lon Nol và làm chủ cả một vùng rộng lớn 4 tỉnh vùng Đông Bắc CPC. Quân Khmer Đỏ còn non trẻ nên dựa vào VC là chính. Quâni VN cố vấn cho họ xây dựng lực lượng vũ trang và giúp đỡ lập chính quyền các cấp.
VC sát cánh phối hợp tác chiến cùng KMĐ. Và Trung Quốc viện trợ thông qua VN, VN cố vấn giúp cho họ một số đơn vị từ cấp tiểu đoàn trở lên. Chủ yếu là những chỉ huy người gốc Nam Bộ hoặc người Miền Ngoài vào Nam chiến đấu lâu năm nên dễ hiểu tính cách người Khmer. Sau này xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam thì số cán bộ chủ chốt này còn lại ít nên mất đi lợi thế am hiểu đặc điểm dân tộc và sở trường tác chiến vùng đồng bằng sông nước...
VC sát cánh phối hợp tác chiến cùng KMĐ. Và Trung Quốc viện trợ thông qua VN, VN cố vấn giúp cho họ một số đơn vị từ cấp tiểu đoàn trở lên. Chủ yếu là những chỉ huy người gốc Nam Bộ hoặc người Miền Ngoài vào Nam chiến đấu lâu năm nên dễ hiểu tính cách người Khmer. Sau này xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam thì số cán bộ chủ chốt này còn lại ít nên mất đi lợi thế am hiểu đặc điểm dân tộc và sở trường tác chiến vùng đồng bằng sông nước...
Giai đoạn chuẩn bị tổng phản công sang đất CPC.
Trước tình hình tranh chấp bằng vũ lực giữa VN và CPC ngày càng căng thẳng, phức tạp. VN không dàn xếp được với CPC Dân chủ bằng con đường ngoại giao, nên Bộ Chính trị, Trung ương đã manh nha ý định tổng phản công để giải quyết vấn đề kéo dài bế tắt. Từ năm 1977 đến 1978, Ban bí thư đã lập ra các nhóm, ban chuyên trách để nghiên cứu, lên kế hoạch. Do tính chất, nhiệm vụ có phát triển nên mấy lần thay đổi cơ cấu nhân sự và mật danh như “Nhóm 77, Ban 10, Ban Z, Ban B.68".
Trước tình hình tranh chấp bằng vũ lực giữa VN và CPC ngày càng căng thẳng, phức tạp. VN không dàn xếp được với CPC Dân chủ bằng con đường ngoại giao, nên Bộ Chính trị, Trung ương đã manh nha ý định tổng phản công để giải quyết vấn đề kéo dài bế tắt. Từ năm 1977 đến 1978, Ban bí thư đã lập ra các nhóm, ban chuyên trách để nghiên cứu, lên kế hoạch. Do tính chất, nhiệm vụ có phát triển nên mấy lần thay đổi cơ cấu nhân sự và mật danh như “Nhóm 77, Ban 10, Ban Z, Ban B.68".
Địch tay trong đòi bắn ông cố vấn xã.
Tôi thách bắn, sợ vãi đái dông luôn! và cái hậu...
Đầu tháng 1/1980, tôi nhận nhiệm vụ làm đội trưởng công tác xã Siem Bok. Nhằm ngay thời gian địch bắt đầu hồi phục dần lực lượng. Địa bàn xa lạ mà tiêng tăm thì mình chưa thật rành. Tình hình quan hệ quân với dân ngày càng căng thẳng, nặng nề. Tôi rất hoang mang không biết ai địch ai ta trong dân. Chúng tôi ngồi trên ổ kiến lửa mà không hay. Rồi một đêm, khẩu súng M79 của Đội không cánh mà bay. Do lính giữ súng ham nhậu, say ngủ quên bị tay trong của địch lén trộm mất. Tôi bầm gan tím ruột!
Thì tiếp chuyện động trời này.
Ngẫu nhiên, sáng ngày nọ, một đội viên đội công tác bạn nói: Báo cáo anh (tức tôi), đêm qua anh bảo lũ tôi đi kiểm tra. Như anh nói: thấy dân quân đánh bài ăn thua bằng đạn thì chấn chỉnh ngay theo lệnh nghiêm cấm. Bọn tôi phát hiện đám dân quân xã đang đánh bài. Nên nhắc nhở thì thằng Chanh nhà cuối xóm nói: "Tà Hùng giỏi có ngon xuống đây mà ngăn cấm, coi chừng ăn đạn vỡ đầu!". Nghe vậy, tôi nổi giận đùng đùng! và thầm nghĩ địch là đây chứ đâu, nẹt thằng này sẽ ra mấy thằng khác.
Ngẫu nhiên, sáng ngày nọ, một đội viên đội công tác bạn nói: Báo cáo anh (tức tôi), đêm qua anh bảo lũ tôi đi kiểm tra. Như anh nói: thấy dân quân đánh bài ăn thua bằng đạn thì chấn chỉnh ngay theo lệnh nghiêm cấm. Bọn tôi phát hiện đám dân quân xã đang đánh bài. Nên nhắc nhở thì thằng Chanh nhà cuối xóm nói: "Tà Hùng giỏi có ngon xuống đây mà ngăn cấm, coi chừng ăn đạn vỡ đầu!". Nghe vậy, tôi nổi giận đùng đùng! và thầm nghĩ địch là đây chứ đâu, nẹt thằng này sẽ ra mấy thằng khác.
Thế là tôi phái hai chiến sĩ Đội CT của mình tìm đến nhà gọi hắn lên hỏi chuyện. Khi đi phải mang đầu đủ súng đạn đã cấp. Rồi dặn một chiến sĩ khác ở lại: "Anh sắp trị một thằng cứng đầu, chú mày ngồi góc kia. Súng để lên đùi gỉa vờ như bình thường lơ là nhưng lên đạn, sẵn sàng bắn nếu nó phản ứng chống lại tao".
Tôi và chiến sĩ chờ sẵn, hắn bị điệu tới nơi đội CT. Hắn bước lên nhà sàn, tôi chỉ tên Chanh ngồi gần đối diện nhau. Hai người đối đáp bằng tiếng Khmer.
Tôi và chiến sĩ chờ sẵn, hắn bị điệu tới nơi đội CT. Hắn bước lên nhà sàn, tôi chỉ tên Chanh ngồi gần đối diện nhau. Hai người đối đáp bằng tiếng Khmer.
Vì sao Hùng Cạo hay viết về chuyện chiến trường K
Bạn ghét chiến tranh, không thích vậy. Thậm chí bạn không hiểu, nghĩ rằng mình khoe mẽ chiến tích. Không phải vậy đâu, máu đổ đầu rơi, đôi khi cướp đi sự sống của người khác, để khoe ư! Về chính trị, mình đã đoạn tuyệt với quá khứ từ lâu. Hoặc ai đó nghĩ rằng đã là bộ đôi sao phản lại truyền thống, tiếp tay thế lực "thù địch". Không danh phận, một cái fb cá nhân "cóc nhái" có gì mà ghê! Đã con người ai cũng có suy nghĩ riêng về đất nước trong giai đoạn nào đó, chỉ là nói hay không mà thôi! Nhớ và đồng cảm với nhiều đồng đội đã cùng cầm súng chiến đấu như mình nơi xa lạ. Rộng hơn là thân phận của người lính không cứ bên nào. Và nhân dân, dù ở đâu cũng một cổ hai tròng...
Bạn nào thích thì coi, không thì bỏ qua, chớ hiểu nhầm thành ý người gõ chữ.
Trước hết đó là những ký ức sâu đậm dù thời gian trải nghiệm không nhiều so với chiều dài cuộc đời. Nói theo kiểu phương Tây là dư chấn chiến tranh hay chấn thương tâm lý hậu chiến. Nó tác động lớn đối với người lính về sau, nhất là những ai nhiệt tâm với nhiệm vụ. Hay với những đồng đội vào sinh ra tử, chịu nhiều mất mát thương đau. Các bạn có tin, mình đã rời chiến trường hơn 30 năm, thỉnh thoảng đêm ngủ vẫn mơ. Có khi ta phục địch, khi thì địch rượt ta, mà cái giò không chạy được. Tỉnh dậy, toát mồ hôi bần thần và mừng giấc mơ không phải thật.
Theo ký ức, mình ghi theo lối kể chuyện những sự kiện ấn tượng với mình mà không có đầu có đuôi, vui buồn lẫn lộn. Để lưu lại những gì đã trải qua, những gì mình làm được và chưa được. Đâu là khách quan đâu chủ quan. Nó xoay quanh một con người thì đặt cái tôi là trung tâm chứ gì nữa.
Theo ký ức, mình ghi theo lối kể chuyện những sự kiện ấn tượng với mình mà không có đầu có đuôi, vui buồn lẫn lộn. Để lưu lại những gì đã trải qua, những gì mình làm được và chưa được. Đâu là khách quan đâu chủ quan. Nó xoay quanh một con người thì đặt cái tôi là trung tâm chứ gì nữa.
Có vài bạn yêu mến, góp ý nên viết thành sách dạng hồi ký.
H cảm động và cảm ơn. Khó à, ai chấp nhận. Mình đâu phải nhà văn nhà veo! Mình thuần tính nhưng mặt khác như con ngựa bất kham. Nên đã nói phải thẳng, không thì im lặng. Mình đã kể thì đều là sự thật, không lèo lái chính trị. Mình hay nói đùa, quên điều này viêc nọ thì có nhưng tuyệt đối không cố ý thêm thắt hoặc xạo sự. Nó trong một phạm vị nhỏ mà mình là chứng nhân, chỉ là một mảng của cuộc chiến tranh đầy phức tạp. Biết đâu để ai đó nghiên cứu về chiến tranh nhân dân, tham khảo. Hoặc thế hệ sau này biết mà rút ra điều gì đó, tránh bớt sai lầm của cha anh.
H cảm động và cảm ơn. Khó à, ai chấp nhận. Mình đâu phải nhà văn nhà veo! Mình thuần tính nhưng mặt khác như con ngựa bất kham. Nên đã nói phải thẳng, không thì im lặng. Mình đã kể thì đều là sự thật, không lèo lái chính trị. Mình hay nói đùa, quên điều này viêc nọ thì có nhưng tuyệt đối không cố ý thêm thắt hoặc xạo sự. Nó trong một phạm vị nhỏ mà mình là chứng nhân, chỉ là một mảng của cuộc chiến tranh đầy phức tạp. Biết đâu để ai đó nghiên cứu về chiến tranh nhân dân, tham khảo. Hoặc thế hệ sau này biết mà rút ra điều gì đó, tránh bớt sai lầm của cha anh.
Cho nên rảnh mình sẽ tiếp tục theo hướng trên.
Trần Hùng - Thợ Cạo cảm ơn bạn đã xem mình chia sẻ tâm tư!.
Trần Hùng - Thợ Cạo cảm ơn bạn đã xem mình chia sẻ tâm tư!.
Chiện bộ đội K nạp năng lượng và những thú rừng mình đã được ăn ở Campuchia.
Bọn mình hoạt động ở vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, rừng khộp (cây dầu) xen lẫn trảng cỏ nên thú rừng rất nhiều. Được ăn là do dân quân săn bắn "cung tiến" cho đội công tác của ông cố vấn. "Lếu láo" lơ là, thì Tà Hùng (dân nể cán bộ to gọi là ông...) đâu cấp đạn!. hehe. Thường cách 1-2 ngày là có thịt. Tiếng là lính nhưng bộ đội bắn dở ẹt, hao đạn, chờ sái thôi! Họ bắn ban ngày lẫn đêm đều giỏi. Có lần mình thấy bố dân quân cách con nai 200 mét, đứng khơi khơi bắn không cần tựa tì vào cây, chỉ với một phát đan CKC. Có lần, bọn mình đi truy quét địch sâu trong rừng. Gặp đàn bò tót khoảng chục con. Chúng chưa từng "trải nghiệm ăn đạn" của con người nên lính bắn trật, ngơ ngác không chạy. Mấy phát tiếp, chúng mới biết bỏ chạy, ngã một con, lính ấm chân răng một bữa!...
Thường ăn đủ các loại cá sông suối. Cá nhiều nên chỉ thấy dân đánh bắt bằng lưới chài, còn bộ đội thì chơi lựu đạn thuốc nổ. Cá nhỏ thì lấy mùng quây kéo. Chả ai thèm đi câu như ở Việt Nam. Dân chờ mùa khô, suối cạn, suốt cá ngất ngư bằng rễ cây kim tiền. Của sông, ngon nhất là cá Ba Sa (đặc sản khác với cá ở mình). Dân xẻ cá phơi khô hoặc ướp ủ với gạo rang, ăn ngon bá cháy! Cá sấu không ngon. Cá heo sông Mê Kông bị dính lưới, mỡ nhiều không ăn... Mùa mưa, đàn ca heo săn bắt cá nhỏ, ăn chừa lại cá đầu to bằng đầu gối, chèo ghe trên sông gặp hoài!. Dân và lính vớt lên mang về hưởng sái, cá không ươn do ngâm trong nước lạnh...
Chế độ Khmer Đỏ ác và hà khắc với dân nhưng hình như chúng hạn chế khai thác thiên nhiên nên thú rừng và cá sông suối nhiều đến vậy! Hay là chúng bắt dân làm, tận dụng sức lao động tối đa mà cho ăn ít. chã rõ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)