Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Tính cách và chuyện trang điểm của phụ nữ miền Tây.

Ai mới đến miền Tây, ban đầu thấy lạ sao phụ nữ nghèo, dân lao động mà môi son má phấn, đánh móng tay, nhuộm tóc hai lai... Có thời gian ở lâu hơn thì dần hiểu tính cách người miền Tây là vậy, làm rồi thì chơi, ảnh hưởng gì. Cách ăn mặc nói năng ứng xử giữa người nghèo và giàu gần như không mấy cách biệt, như đa phần ở miền Trung, miền Bắc. Chị em biết nhậu nói nhậu, có tiền nhiều xài nhiều, tiền ít xài ít, không tiền thì ăn chơi ké theo bạn nhà giàu, rất đỗi bình thường. Họ không mặc cảm, che dấu thân phận, không kêu ca mình nghèo, không cần người khác rủ lòng thương.
Việc ca sĩ Thuỷ Tiên xuất thân cũng là người nghèo ở miền Tây, khi nhìn hình thức người khác mà cho rằng người ta giàu, tôi thấy lạ? Có thể cô ta bị người khác nặng định kiến tác động, có thể đúng ở số ít người thôi. Vì ngay nay người ta đi lại tiếp xúc giao lưu văn hoá, quen dần nếp sống miền Tây, đã thành phổ biến. Đa số phụ nữ cả nước không còn giả bộ, sống khép mình dưới luỹ tre làng như xưa. Có người nghi vấn: nghèo thì tiền đâu mà trang điểm sơn móng tay, tui đây mỗi lần làm móng hết mấy trăm ngàn. Nói như thể người cõi trên, chả hiểu gì cõi dưới ! Vào salon làm đẹp khác với ngồi vỉa hè làm đẹp, phố khác quê khác, từ đó giá cả cũng khác xa nhau nhiều. Ít nhiều miễn có tiền thì người ta tận tình phục vụ quý bà quý cô làm đẹp. Thượng vàng hạ cám là vậy...

Người Việt như cò, người Nhật như chim!









 

Khi nào các ông bà mũ cao áo dài mới hiểu hai chữ "học trò"?

Tuổi thơ, thời trẻ là
thời gian đẹp
nhất của một đời người, cho nên cần vừa học vừa chơi, chứ không chỉ nhồi nhét kiến thức cho đầy. Ngay nay, học sính chôn chân ở giữa bốn bức tường, hiếm trường nào có đất trống để học sinh vui chơi chạy nhảy sau giờ học.
Một nước có biển suốt chiều dài từ Bắc chí Nam, sông suối dày đặc, có thể học sinh phố thị ít gặp nhưng khi đi dã ngoại, khi trưởng thành đi chơi, khi bão lụt, có thể sẽ đối diện với hiểm nguy. Một năm có biết bao người Việt bị chết vì đuối nước.
Thay gì phải đưa môn bơi lội vào chính khoá bắt buộc và trở thành môn thể thao có thi đua khen thưởng trong học đường. Thì họ chỉ lo tập thể dục thể thao lấy lệ, học CN Mác Lê nin, học quân sự quốc phòng, hướng nghiệp kỹ thuật mà học sinh ra đời chẳng ứng dụng được gì.
Như trường tôi khi xưa ở Kontum một tỉnh lỵ nhỏ thôi mà có 2 sân bóng rổ, 2 sân cầu lông, 1 sân bóng chuyền, kế bên là sân bóng đá, vườn trường cây cỏ rộng mênh mông. Bản thân tôi nhờ biết bơi lúc nhỏ mà lớn lên đi lính ba lần thoát chết sông suối ở Campuchia. Cứu được con mình khi đi tắm biển hụt chân ở Vũng Tàu.



Nhớ một số từ chiến tranh thông dụng ở miền Nam trước 1975

Ở Miền Nam thì hay gọi "Việt Cộng" để chỉ về quân địa phương gốc gác ở trong Nam, còn "Quân chính qui Bắc Việt" từ báo chí phân biệt để gọi lính chủ lực từ ngoài Bắc vào. Có khi gọi chung là "Việt Cộng" hay "Cộng sản", Mỹ gọi là "Vi xi" aka VC. Dân ở vùng phía cộng sản kiểm soát, sợ "phạm huý" thì gọi là "Cách mạng" hay "Mấy ông trên núi". Và gọi VNCH là "Nguỵ", không dám nói là "Quốc gia". Đi theo phe VC gọi là "Lên núi". Lính VNCH đào ngũ, ba gai bị bắt đi chiến trường, không được mang súng, vác đạn tải thương gọi là "Lao công đào binh" in chữ tổ bố ở sau lưng...
Quân VNCH đánh nhau thua bỏ đồn bót, phòng tuyến rút lui gọi là "Di tản chiến thuật", từ này do ông Thiệu TT lần đầu tiên nói trên đài. Mình còn nhớ ông diễn tả thế này: ta đặt cục đường để kiến thèm bu vào, ta nhấc cục đường ra, đem bom pháo đội vào, thế là công sản tiêu đời. Dân thì gọi là "Mất đồn, Mất..." (địa danh). Lính rút khỏi đia phương, dân sợ bom pháo và mấy ông CS vào thì sẽ khổ nên kéo nhau chạy về phía Quốc gia thì gọi là "Tản cư", "Di tản" hay "Chạy giặc"...
Pháo Mỹ, VNCH bất kể loại nào gọi chung là "Canh nông". Pháo bắn đạn nổ trên không văng mảnh xuống đất gọi là "Canh nông chụp", pháo bắn từ tàu chiến ngoài biển vào thì gọi là "Pháo bầy". Súng Cối vì nó cái đế như cái cối giã gạo, súng M79 không giống nhưng lính VNCH vẫn gọi là "Cối cá nhân". VC bắn tỉa phát một gọi là "Bắn tắt cù". Máy bay vận tải kiêm nhiệm ném bom bắn súng đại liên, có 2 động cơ trở lên, dân gọi là "Cào cỏ". Máy bay trinh sát L19 gọi là "Đầm già, Bà già". Máy bay trực thăng tuỳ hình dáng mà gọi là "Rọ heo, Cán gáo, Cá nóc, Cá lẹp". Xe thiết giáp bánh xích gọi là "Xe lội nước", bánh hơi gọi là "Tàu bò"...
...........
Ở thôn quê, nơi hai bên hay đánh nhau nên trẻ con nào cũng biết các từ nói trên, ngồi mà nhớ kỹ ghi lại cả trang không hết.

Dù có chửi Gia Long "cõng rắn cắn gà nhà", không ai có thể phủ nhận

Công lao to lớn hiển nhiên của tiền nhân. Nhà Nguyễn đã làm được cho hậu thế: Thống nhất giang sơn từ Bắc chí Nam. Đất nước có lãnh thổ to lớn nhất trong lịch sử. Và đặt quốc hiệu là Việt Nam dùng mãi đến ngày nay.

Dù có chửi Pháp "thực dân xâm lược", không ai có thể phủ nhận công lao to lớn hiển nhiên của Pháp: Kéo VN ra khỏi tầm ảnh hưởng nghìn đời của TQ. Làm cho VN có biên giới quốc gia rõ ràng. Giúp VN tiếp cận văn minh phổ quát của nhân loại. Nước ta có chữ Viết độc lập và dễ hiểu.

Hiểu nước Mỹ và việc bầu cử Tổng thống Mỹ chỉ người Mỹ "chánh cống"

duy có cái hồn là còn vương vấn VN mà thôi, mới rành. Hiểu nhất là tầng lớp ôn hoà lớn tuổi sống ở đấy từ thời thanh niên đến nay đã già. Qua biết bao mùa bầu cử, chọn lựa rồi có khi hợp ý, có khi hối hận. Họ quá hiểu khoảng cách giữa lời nói và việc làm nên họ nhìn tổng quan và sâu hơn những vấn đề nước họ. Một đất nước rộng lớn, đa nguồn gốc, đa thành phần nên có nhiều lý do chọn ông này mà không chọn ông kia... Rốt cuộc họ chấp nhận số đông mà người Mỹ muốn thế, dù không đạt nguyện vọng, họ không cay cú, không thơ ơ với người được nước Mỹ trao quyền tổng thống...
Tương tự như vậy, dù là thời Internet thông tin không biên giới nhưng người ở Mỹ không thể hiểu sâu về VN như người ở trong nước. Người ngoài đảng không thể hiểu sâu bằng người từng hay đang là đảng viên hiện hữu. "Không ở trong chăn sao biết chăn có rận" vì ở VN theo cơ chế truyền thống toàn trị...

Việt Nam muốn thoát Hán tự khi nào, ai muốn?

Chả lâu đâu, Phạm Quỳnh một người yêu nước có công lớn trong việc nâng cao dân trí... Phạm Quỳnh luôn tự hào dân tộc An Nam đại diện là cho văn minh Hoa Hạ, ông đã viết trên Nam Phong tạp chí năm 1931 như thế này:
“Chủng tộc thuần một giống An Nam, văn hóa truyền tự nước Tàu, nghiễm nhiên thuộc về thế giới Chi-Na”
“Thiên chức của giống Việt Nam ta là phải thực dân cả cõi Đông Dương này, đem cờ hiệu Chi-na mà chiến đấu với thế với Ấn Độ, khiến cho dân Ấn- Độ Chi-na này thành một đất Chi-na dòng”


VN coi TQ là đại bá và mình muốn làm tiểu bá tự khi nào?
PQ là người học sâu biết rộng, đi nhiều. Ông bàn về cục diện Châu Á, quan tâm đến mối quan hệ 3 nước Đông Dương, ai quan tâm xem ở đây:

https://elearning.tdmu.edu.vn/elearning-ebook/T%E1%BA%A1p%20Ch%C3%AD%20S%E1%BB%91%20Ho%C3%A1/02.Du%20hanh%20va%20anh%20tuong%20dan%20toc%20Du%20an%20quoc%20gia%20qua%20the%20tai%20du%20ki%20cua%20chu%20but%20Nam%20Phong%20tap%20chi%20.pdf

Nghĩ về phát biểu của cô Ksor H'Bơ Khăp và vai trò ĐBQH.

Thấy báo chí và dân mạng ca ngợi cô Ksor H'Bơ Khăp mạnh dạn truy tới bến anh Bộ chưởng Nông nghiệp. Úi trùi. Lão hổng biết già có khó tính hông chứ thấy phình phường thâu. Nói xin lẫu, ở cuốc hội mà blah blah theo cảm tính thì khác gì bà tám mạng. Phụ nẽo nói thế thì ngứa ngáy gì mấy anh mặt dày. Truy hơi xà quầng, bên hỏi, bên trả lời chẳng nhập nhĩ vào đâu. Gì chứ cao cấp lý luận chính trị vậy là âu cơ, con nhà tông hổng giống lông cũng giống cánh!
Chẳng qua thỉnh thoảng người ta thấy có người dám nói nhất là phái nẽo (bỏ qua thuyết âm miu trong mùa đại hội đảng nữa chớ). Còn lâu cuốc hội được 1/3 ăn nói cho ra chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp, ý lão là vừa không kiêm nhiều vai vừa có trình độ năng lực đáp ứng vai trò. Người đáng nể là người nói ngắn gọn nhưng chứng lý chặc chẽ, điểm trúng huyệt. Gì thì gì, có còn hơn không, vẫn cảm ơn cô Trung Tá nói họ thay dân. Với cơ chế hiện nay, chỉ mong được 1/3 ĐBQH chuyên nghiệp là may lắm rồi.

20 năm sau vẫn vậy, chứng tỏ sức ì của đảng CSVN rất lớn.

Chính quyền các cấp qua công tác thực tiễn thấy những bất cập trong chính sách của đảng, người ta phản ảnh, đề nghị thay đổi nhưng đâu vẫn vào đấy. Riết rồi số đông cán bộ không còn chủ động, sinh ù lì dựa dẫm vì đã có đảng lo, đã có tập thể chịu trách nhiệm. Hãy xem lãnh đạo chính quyền các địa phương nói gì?
Ông Bảy Nhị kể trong bài viết gửi báo Tuổi trẻ, ở hội nghi Chính phủ năm 2001.
Ông Nguyễn Minh Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang:
“Sự trì trệ của bộ máy là do cơ chế tổ chức. Cụ thể là tôi làm chủ tịch tỉnh mà không có quyền thay đổi cán bộ sở, kể cả trưởng phòng. Và ngay như hiện nay, đến Thủ tướng cũng không dễ cách chức được tôi, vì tôi là do tỉnh ủy cử và nhất là do Bộ Chính trị quản lý”.
Ông Đoàn Mạnh Giao, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ:
“Ông nói hay quá, tôi thay cậu tài xế mà cũng không được”.
Nguyễn Bá Thanh, chủ tịch TP Đà Nẵng:
“Tôi thấy đại hội vừa xong, phân công cấp ủy viên mới rồi, hay cơ quan đang ổn định biên chế công tác, bỗng dưng rút người ra đi học. Làm vậy khác nào đội banh có 11 người, ông rút ra một người không đá thì đội hình còn lại làm sao mà đá? Còn nói cách chức cán bộ thì cỡ trưởng phòng thôi, mới bàn mà nó nghe thì nó tính cách chức mình trước rồi”.
Ông Hồ Minh Phương, chủ tịch tỉnh Bình Dương:
“Thơ ông Tố Hữu có câu: Đảng ta có trăm tay (tai) nghìn mắt. Câu này suy ra: Đảng ta có 50 người làm mà có đến 500 người ngồi nhìn thì ai mà dám làm, làm sao chịu nổi?!”.
__________
Sau này, ông Nguyễn Bá Thanh trước khi về trung ương còn nói:
"Không ở đâu có sợi dây kinh nghiệm dài như ở Việt Nam".

Nên đi khám bệnh ở đâu và đi vào lúc nào là thích hợp?

(Chia sẻ kinh nghiệm của mình).

Lão tới hồi máy móc rơ mòn đủ thứ nên suốt năm qua đi các bệnh viện và cơ sở y tế khác để khám và lấy thuốc điều trị. Nhờ có thẻ BHYT nên đi đều. hehe. nhưng không lạm dụng, mỗi lần chừng nửa tháng, 10 ngày. Mình rút kinh nghiệm thế này:
- Đi phòng khám có PK chi nhánh của bệnh viện và PK đa khoa tư nhân. Đối với những bệnh vặt, thông thường. Được cái gần nhà, ít người nên có điều kiện hỏi bác sĩ những thắc mắc về bệnh của mình. Không phải chờ lâu, khám và lấy thuốc nhanh, thời gian chừng 20 phút đến nửa giờ.
- Đi bệnh viện nhỏ cấp quận huyện thị xã, bao gồm trung tâm y tế. Đối với bệnh mãn tính và thông thường. Được cái khá gần nhà, bệnh nhân không nhiều so với BV lớn nên có thời gian hỏi bệnh cặn kẽ. Lâu chừng 1 giờ hay hơn do làm các kỷ thuật chuẩn đoán bệnh.
- Đi bệnh viện lớn thuộc tuyến cuối là việc cực chẳng đã vì nó xa và đông người. Đối với bệnh dạng khó chữa, mình muốn đi tới cùng trong việc chuẩn đoán và điều trị. Có thể gặp bác sĩ giỏi hơn nhưng không có thời gian để hỏi bệnh vì sau lưng mình còn nhiều người đang chờ khám. Thời gian mất từ một buổi đến cả ngày, thậm chí còn hơn, tùy bệnh và ở xa hay gần.
Túm lại là căn cứ tình hình thực tế của mình mà quyết định đi khám chỗ nào. Lưu ý ở đâu thì phác đồ điều trị vẫn vậy có khác chăng là tìm ra đúng bệnh không và gia giảm thuốc men của bác sĩ.
Đi lúc nào thì ít phải chờ? BV tuyến cuối là phải đi từ sớm còn BV nhỏ và phòng khám tư nên đi vào buổi chiều ít bệnh nhân. Tùy bệnh mà vào đầu giờ hay giữa giờ, mình thì hay đi sao có mặt tầm 3 giờ chiều là ok.
P/s:
Dặn thêm bước vô phòng là "Em gặp bác chào mào, chào Bác!", nói liền, rõ to để chứng tỏ mình là bệnh nhân chuyên nghiệp. hehe. đứng có mà khám lấy lệ với tui.
Theo cá nhân mình thì già rồi, gần như cái gì cũng mãn tính ráo, đỡ thôi đừng hy vọng chữa dứt, chấp nhập sống chung với lũ. Nói như vậy không chủ quan, thấy trong người khác thì đi khám ngay do lớn tuổi bệnh khó lướt qua như thời trẻ. Riêng bệnh K không tầm soát làm cho mình và người thân thêm lo. Tuổi trên 60 có phát hiện cũng chả giải quyết được gì, khi lộ thì đi bệnh viện chịu thôi.

Tìm kiếm Blog này