Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

Có mắc cỡ hông quí anh mẫu mực với vợ con?

Đường đường là người đàn ông mẫu mực. mắc cỡ với vợ con quá. dán vào đây cho nhớ!


Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

Chiện tôi thi đấu sốt rét đỉnh cao

Bạn có bao giờ bị chập dây chưa?
- Chiện tôi thi đấu sốt rét đỉnh cao.
Sốt rét mà nằm bẹp dí một chỗ, rồi chống gậy đi thảm hại có gì mà khoe. Anh đây chập cheng quậy tưng bừng, vui như tết. Đời đẹp như mơ, thế mới sướng!.
Nói không ngoa, nếu ai đó khoe là lính chiến thì phải có 2 cái mộc mới tin, đó là Hắc lào và Sốt rét. Như lời bài hát: "Ai chưa qua chưa phải là đời" - Tôi đã nếm mùi và vinh hạnh được đóng đủ cả hai bằng chứng nhận, ngon hơn nữa là sốt rét đỉnh cao. Ai nhỏ con, đôi khi không khỏi tự ty mặc cảm nhưng hãy tự an ủi: máy nhỏ mới tiết kiệm năng lượng, chạy bền. Ở chiến trường K, tôi từng chứng kiến bao thằng to con luôn đổ ngã trước vì bệnh sốt rét. Ấy là chưa kể: nếu lỡ bị thương nhiều người cùng lúc thì thằng nhỏ con luôn được ưu tiên khiêng đi trước cho nhẹ!. hehe…
90% lính chiến trường K hoạt động ở vùng rừng núi nên đều bị sốt rét. Dù cấp trên có truyên truyền phòng chống nhiễm bệnh. Nhưng điều kiện sinh hoạt bất thường, tính lính lại ẩu tả nên bị là tất nhiên. Thuốc uống phòng và trị đâu đủ, bệnh nặng đưa đi bệnh xá mới được chính thuốc nặng đô
hơn thì đã muộn. Ai sức khoẻ yếu thì hầu như đầu mùa mưa nào cũng “đến hẹn lại lên”. Nó tái phát thành một chu kỳ. Tuỳ người, có thể sốt kéo dài, có khi hơn nữa tháng, ai có sức thì sốt dăm ba ngày đến một tuần là qua. Ban đầu thì sốt cao 40-41 độ, nằm li bì, mơ màng ác mộng. Đến chuyển qua tâm thần, nói sảng, có hành vi quái lạ, rồi bất tỉnh, gọi là sốt ác tính. Vã mồ hôi, hết nóng thì chuyển qua lạnh thấu xương, run lập cập, đắp 2 cái chăn vẫn còn lạnh. Răng lung lay cả hàm, miệng đắng ngét, húp cháo cầm hơi. Qua cơn phải tựa vách tường hoặc chống gậy đi đứng liu xiu. Vi trùng sốt rét tàn phá hồng cầu để lại nước da xanh mướt, môi thâm sì. Nó tấn công hệ thần kinh làm nghị lực con người bị bẻ gãy, bệnh nhân phát cuồng, lơ láo, đờ dại…

Chiện ma quanh dẫn ts Cạo và lính đi lạc suốt đêm trong rừng.

Mỗi lần nhớ chuyện đi lạc, tôi nghĩ ngay đến cái chòi ruộng âm u ma quái ở bìa rừng năm xưa!

Thế nào là ma quanh?.
Hồi nhỏ, ông bà hay kể rằng: "ma quanh nó dẫn người ta xa nhà, dấu vào trong bụi tre gai, rồi cho ăn ếch nhái. Mất người, cả xóm đốt đèn đuốc đi tìm mới thấy, đưa về nhà thì người như kẻ mất hồn. Thỉnh thầy pháp trục ma, mới khỏi bệnh".

Năm 1979, Đại đội 4 chúng tôi đóng quân ở bản Tà Đẹt. Nhiệm vụ của đơn vị là bảo vệ dân và truy quét tàn quân Pol Pot trên địa bàn được giao. Vào ngày cuối mùa mưa, dân báo: thỉnh thoảng ban đêm địch mò về phum X, cách chỗ chúng tôi chừng 6 km. Tôi lúc bấy giờ là Trung sĩ phụ trách trung đội được chỉ huy giao tổ chức lính đi phục kích.
Chiều hôm đó, tôi dẫn quân đi, đến khu rừng cánh làng hơn một cây số. Dừng chân, ém quân ở bên suối. Ăn uống xong, trời gần xẩm tối, tôi phân công 2 chiến sĩ ở lại, 8 người chúng tôi lên đường đi phục kích. Quá trình đi cắt rừng về hướng Phum, tôi chú ý quan sát ghi nhớ địa hình địa vật để đêm còn biết đường mà mò về lại chỗ ém quân. Nhớ là: qua một vạt ruộng, đi băng ngang một chòi trông lúa của dân, rồi men theo bờ ruộng vào Phum. 

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

Chuyện bị hắc lào ở chiến trường K

Hai cái mộc chứng nhận lính K, đó là Hắc lào và Sốt rét.
Như lời bài hát: "Ai chưa qua chưa phải là đời" - Mình đã nếm mùi và vinh hạnh được đóng bằng chứng nhận cả hai, ngon hơn nữa đó là sốt rét đỉnh cao đến độ chập cheng!.
Kể qua chiện Hắc lào trước.
Ở K, đơn vị nào đóng quân mà phải dựa vào nguồn nước ao đầm nước đọng để sinh hoạt như ăn uống, tắm giặt. Hay vào mùa mưa ẩm ướt, quần áo đâu có xà bông thoải mái để giặt sạch, phơi chưa kịp khô, lính ta cứ thế ních vào. Rồi đi hành quân truy quét địch, mồ hôi nhuễ nhãi, một bộ quần áo mặc mấy ngày, hết nắng rồi mưa. Thì trước sau gì cũng bị dích Hắc lào.
Nó còn được gọi là Lác đồng tiền, là một bệnh do vi nấm gây nên. Thường nó bắt đầu đóng mộc ở chỗ vùng kín nóng ẩm nhất đó là chỗ chim cúc cu và hai bên bẹn. Mình bị ngay trên đầu chim, thế mới ác!. Có người bị đầu tiên ở đầu gối, nơi hay đọng mồ hôi, quần cọ qua cọ lại. Rồi phát triển quanh eo bụng theo lằn dây lưng quần. Bờ cõi mở mang không giới hạn! Nếu không chữa trị tới bến, nó có thể lây lan lên tận mặt. Ban đầu, bông nở nhỏ thôi, có vành tròn như cái đồng xu bé xíu, dần dần xuất hiện mụn nước li ti. Sau lớn dần thành cái khu chén, nối nhau thành từng vệt, từng dề. Loang lổ khắp toàn thân.
Ban ngày thường ngứa vào lúc đổ mồ hôi, nhưng ngứa nhất vào đêm, lính tha hồ đờn gãi đến toé máu! Rồi người này lây sang người khác... Có gì đó, mình liên tưởng đến câu ca "Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên" - Ở đây là con nấm, ta bôi thuốc thì nó lặn xuống trốn đào hào dưới da như con cái ghẻ. Trên mặt thì khô lành lên da non nhưng dưới thịt nó vẫn nằm ở đấy. Vậy là lính ta cào cấu, cứ thế và cứ thế, lớp mới chồng lớp cũ. 

Cạo cắn linh tinh... 4



Hội chứng "chân tay ma"

Tính mình hay xem lướt nhưng với câu chuyện dưới đây, đọc liền một mạch. Rất xúc động và vỡ ra nhiều điều mà lâu nay chưa mấy hiểu về thương binh nặng. Trân trọng giới thiệu các bạn. Hay xem và cảm nhận có những người như thế trong cuộc đời này.
.....
Tuan Doan
Tặng các CCB sư đoàn 307:
‘’RÁNG SỐNG VỀ VỚI MÁ NGHE CON !’’
( TRÒ CHUYỆN VỚI MỘT THƯƠNG BINH TRUNG ĐOÀN BỊ CẮT CHÂN 7 LẦN ).
1. TUI BỊ THƯƠNG
- Quang này , kể từ khi đồng hương bị mất hai chân, đến nay đã bao năm rồi nhỉ ?
- Chính xác là 38 năm. Tui vấp mìn năm 1981. Tại Anlong Viêng.
- 38 năm ! Ít ra cũng gần nửa đời người. Giờ nói chuyện về hai cái chân bị mất, đồng hương thấy có muộn không ?
- Ai thấy muộn thì mặc họ. Còn tui, lúc nào cũng cảm thấy như vừa bị mất hôm qua.
- Tôi hỏi thiệt, để có được hai cái chân bị cụt đến gần bẹn như thế này, đồng hương bị cắt mấy lần ?
- 7 lần. Tất cả tổng cộng là 7 lần !
- Kinh khủng thiệt ! Những 7 lần kia ?
- Chứ sao ! Nói thiệt , không giỡn đâu !
- Cụ thể từng lần thế nào ?
- Thì lần thứ nhứt, tui đang đi tuần thì vấp mìn. Cũng may tui vấp, tui bị. Chỉ mình tui hưởng trọn trái mìn. Không ảnh hưởng đến ai. Mặc dù hôm đó, tụi tui đi tuần có khoảng 7-8 người. Cũng may, hôm đó, anh em đi thưa.

Cảm nhận một số tính cách người Khmer CPC khác với người Việt.

Họ không quen ý thức hệ chính trị và lý luận.
Họ nể trọng cán bộ thật sự, không dèm pha nói xấu sau lưng. Họ thích làm ông lớn nhưng không đua chen kèn cựa với người khác. Họ coi nhau đơn giản là tình người với người, làm chức vụ lớn hay nhỏ chứ không phải phe địch hay ta. Nên có chuyện lính của chế độ kia rồi đầu quân làm lính chế độ này, chỉ huy coi là bình thường sẵn sàng tiếp nhận nếu không có sự nhắc nhở từ cố vẫn VN. Trong việc công, không thấy họ viện dẫn lý luận này nọ hay tranh luận đúng sai, cán bộ bàn bạc xong việc ai nấy làm...
Họ không biết cãi lộn với nhau
Họ sống chan hoà với nhau, không nghe ồn ào cãi vã dù trong gia đình hay với hàng xóm hoặc trong cuộc họp chung. Không có cảnh phân biệt con ông con bà. Không có cảnh chồng đánh đập vợ, vợ đay nghiến chồng. Vợ lớn hơn chồng chục tuổi là bình thường, thậm chí hai chục tuổi, trông như mẹ với con, không ai dè bỉu dị nghị... Có điều mình nghe nói: Nếu mâu thuẫn với người khác mà không thể dàn hoà thì có thể họ bí mật phục kích thanh toán nhau mà người ngoài không biết ai chém, ai bắn...
Họ không có thói trộm cắp văt.
Không nghe thấy dân báo cáo phản ánh lên chính quyền về trường hợp nào. Dù tài sản gia đình ở quê nghèo không có đáng giá nhưng vẫn là tài sản. Họ đi làm thì ít có gia đình khoá cửa, đa số chỉ khép cửa lại rồi đi. Ngày đêm, vật dụng sinh hoạt cũng như giày dép họ để dưới nhà sàn không bị mất bao giờ...
Họ thường cho tặng đồ dùng.
Nếu người họ mến xin hoặc tỏ ý thích thì họ sẽ cho ngay coi như vật kỷ niệm. Với đồ có giá trị thì không biết sao nhưng với vật dụng thông thường như quần áo, mũ nón, giầy dép... thì họ lột ra cho ngay mà không hề đắn đo. Cho nên lính CPC dù có trang bị quân trang, đạn dược đầy đủ thì sau vài tháng đã thiếu trước hụt sau vì cái tính ấy. Không thì thôi, vì vậy nên họ không thích thói tuỳ tiện và trộm cắp vặt...

Tại sao gọi là dân Nẫu

Vì dân Nẫu làm biếng phản hồi, ví dụ người đối diện nói với mình:
Dẫy na, dẫy á = Vậy sao? mà cũng có thể là Vậy à!
Kệ Nẫu = Mặc kệ người ta mà cũng có thể là Kệ tui! 
Dẫy thâu = Kết thúc đồng ý mà cũng có thể là không, cứ y vậy mà...
Dẫy ngheng = Phủi đít đi luôn thì biết chắc rằng minh lo, Nẫu không trả tiền.
Những câu nói tán thán trên, chỉ hai từ ngắn gọn thôi nhưng hiểu còn tùy ngữ cảnh đi kèm âm điệu nặng nhẹ, có gắt cuối câu không và cảm xúc trên khuôn mặt người nói. Từ đó có thể hiểu là: xác định, phủ định hay nghi vấn...
Nhưng: Yêu, không iêu thì thâu, nói dứt phát!
Vậy mới lạ, mới là dân Nẫu!
Ảnh minh hoạ,
Mình thấy vui vì có 2 ông bẻ bánh tráng ăn nhìn 2 ông khác gắp và 1 ông để tay dưới bàn.
Nhìn tấm ảnh trên, mình liên tưởng đến tính cách người xứ Nẫu ở quê nhà.

Fan cứng xuống trần sợ mỗi thằng Suzuki áp chảo!


Tìm kiếm Blog này