Tay cầm tờ bạc run run, hổng biết có bị quy tậu nước quài tài trợ lão cạo hông đây? lo ơi lo là!
Tim thông tin blog này:
Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019
Yêu nước mắm nên nhớ nguồn cội, cứ thế mà làm!
Yêu nước mắm nên nhớ nguồn cội.
Nước mắm do người Chăm mình sáng tạo ra đầu tiên.
Người Việt bắt chước làm theo và phát triển thành quốc hồn quốc tuý.
Người Pháp khi mới sang Việt Nam, dùng chưa quen gọi là nước cá thối. Nhưng chính người Pháp nghiên cứu khoa học về nó đầu tiên và giới thiệu nó sang châu Âu. Và cũng chính Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bảo hộ nước mắm truyền thống đầu tiên.
Nước mắm do người Chăm mình sáng tạo ra đầu tiên.
Người Việt bắt chước làm theo và phát triển thành quốc hồn quốc tuý.
Người Pháp khi mới sang Việt Nam, dùng chưa quen gọi là nước cá thối. Nhưng chính người Pháp nghiên cứu khoa học về nó đầu tiên và giới thiệu nó sang châu Âu. Và cũng chính Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bảo hộ nước mắm truyền thống đầu tiên.
Có nhiều nước sản xuất nước chấm nhưng cái thứ của Việt Nam mới đúng
nghĩa là nước mắm. Xem bảng so sánh thành phần hoá học nổi trội của nước
mắm VN.
(số liệu từ GS Nguyễn Văn Tuấn)
(số liệu từ GS Nguyễn Văn Tuấn)
"Tao đẻ ra mày hay mày đẻ ra tao?"
Xem bài báo, các anh chị
nói dzậy là yếu về ný nuận nên không hiểu: Đảng lãnh đạo tuốt, làm gì có
chuyện tam quyền phân lập. Ngay cả viện trưởng VKS, chánh án TA chưa vô
được Ban thường vụ thì làm sao cấp dưới dám gọi bí thư, chủ tịch hay
phó chủ tịch thường trực ra toà làm nhân chứng hay đối chứng.
Khi họp hành có quan nhớn dự, quan nhỏ cất tiếng phải kính thưa kính
gửi, khép nép dạ vâng thí mịa! Cái ghế đang ngồi ấy do ai cất nhắc? - Dù
cho sếp cấp trên ngành dọc bổ nhiệm nhưng thường vụ không ok chưa chắc đã được nghe chửa!.
Họ kêu gọi Nhà nước pháp quyền nhưng Đảng không thực tâm muốn biến thành hiện thực, nên mơ vẫn là mơ. Buồn cho đất nước này!
https://thanhnien.vn/thoi-su/ong-chu-tich-to-dung-the-tham-phan-thi-be-the-khong-ne-nang-khong-duoc-1122045.html
https://thanhnien.vn/thoi-su/ong-chu-tich-to-dung-the-tham-phan-thi-be-the-khong-ne-nang-khong-duoc-1122045.html
Gặp thằng trẻ ranh đã ngu mà còn láo!
Tuần rồi, lão thiệt
không ngờ lại gặp thằng chạy xe máy đi giao hàng mà xài điện thoại cùi
bắp. Người ta lớn tuổi không chạy xe ôm grab được đã đành. còn nó là
thanh niên mà sao trình chỉ vậy!.
Ngày hôm trước, nó alo để nhờ lão hướng dẫn đến nhà. Mình nói: em cứ gõ vào bản đồ.... Tới đó rồi alo chú, nhà gần đó, chú chỉ lối vào nhà. Chứ theo cái địa chỉ ghi trên đơn hàng mất công lắm vì số nhà ngày nay rất chi là trời ơi đất hỡi.
Ngày hôm sau, trước khi đi, nó lại điện thoại hỏi, lại phải chỉ... Hướng dẫn chưa hết câu, nó đã cúp ĐT cái rẹt (sợ tốn tiền)... rồi lại hỏi...
Ngày hôm trước, nó alo để nhờ lão hướng dẫn đến nhà. Mình nói: em cứ gõ vào bản đồ.... Tới đó rồi alo chú, nhà gần đó, chú chỉ lối vào nhà. Chứ theo cái địa chỉ ghi trên đơn hàng mất công lắm vì số nhà ngày nay rất chi là trời ơi đất hỡi.
Ngày hôm sau, trước khi đi, nó lại điện thoại hỏi, lại phải chỉ... Hướng dẫn chưa hết câu, nó đã cúp ĐT cái rẹt (sợ tốn tiền)... rồi lại hỏi...
Khi đến, nó phóng chiếc Exciter cái xẹt vào trước nhà như tay chơi sành
điệu. Lão mới góp ý: sao chú không mua cái smart phone mà dùng cho
tiện, đồ cũ đâu có bao nhiêu tiền.
Nói nói cộc lốc bằng giọng Bắc: chú cho tiền đây con mua, con đâu có tiền. Lão nghe xóc óc! mình và nó nói qua nói lại... Chắc do nó chạy xe lâu mới tìm ra chỗ vì hỏi thăm dọc đường. Mà lão thì đâm bực vì phải chỉ chỗ mấy lần.
Người ta có thiện chí góp ý thì nó không tiếp thu lại lý sự cùn: Cháu không tìm ra chỗ thì chú không nhận được hàng. Lão bảo: chú mất công mà không nhận được tiền giao hàng, chứ tôi mất gì đâu, hàng vẫn còn đó. Lần đầu tiên tôi mới thấy người đi hành nghề này mà không có smarth phone như chú.
Nói nói cộc lốc bằng giọng Bắc: chú cho tiền đây con mua, con đâu có tiền. Lão nghe xóc óc! mình và nó nói qua nói lại... Chắc do nó chạy xe lâu mới tìm ra chỗ vì hỏi thăm dọc đường. Mà lão thì đâm bực vì phải chỉ chỗ mấy lần.
Người ta có thiện chí góp ý thì nó không tiếp thu lại lý sự cùn: Cháu không tìm ra chỗ thì chú không nhận được hàng. Lão bảo: chú mất công mà không nhận được tiền giao hàng, chứ tôi mất gì đâu, hàng vẫn còn đó. Lần đầu tiên tôi mới thấy người đi hành nghề này mà không có smarth phone như chú.
Cái tên và cái thân ứng với cuộc đời.
Tên lót chữ Tiểu ứng với tướng nhỏ thó, cái mẹc móm thụt thì độc và lạ, đáng gờm như Đặng Tiểu Bình. Tên lót chữ Cận ứng với tướng phốp pháp, cái mẹc gà mái thì thâm nhọ khó lường như Tập Cận Bình.
Còn hai lão đều có tên Bình đấy là cái chí muốn bình thiên hạ.
Tên họ lão Mao chủ xị, không biết nghĩa nhưng ấn tượng. Mẹc cũng thuộc dạng gà mái nho chùm, tướng bệ vệ muốn làm cha thiên hạ, giết người không góm tay.
Còn hai lão đều có tên Bình đấy là cái chí muốn bình thiên hạ.
Tên họ lão Mao chủ xị, không biết nghĩa nhưng ấn tượng. Mẹc cũng thuộc dạng gà mái nho chùm, tướng bệ vệ muốn làm cha thiên hạ, giết người không góm tay.
Tây ba lô hướng dẫn viên cho người Việt và dạy cách xài tiền!
Minh ít tiếp xúc nên không hiểu chiều sâu của họ nhưng có vài dịp đi
chơi chung hay đến nhà nhau thăm chơi thông qua người bạn. Minh có ấn
tướng: Về chú sồn sồn người Pháp thổ địa ở VN.
Bọn mình đi Vũng Tàu chơi bằng xe máy, ở nhà nghỉ mini giá rẽ, rồi nhờ chú thổ địa dắt đi chơi. Chú dẫn đi ăn hải sản và tắm biển ở bãi Long Hải hơi xa thay vì bãi Trước, bãi Sau gần hơn. Nơi đây biển khá sạch, người không quá đông, mua bán không xập xí xập ngầu, giá cả cũng mềm hơn hai bãi kia.
Vào cuối chiều, nhóm góp đều tiền mua đồ ăn gọn nhẹ, rồi chú ấy dẫn cả bọn chạy xe máy lên núi thấp có đặt ngọn hảỉ đăng. Lên đó gọi thêm mồi bia của quán để có chỗ ngồi nhậu chơi ngắm cảnh. Nơi đây không khi trong lành mát mẻ, dao quanh nhìn được toàn cảnh về đêm của thành phố VT từ trên cao.
Ăn sáng hay ăn cơm bữa thì chú dẫn tìm các quán bình dân. Vào tận chỗ chỉ món ăn và hỏi giá, thấy mắc đi quán khác gần đó... Khác với đa số người Việt vào bàn và gọi đồ, ăn xong mới biết giá trời ơi đất hỡi.
Những nơi như vậy ít người Việt biết chơi "điệu đàng", thường "cắm đầu" vào những chỗ đông vui ồn ào nên bị chặt đẹp là phải!
Bọn mình đi Vũng Tàu chơi bằng xe máy, ở nhà nghỉ mini giá rẽ, rồi nhờ chú thổ địa dắt đi chơi. Chú dẫn đi ăn hải sản và tắm biển ở bãi Long Hải hơi xa thay vì bãi Trước, bãi Sau gần hơn. Nơi đây biển khá sạch, người không quá đông, mua bán không xập xí xập ngầu, giá cả cũng mềm hơn hai bãi kia.
Vào cuối chiều, nhóm góp đều tiền mua đồ ăn gọn nhẹ, rồi chú ấy dẫn cả bọn chạy xe máy lên núi thấp có đặt ngọn hảỉ đăng. Lên đó gọi thêm mồi bia của quán để có chỗ ngồi nhậu chơi ngắm cảnh. Nơi đây không khi trong lành mát mẻ, dao quanh nhìn được toàn cảnh về đêm của thành phố VT từ trên cao.
Ăn sáng hay ăn cơm bữa thì chú dẫn tìm các quán bình dân. Vào tận chỗ chỉ món ăn và hỏi giá, thấy mắc đi quán khác gần đó... Khác với đa số người Việt vào bàn và gọi đồ, ăn xong mới biết giá trời ơi đất hỡi.
Những nơi như vậy ít người Việt biết chơi "điệu đàng", thường "cắm đầu" vào những chỗ đông vui ồn ào nên bị chặt đẹp là phải!
Không biết sử dụng bản đồ trên điện thoại, thật phí của giời cho!
Vì sao người có điện thoại nên quan tâm đến công cụ này?
Hầu hết ai cũng biết Google Maps nhưng sử dụng thành thạo chưa nhiều. Phần đông phụ nữ ít rành về Google Maps nhất là chị em lớn tuổi. Nên Thợ cạo chia sẻ vài kinh nghiệm dành cho bạn chưa biết.
Ai cũng có nhu cầu xê dịch đi lại nơi này nơi nọ. Nó giúp mình tìm đến chỗ mới và về lại chỗ cũ mà không cần hỏi người khác, rất mất thời gian. Bỏ tiền ra sắm một cái điện thoại smart phone 5-10 triệu đâu phải chỉ để chụp mình cho đẹp, vào mạng cho oách. Người ít tiền bỏ ra 1-2 triệu cũng xài được như ai. Người biết sử dụng thành thạo bản đồ mạng thì có thể đi từ nam chí bắc mà không cần hỏi thăm người dọc đường.
Điều kiện cần có để xài được Google Maps.
Dĩ nhiên điện thoại của bạn phải có sóng wifi. Cần mua và nạp card để có mạng. Nếu bạn là người tiết kiệm hợp lý thì chỉ cần mua một cái sim Vietnam Mobil và duy trì nó. Bạn có thể lên mạng và xem bản đồ dù đang ở đâu và bất cứ lúc nào cần. Nếu điện thoại của bạn không dùng được mà ở nhà có máy tính nối mạng thì dùng nó để xem kỹ đường đi trước khi xuất phát cũng có ích.
Hầu hết ai cũng biết Google Maps nhưng sử dụng thành thạo chưa nhiều. Phần đông phụ nữ ít rành về Google Maps nhất là chị em lớn tuổi. Nên Thợ cạo chia sẻ vài kinh nghiệm dành cho bạn chưa biết.
Ai cũng có nhu cầu xê dịch đi lại nơi này nơi nọ. Nó giúp mình tìm đến chỗ mới và về lại chỗ cũ mà không cần hỏi người khác, rất mất thời gian. Bỏ tiền ra sắm một cái điện thoại smart phone 5-10 triệu đâu phải chỉ để chụp mình cho đẹp, vào mạng cho oách. Người ít tiền bỏ ra 1-2 triệu cũng xài được như ai. Người biết sử dụng thành thạo bản đồ mạng thì có thể đi từ nam chí bắc mà không cần hỏi thăm người dọc đường.
Điều kiện cần có để xài được Google Maps.
Dĩ nhiên điện thoại của bạn phải có sóng wifi. Cần mua và nạp card để có mạng. Nếu bạn là người tiết kiệm hợp lý thì chỉ cần mua một cái sim Vietnam Mobil và duy trì nó. Bạn có thể lên mạng và xem bản đồ dù đang ở đâu và bất cứ lúc nào cần. Nếu điện thoại của bạn không dùng được mà ở nhà có máy tính nối mạng thì dùng nó để xem kỹ đường đi trước khi xuất phát cũng có ích.
Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019
Ai là cha đẻ “16 chữ vàng" và "4 tốt” ?
01/9/2014 – “Phương châm 16 chữ” và “Tinh thần 4 tốt” – Với nguyên tắc ứng xử này đã chi phối mọi chính sách, hoạt động đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc. Vậy ai là cha đẻ?
– Xin thưa, đó là toa thuốc của thầy thuốc bắc Giang xì dầu (không có bất kỳ tài liệu nào chứng minh ngược lại là sáng kiến của lãnh đạo Việt Nam). Sư việc bắt đầu từ ngày 03/9/1990, cuộc gặp lịch sử tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc.
(Cpc.people.com.cn)
– Xin thưa, đó là toa thuốc của thầy thuốc bắc Giang xì dầu (không có bất kỳ tài liệu nào chứng minh ngược lại là sáng kiến của lãnh đạo Việt Nam). Sư việc bắt đầu từ ngày 03/9/1990, cuộc gặp lịch sử tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc.
(Cpc.people.com.cn)
Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019
Tìm hiểu sự giao lưu văn hóa giữa dân tộc Chăm và Việt
Qua quá trình biến chuyển của lịch sử, dân tộc Chiêm (tức Chăm) và Việt (hay Kinh) đã dần dần trở thành những cư dân sống rất gần gũi nhau, cộng canh cộng cư với nhau. Ở nhiều vùng nông thôn, người Chăm và người Việt sống dựa lưng vào nhau trong mọi sinh hoạt để hỗ trợ cho nhau một cách thiết thực và thân tình.
Nếu người Chăm chuyên sống về nghề ruộng rẫy, nghĩa là chỉ làm thuần nông thì người Kinh lại thạo những nghề trồng rau và buôn bán. Trong các vùng Chăm, chính người Kinh làm nhiệm vụ cung cấp rau sống và các hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người Chăm, vì trước đây 50 năm người Chăm không bao giờ buôn bán và cũng không trồng rau. Hôm nay có sự đổi thay, người Chăm đã biết buôn bán (tuy chưa nhiều), hoặc vài gia đình biết trồng rau muống để kiếm sống. Ngay trong việc làm ruộng, có những việc trước đây người Chăm không bao giờ làm như gặt hái chẳng hạn, chỉ do người Kinh đảm đương. Chính sự phân công tự nhiên như vậy trong sinh hoạt hàng ngày đã khiến cho cư dân Chăm-Kinh xích lại gần nhau hơn, như một bổ sung tự nhiên trong cuộc sống.
Một cuộc sống có sự tương hỗ hài hòa như thế sẽ tạo nên những luồng giao lưu và tiếp biến văn hóa về mọi mặt giữa hai dân tộc, từ văn hóa ăn uống, may mặc, kinh tế, âm nhạc, phong tục-tín ngưỡng đến giao lưu nhân chủng, tên họ, địa danh, và đặc biệt nhất là giao lưu ngôn ngữ. Một số yếu tố văn hóa ấy đã từng tiếp biến một cách nhuần nhuyễn, trở thành yếu tố văn hóa truyền thống, đến nỗi ta cứ tưởng vài nếp phong tục như là của chính ông cha ta để lại. Chỉ có nhà nghiên cứu mới tách bóc từng lớp văn hóa trong văn hóa của một dân tộc. (1)
Nếu người Chăm chuyên sống về nghề ruộng rẫy, nghĩa là chỉ làm thuần nông thì người Kinh lại thạo những nghề trồng rau và buôn bán. Trong các vùng Chăm, chính người Kinh làm nhiệm vụ cung cấp rau sống và các hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người Chăm, vì trước đây 50 năm người Chăm không bao giờ buôn bán và cũng không trồng rau. Hôm nay có sự đổi thay, người Chăm đã biết buôn bán (tuy chưa nhiều), hoặc vài gia đình biết trồng rau muống để kiếm sống. Ngay trong việc làm ruộng, có những việc trước đây người Chăm không bao giờ làm như gặt hái chẳng hạn, chỉ do người Kinh đảm đương. Chính sự phân công tự nhiên như vậy trong sinh hoạt hàng ngày đã khiến cho cư dân Chăm-Kinh xích lại gần nhau hơn, như một bổ sung tự nhiên trong cuộc sống.
Một cuộc sống có sự tương hỗ hài hòa như thế sẽ tạo nên những luồng giao lưu và tiếp biến văn hóa về mọi mặt giữa hai dân tộc, từ văn hóa ăn uống, may mặc, kinh tế, âm nhạc, phong tục-tín ngưỡng đến giao lưu nhân chủng, tên họ, địa danh, và đặc biệt nhất là giao lưu ngôn ngữ. Một số yếu tố văn hóa ấy đã từng tiếp biến một cách nhuần nhuyễn, trở thành yếu tố văn hóa truyền thống, đến nỗi ta cứ tưởng vài nếp phong tục như là của chính ông cha ta để lại. Chỉ có nhà nghiên cứu mới tách bóc từng lớp văn hóa trong văn hóa của một dân tộc. (1)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)