Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Cá kèo "nướng" phẻ re, nhanh như chảo chớp!

10 phút ướp, 10 phút lên bếp là có ăn.

Cá kèo, mua nửa kg 40k, thêm 5k gói muối ớt Tây Ninh để ăn xoài ổi. Cá để nguyên nhớt + Muối TN, thêm ít ớt giã, ít bột ngọt, tất cả trộn đều cho thấm. Có lò than thì xỏ lụi nướng càng ngon, không có thì sắp lên chảo không dính bằng đít, "nướng". Cá kèo chín rất nhanh, trở mặt, khô chuyển sang vàng thế là đem ra quất thoai, chấm mắm me.
Minh hoạ, lão ham ăn nên chưa kịp chộp hình.




Thuốc ký ninh tiêm sau 75

Bạn nào đi kinh tế mới, đi dạy học công tác vùng cao, thế nào cũng biết nó dợt ra sao..Nếu sốt rét nặng mà không có quinine Trung Quốc thì chầu ông bà ông vãi là cái chắc.

Lính bọn mình ở Campuchia đạp trúng mìn cóc (652A của TQ) gọi đùa là "Mìn hạnh phúc" vì bị cụt giò được về với gia đình. Còn thuốc điều trị sốt rét gọi là "ký ninh xuyên phá" theo tên Quinine Sulphate. Bị nhẹ thì uống thuốc viên, nặng mới được tiêm. Không hiểu sao y sĩ, y tá không tiêm tĩnh mạch mà hay chích vào mông. Cây kim tiêm to, thấy đã ớn. Chích vô nghe cái "sạo", đau chổng mông. Thuốc tan chậm nên tiêm mấy phát thì mông cứng đờ, đi cà ẹo. Tối nằm ngủ mỏi trở mình đụng tới là đau. Phải chườm nước nóng cho tan dần. Người lơ láo, miệng đắng nghét, tai ù đặc.
Nhớ đến nó, thằng nào cũng khiếp!




Lão tự hào đồ cổ hàng bình dân của mình quá đy!

Con nhà nghèo nên mình thích đồ "nồi đồng cối đá". Những vật dụng cá nhân thông thường đã qua mốc 20 năm. Gõ ít dòng gọi là khách hàng "tri ân" với nhà sản xuất.

- Lâu nhất là cái hộp cạo râu của TQ, mua ở CPC năm 1980. Vậy là đã 40 năm vẫn còn xài tốt, không tróc lớp mạ. Nó đi đôi với lưỡi lam Croma của Đông Đức là y bài, có khi còn tốt hơn Gillette hiện nay.
- Chiếc khăn rằn Kroma của Thái (không rõ tơ tằm hay nhân tạo), dân CPC cho năm 1980. Xài ở bên đó rồi mang về nước để làm kỷ niệm, cũng 39 năm rồi. Đến nay màu mè không phai, bóp là bung ra không nhàu.
- Chiếc xe wave 110 hiệu Zongshen của TQ, mua năm 2000. Hư đâu sửa đấy, làm lại máy mấy lần, đến nay vẫn còn chạy, vậy là 20 năm. Xe cũ bán cỡ 2,5 triệu nhưng năm rồi mình tốn 2,5 triệu để đại tu vì yêu nó. Dàn đồng đầm chắc và chuẩn, chạy có cảm giác yên tâm.
- Chiếc áo thun cổ tròn của của cây xăng tặng nhà xe, thằng cháu rể cho lại năm 2000. Áo loại khuyến mãi nhưng đừng tưởng nó "đồ bèo" nha. Mỏng nhưng mềm mịn, mặc cũng đã 20 năm rồi không rách.







Nguyễn Ánh (Ong Chiang Sue) trong một buổi thiết triều của vua Rama I

tại điện Amarin năm 1782.

(Chúa Nguyễn ngồi xếp bằng chứ không quỳ mọp như các quan Xiêm La).

Bức tranh vẽ này được treo trong cung điện Thái Lan, có DLV chửi mọi TL coi VN như một chư hầu, NA quỳ là một sự sỉ nhục. Ý nói chầu thiên triều TQ nước mẹ mới xứng đáng. Tôi không nghĩ vậy, trong khi NA đang thất thế, bôn tẩu đi cầu viện nước ngoài, vua Xiêm ứng xử vậy là trọng thị đúng lễ ngoại giao.





Phẩn nộ: Người cứu tinh biến thành kẻ thủ ác?

Rất đúng ở Bảo tàng đất mìn ở Campuchia (Land Mine Museum). Nhìn mô hình mà thấy uất thay cho biết bao đồng đội đã đổ máu xương trên mảnh đất này!

Không thể phủ nhận các bên đánh nhau đều sử dụng mìn để phòng thủ và phục kích lẫn nhau. Nhưng thực tế số lượng mìn của quân Khmer Đỏ dùng do Trung Quốc viện trợ để gài bẩy quân Việt Nam nhiều gấp mấy chục lần. Nếu nói chết, thương tật vì mìn thì lính VN tổn thất tính mạng hàng vạn, cũng gấp trăm, ngàn lần người dân Campuchia. Đến nỗi nó là mỗi ám ảnh đối với bất cứ chiến binh VN nào ở CPC.

Công việc ra phá bom mìn được tổ chức phi chính phủ nước ngoài hổ trợ, bảo tàng được lập ra với ý nghĩa tốt đẹp. Cái quan trọng là họ trưng bày gì ở đấy. Chính phủ Campuchia đã bị Trung Quốc xỏ mũi chỉa mũi dùi vào VN, đổ vấy trách nhiệm, đánh đồng ai cũng như ai. Không gọi đấy là "ăn cháo đái bát" là gì?
Link:
https://www.cambodialandminemuseum.org/






Ai dám chạy xe đòn dông như kiểu thời con nít xem sao?

 


Ai có tiền mà uống cà phê chồn là tiếp tay hành hạ động vật.

Chồn đâu phải nhà máy sản xuất cà phê, bắt nó ăn rồi ỉa thế này, chồn chỉ lòi đom mà chết. Xin đừng trưởng giả học làm sang.

Lão đoán "quy trình cổ truyền" thế này: họ muốn nhanh lời bằng cách bắt chồn ăn thật nhiều hạt để nó tiết nhiều dịch vị tiêu hoá rồi cho uống thuốc xổ ra cà phê.




Tình và lý, Tự do và bình đẳng trong bầu cử TT Mỹ

".... Đảng CH từ khi thành lập (1854) cho đến nay có đến 19 tổng thống, trong khi đảng DC từ khi thành lập (1828) cho đến nay có 14 tổng thống.

Cộng Hoà thường thắng giải độc đắc (tổng thống) và dễ kiểm soát Thượng Viện hơn Dân Chủ. Nhưng Hoa Kỳ chọn thể chế chính trị lưỡng đảng cho nên hai đảng là hai chân của cơ thể Hoa Kỳ. Nguyên tắc kiểm soát và thăng bằng (check and balance) đã thắm vào máu của của công dân, cho nên khi họ thấy một đảng nào mạnh quá thì kỳ bầu cử sau họ bầu cho đảng yếu.

Hai giá trị Tự Do và Bình Đẳng đều tốt để phục vụ con người, nhưng hai giá trị này luôn đi ngược chiều với nhau khi áp dụng, nó như Âm và Dương của dịch lý. Cộng Hoà đi về hướng Tự Do vận hành chân phải, Dân Chủ đi về hương Bình Đẳng vận hành chân trái.

Nước Mỹ đi bằng hai chân để không sa hầm sẩy hố."

Trích từ Stt của Lê Minh Nguyên:
https://www.facebook.com/LeMinhNguyen22/posts/10221289003526114

Cầu thiện nguyện dân xây chỉ 139 triệu giữa biển nước

, nếu nhà nước xây thì chắc gì còn.

Cầu sắt dài 12,9m rộng 3,5m trọng tải 15 tấn, do chương trình "Vượt qua số phận" tài trợ ở Quảng Bình.






Lạ kỳ tiếng Việt.

"Làng dùng... mật ngữ cõi âm"
- Tỏi là đi
Có chấm óc, đáo là chủ nhà về
- Chử náp là nấu cơm
- Cửa thổi là uống nước 
- Thượng gần uốn là anh ta gần chết
Làng Phú Hải  xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, Quảng trị

"Làng nói tiếng... cối xay"
- Xí xỏn đâu đấy. Thít cắng chưa?
- Có đồ dồ không?
- Thít được mấy gành? Xí thít mấy gành cắng?
(Ông đi đâu đấy. Cơm rượu gì chưa?
Có thịt không?
Thế ông ăn được mấy bát cơm, uống được mấy chén rượu?)
- Ón, ón-mẹ móm nó tớp hách,
(Này này cẩn thận kẻo nó lấy mất túi.)
Làng Đa Chất chuyên đóng cối xay, xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, HN)

"Làng... anh nói gì?"
(Iêng phô ky?)
Mấy iêng vía đai huổi ai? ..... 
- Đuống ruồi rạ.
(Các anh về đây hỏi ai?.... Đúng rồi ạ)
- Mấy iêng lé bêng cho cong tru vía nhé
(Các anh tránh bên cho con trâu về nhà)
- Lại đú, quèng vô đú, vô đú. 
(Lại đó, rẽ vào đó rồi vào đó.)
- Rạ muối che xuống cợm. 
(Mẹ bảo em mời bố xuống ăn cơm)
Làng An Tiến, thuộc xã Đức An, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh)

"Làng... nói tiếng nước ngoài"
- Răng con du đi cằn đến tún tùn tun mới viền? - Lạy cấy chuộc rửa cấy chò, lênh trên chằng ngơi
(Sao con dâu đi cày đến tối thui thui mới về? Lấy cái gáo rửa chân, lên giường đi ngủ.)
- Giẩu tru đếch xoong, bốc chi đớp?
- Kêu mi vô rú, răng tru viền đướn ăn lọ?
(Me: Giữ trâu không xong, lấy cái gì mà ăn? Bảo mày vô rừng, sao trâu lại về dưới ăn lúa?)
- Ai hay chi mô. Tru mềnh hướn, lè lản liếm tru cấy, lồng chặn bứt đứt chạc.
- Con chặn theo rạc cẳng, bổ ở ruộng cằn, rọt lộn lên cần cổ, trớt hết bộng, bể cả trốc cún.
- Chưa chậy bới cấy chi”.
(Con: Ai biết gì đâu. Trâu mình động đực, lè lưỡi liếm trâu cái, lồng lên chạy đứt dây thừng. Con chạy theo mỏi cả chân, ngã ở ruộng, ruột bắn lên cổ, rách hết bụng, vỡ cả đầu gối. Giờ mẹ chửi cái gì).
- Hoọc không hoọc, giẩu tru không xoong, ăn cho tốn cấu.
(Mẹ: “Học không học, chăn trâu không xong, ăn cho tốn gạo)

Làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa.

Nguồn:
https://tuoitre.vn/la-ky-tieng-viet-do-day-518286.htm


Tìm kiếm Blog này