Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

Ai là cha đẻ “16 chữ vàng" và "4 tốt” ?

01/9/2014 – “Phương châm 16 chữ” và “Tinh thần 4 tốt” – Với nguyên tắc ứng xử này đã chi phối mọi chính sách, hoạt động đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc. Vậy ai là cha đẻ?

– Xin thưa, đó là toa thuốc của thầy thuốc bắc Giang xì dầu (không có bất kỳ tài liệu nào chứng minh ngược lại là sáng kiến của lãnh đạo Việt Nam). Sư việc bắt đầu từ ngày 03/9/1990, cuộc gặp lịch sử tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc.


(Cpc.people.com.cn)

Tháng 11-1991: Nhận lời mời của Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã dẫn Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Trung Quốc, hai nước tuyên bố “khép lại quá khứ, mở ra tương lai”, thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước.


(Ifeng)

16 chữ được ủ bỡi bốn loại tương, không rõ từ năm nào sau Hội nghị Thành Đô 1990, đó là:

“Sơn thủy tương liên,
Lý tưởng tương thông,
Văn hóa tương đồng,
Vận mệnh tương quan”.

Từ ngày 19 đến 22-11-1994, trong chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã đề ra 16 chữ trong giải quyết quan hệ hai nước:

“Phương hướng rõ ràng,
Từng bước tiến lên,
Đại cục làm trọng,
Hữu hảo hiệp thương”.

Từ ngày 25-2 đến 2-3-1999, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thăm Trung Quốc, hội đàm với Tổng bí thư Giang Trạch Dân, hai bên đã ra bản Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc với phương châm, vẫn 16 chữ, cho đến ngày nay:

“Láng giềng hữu nghị,
Hợp tác toàn diện,
Ổn định lâu dài,
Hướng tới tương lai”

(Inas.gov.vn)

Nội dung phương châm

Tháng 11 năm 2000, khi hội đàm với Tổng bí thư mới đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đến thăm, Tổng bí thư Giang Trạch Dân nêu rõ, 16 chữ này là phương châm quan trọng chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước (Theo vi.wikipedia)

“Ổn định lâu dài” (长期稳定, Trường kỳ ổn định) là nhấn mạnh tình hữu nghị Trung Việt là phù hợp lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình hình nào đều phải giữ sự ổn định và phát triển lành mạnh của quan hệ hữu nghị, khiến nhân dân hai nước đời đời hữu nghị với nhau;

“Hướng tới tương lai” (面向未来, Diện hướng vị lai) là phải xuất phát từ hiện nay, nhìn về lâu dài, kế thừa truyền thống, mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung Việt;

“Hữu nghị láng giềng” (睦邻友好, Mục lân hữu hảo) là yêu cầu hai bên phải làm người láng giềng tốt, người bạn tốt, trước sau xử lý mọi vấn đề trong quan hệ hai nước với tinh thần hữu nghị láng giềng;

“Hợp tác toàn diện” (全面合作, Toàn diện hợp tác) là phải không ngừng củng cố, mở rộng và sâu sắc sự giao lưu và hợp tác giữa hai đảng, hai nước trong mọi lĩnh vực, để mưu cầu hạnh phúc cho hai nước và nhân dân hai nước, đồng thời góp phần cho việc giữ gìn và thúc đẩy nền hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực.

Wiki dẫn lại từ Website Hơp tác kinh tế thưong mại giữa Trung Quôc và Viêt Nam, trang này đã xóa: http://www.chinavietnam.gov.cn/cvweb/vcc/info/Article.jsp?a_no=134050&col_no=567

Giang xì dầu giải thích ý nghĩa

Tháng 11 năm 2000, khi hội đàm với Tổng bí thư mới đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đến thăm, Tổng bí thư Giang Trạch Dân nêu rõ, 16 chữ này là phương châm quan trọng chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước.

“Ổn định lâu dài” là nhấn mạnh tình hữu nghị Trung Việt là phù hợp lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình hình nào đều phải giữ sự ổn định và phát triển lành mạnh của quan hệ hữu nghị, khiến nhân dân hai nước đời đời hữu nghị với nhau;

“Hướng tới tương lai” là phải xuất phát từ hiện nay, nhìn về lâu dài, kế thừa truyền thống, mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung Việt;

“Hữu nghị láng giềng” là yêu cầu chúng ta phải làm người láng giềng tốt, người bạn tốt, trước sau xử lý mọi vấn đề trong quan hệ hai nước với tinh thần hữu nghị láng giềng;

“Hợp tác toàn diện” là phải không ngừng củng cố, mở rộng và sâu sắc sự giao lưu và hợp tác giữa hai đảng, hai nước trong mọi lĩnh vực, để mưu cầu hạnh phúc cho hai nước và nhân dân hai nước, đồng thời góp phần cho việc giữ gìn và thúc đẩy nền hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực.

Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nói, đảng và chính phủ Việt Nam sẽ ra sức thúc đẩy quan hệ Việt Trung phát triển sâu sắc và thiết thực hơn dưới sự chỉ đạo của phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.

(Vietnamese.cri.cn)

Giang chủ xị cảm thấy chưa “đủ đô” nên cho ra đời thêm tinh thần 4 tốt:

Từ ngày 27-2 đến ngày 1-3-2002: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân thăm Việt Nam, hội đàm với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân nhấn mạnh đến mối quan hệ về láng giềng, bạn bè, đồng chí:

Láng giềng tốt,
Bạn bè tốt,
Đồng chí tốt,
Đối tác tốt.

(Inas.gov.vn)

Trong chuyến sang thăm Việt Nam năm 2002, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân phát biểu đề xuất tinh thần “bốn tốt” giữa hai quốc gia

(Vietnamnet)

Thợ cạo

Tìm kiếm Blog này