Bộ đội ta ngán nhất là mìn sau nữa là lối đánh đu bám cù nhay của Kh'mer Đỏ.
Tuy là đàn em VN về chiến tranh du kích nhưng KMĐ vận dụng lối đánh này rất lợi hại, làm đối phương rất khó chịu và mệt mỏi. Chơi theo kiểu: địch mạnh ta rút, địch dừng ta quậy, địch phản ta chạy, rồi quay lại tập kích tiếp
Tim thông tin blog này:
Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020
"Kiếp" làm trợ lý tác chiến.
Từ Campuchia về học lớp bồi dưỡng tiểu đoàn trưởng của quân khu 5. Sáu tháng, ngày ra trường mình muốn quay lại Campuchia để thử lửa nhưng không được chấp nhận. Tháng 1/1986, cầm quyết định điều động về tỉnh đội Phú Khánh làm trợ lý tác huấn. Cơ quan nằm ở số 1 Ngô Quyền - Nha Trang, giáp lưng với Uỷ ban tỉnh. Vì là "lính đánh thuê" miệt mài cho QN-ĐN nên khi về quê hương, không quen ai biết mình là thằng nào, từ đâu đến. Bơ vơ một thời gian ngắn rồi cũng quen dần anh em cán bộ. Ban tác huấn nơi mình công tác là một ban lớn của một phòng lớn, đó là P tham mưu. Làm việc ở nhà hai tầng của VNCH, ngủ nghỉ ở nhà Pháp, cũng trên lầu luôn, sinh hoạt khá xông xênh thoải mái.
Mình được sếp giao phụ trách mảng địa lý quân sự, lãnh vực mà lính - quan cũng là một. Được bố trí một ngăn phòng, mình kiếm cái máy đánh chữ, tự học gõ văn bản chả cần nhờ em văn thư muốn ve vãn anh đại úy. Trong chuyên môn muốn làm gì thì làm, cần thỉnh thị gì thì gặp chỉ huy phó - tham mưu trưởng. Như "vua một cõi' nhỏ. Sáng, cả Ban tập trung nghe đọc báo 30 phút, xong thì ai về bàn nấy lo việc của mình. Thời gian rảnh bát ngát, ra cổng vệ binh chào mà không dám hỏi ông sĩ quan đi đâu. Sáng sớm chạy bộ tắm biển, giữa buổi, lúc thì đạp xe đi thư viện, lúc la cà chợ Đầm, chiều tắm biển, tối đọc sách, luyện yoga, đi xem phim... Sướng nào bằng!
Mỗi tuần, trực ban tác chiến một ngày/đêm. Công việc tèn tén ten thôi chả gì ghê, ngồi chơi nghe trợ lý các đơn vị bên dưới và huyện thị đội báo về. Chủ yếu là nắm tình hình vượt biên, thêm tin trật tự trị an vớ vẩn. Có điều hơi buồn vì lẩn thẩn mỗi một mình. Thời ấy, hình như chưa có điện thoại bàn gia đình, chỉ có ở cơ quan, riêng số máy trực ban ưu tiên 24/24. Tối a lô với người yêu, thích thì tám chơi với mấy em bưu điện.
Âm miu chuyển ngành làm quan đảng không thành!
Trợ lý Cạo cứ xùng xèng công tác chờ thời, mà chưa biết cách nào thoát ra.
Rồi thời cơ đến một cách tình cờ. Một lần đi tranh thủ về nhà, ghé trụ sở Thị uỷ Tuy Hoà, thăm chơi và tán dóc với ông anh họ cùng thôn, tên Bảy Ngời đang làm chánh văn phòng.
Mình tâm sự:
Em ở Campuchia lâu, máu lửa đánh đấm cũng ra trò mà về tỉnh đội ngồi chơi xơi nước, mãi chán lắm anh ạ!
Ảnh nhắc chuyện xưa:
Anh còn nhớ ngày xã tiễn thanh niên đi nghĩa vụ quân sự lên "cầu vinh quang", chú mày thay mặt tụi nó đọc diễn văn quyết tâm, nghe được đấy, ai chả biết.
Ảnh chợt nói:
Hay mày về đây với anh. Gốc gác được, lại trẻ có trình độ năng lực, chục năm tuổi đảng nữa.
Mình thắc mắc:
Em biết gì về công tác đảng điếc, làm gì được hở anh? .
Mình tâm sự:
Em ở Campuchia lâu, máu lửa đánh đấm cũng ra trò mà về tỉnh đội ngồi chơi xơi nước, mãi chán lắm anh ạ!
Ảnh nhắc chuyện xưa:
Anh còn nhớ ngày xã tiễn thanh niên đi nghĩa vụ quân sự lên "cầu vinh quang", chú mày thay mặt tụi nó đọc diễn văn quyết tâm, nghe được đấy, ai chả biết.
Ảnh chợt nói:
Hay mày về đây với anh. Gốc gác được, lại trẻ có trình độ năng lực, chục năm tuổi đảng nữa.
Mình thắc mắc:
Em biết gì về công tác đảng điếc, làm gì được hở anh? .
Nngười Nùng, người Hoa... Sông Mao và sư đoàn đầu tiên của VNCH.
lam hồng nguyễn
HỒI ỨC SÔNG MAO - CUỘC THIÊN DI CUỐI CÙNG.
Đầu tháng 7-1954, ông Ngô Đình Diệm về nước chấp chính, nhận lời mời của Quốc trưởng bảo Đại thành lập nội các mới và làm Thủ tướng, thay Hoàng thân Nguyễn Phước Bửu Lộc. Tham vọng chính trị của ông thậm chí còn xa và nhiều hơn thế. Ông muốn xây dựng một chính thể Cộng Hòa ở miền Nam, do mình làm Tổng thống, loại trừ hoàn toàn tàn dư phong kiến, ảnh hưởng của Bảo Đại và khuynh hướng thân Pháp trên ít nhất một nửa lãnh thổ Việt Nam.
Dù được người Mỹ ủng hộ, ông Diệm cũng không dễ vượt qua những rào cản nhiều mặt để đạt mục đích, nhất là khi ông không hề có lấy một đơn vị quân đội nào hậu thuẫn. Quân đội Quốc gia Việt Nam vốn nằm trong quân đội Liên hiệp Pháp, được Pháp xây dựng và đào tạo, huấn luyện đương nhiên chỉ trung thành với Quốc trưởng, không ủng hộ tân Thủ tướng trước sau vẫn bộc lộ tinh thần chống Pháp. Quân đội các giáo phái (Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài...) vì quyền lợi cục bộ cũng lăm le trở thành kỳ đà cản mũi mục tiêu thống nhất quân đội Quốc gia, xây dựng nền Cộng Hòa của Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Nan đề bắt đầu có lời giải khi chỉ nửa tháng sau đó, 8400 tay súng của Binh đoàn Nùng, tức Sư đoàn 6 Sơn cước trong quân đội Liên Hiệp Pháp, tức lực lượng quân đội của Khu tự trị Hải Ninh ở tỉnh Quảng Yên (nay là Quảng Ninh) cùng gia đình họ, gồm tới hơn 30.000 người di cư vào Nam. Họ trở thành lực lượng quân bị đầu tiên hậu thuẫn cho cơ đồ chính trị của Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Hình hiếm: Tuyến đường độc đáo - đò chở xe lửa qua sông.
Ngày xưa, thời kỳ đầu Pháp mới xây dựng tuyến đường sắt từ Sài Gòn - Mỹ Tho và Bắc - Nam, chưa có cầu. Mỗi khi tàu lửa đến sông phải tăng bo, người ta tháo rời, dùng đò chở đầu máy và các toa xe lửa sang bên kia sông, ráp lại chạy tiếp.
Những chiếc xe chở khách đầu tiên. Vì sao gọi xe đò và lơ xe
Những năm đầu thế kỷ 20 ,năm 1900 Saigon chỉ có một vài chiếc xe đò phần lớn sử dụng cho ngành bưu chính để chuyên chở thư từ và bưu phẩm đi các tỉnh lân cận như Biên Hòa-Thủ Dầu Một-Tây Ninh-Tân An do người Pháp lãnh thầu, mãi cho tới năm 1908 tại Saigon đã bắt đầu phát triển và đã có khoảng 30 xe đò kiểu dáng còn thô sơ, để chở khách đi lại tuyến Saigon - Lục tỉnh...
Gọi bằng xe đò:
Đồng bằng Nam bộ sông nước chằng chịt, ngày xưa phương tiện đi lại chủ yếu bằng đò ghe, cho đến thập niên ba mươi, người Pháp thành lập vài hãng xe chở khách đi miền Tây. Thời ấy đường bộ chưa phát triển, xe đến bến khách phải chuyển tiếp bằng đò ghe nên người ta gọi là xe đò cho tiện.
Gọi phụ xe là lơ:
Thường mỗi chiếc xe đò có 1 phụ xế lo soát vé và bốc vác hành lý lên xe xuống xe cho hành khách. Chữ "Lơ" xe đò là chữ người Saigon xưa chúng ta nói tắt từ tiếng Pháp “Contrôleur”(phát âm là Công trôn Lơ ) có nghĩa là người kiểm soát vé ...mà ra !
Đồng bằng Nam bộ sông nước chằng chịt, ngày xưa phương tiện đi lại chủ yếu bằng đò ghe, cho đến thập niên ba mươi, người Pháp thành lập vài hãng xe chở khách đi miền Tây. Thời ấy đường bộ chưa phát triển, xe đến bến khách phải chuyển tiếp bằng đò ghe nên người ta gọi là xe đò cho tiện.
Gọi phụ xe là lơ:
Thường mỗi chiếc xe đò có 1 phụ xế lo soát vé và bốc vác hành lý lên xe xuống xe cho hành khách. Chữ "Lơ" xe đò là chữ người Saigon xưa chúng ta nói tắt từ tiếng Pháp “Contrôleur”(phát âm là Công trôn Lơ ) có nghĩa là người kiểm soát vé ...mà ra !
Đầu xe bọc thép của VNCH đi thông đường sắt
Đầu xe bọc thép Wickham (Armoured Wickham Trolley) nặng 2 tấn này là một sáng kiến của người Anh để đối phó với tình trạng khẩn cấp ở Mã Lai khi phiến quân Cộng Sản gia tăng các vụ tấn công vào hệ thống đường sắt ở Mã Lai khi xứ này còn là thuộc địa của Anh.
Các toa bọc thép được sản xuất tại Anh Quốc bởi công ty D Wickham & Co. Ltd of Ware & Stevenage (Hertfordshire, UK), có bộ phận điều khiển ở hai đầu cả phía trước và phía sau, và được trang bị súng máy với đèn pha trên tháp pháo. Chúng đã có mặt tại Nam VN từ năm 1964.
Để đối phó với nạn VC gài mìn trên tuyến đường sắt ở Nam VN, các cố vấn Mỹ đã đề nghị sử dụng các đầu máy bọc thép, bên cạnh các biện pháp phòng vệ khác. Từ Đà Nẵng, cố vấn an ninh hỏa xa là đại úy Joe Ross đã thu xếp việc sử dụng toa bọc thép Wickham.
Đầu máy chở quân bọc thép có nhiệm vụ mở đường như rà mìn, chống phục kích để giữ an toàn cho các chuyến tàu. Đội hình chạy 3 chiếc đi trước chuyến tàu chính. Nhưng cuối cùng tuyến đường sắt cũng đã bị tê liệt vì liên tục bị VC phá hoại, chỗ thì bị tháo đường ray, chỗ thì bị giựt sập cầu, chỉ còn vài cung đoạn hoạt động được.
Đơn vị điều hành những toa bọc thép này là An ninh Thiết lộ
Đầu máy chở quân bọc thép có nhiệm vụ mở đường như rà mìn, chống phục kích để giữ an toàn cho các chuyến tàu. Đội hình chạy 3 chiếc đi trước chuyến tàu chính. Nhưng cuối cùng tuyến đường sắt cũng đã bị tê liệt vì liên tục bị VC phá hoại, chỗ thì bị tháo đường ray, chỗ thì bị giựt sập cầu, chỉ còn vài cung đoạn hoạt động được.
Đơn vị điều hành những toa bọc thép này là An ninh Thiết lộ
Photo by Brian Wickham, 1969.
(ST)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)