Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Bkav của Quoảng Nổ

Cứ mỗi lần mở máy tính Cty là Bkav báo đã "Cô lập được mấy chục phần tử nguy hiểm". Lù móa! Lão lên mạng không download thì móc đâu ra lắm thế hở mài? Quoang nổ, mài chỉ hù được vịt mù yêu "Mếch đề in vi en" thoai. mà hình số ấy hơi bị nhiều nên mài mới sống phẻ mà khè thiên hạ.

Mỹ từng tiếp tay cho TQ trong Chiến tranh Biên giới phía Bắc.

Hễ súng cối ta bắn 1 quả thì TQ trả đũa tức thời, phản pháo 10 quả, khá chính xác gây tổn thất cho pháo binh VN. Khoảng 4/1984, một tiểu đội đặc công VN mò sang phía TQ, tiếp cận trận địa đặt cối 160, tình cờ phát hiện và phá được. Đặc công ta không biết nó là gì nên báo cáo lên trên là diệt được 1 phương tiện thông tin của địch. Từ đấy tìm ra đáp số cho câu hỏi tại sao?
Nó là Radar pháo binh Cymbeline.
Radar Cymbeline là một loại Radar tìm ra vị trí bắn súng cối của đối phương để phản pháo, do Vương quốc Anh sản xuất.
Radar Cymbeline nặng 590kg, cao 2,29m. Khi hoạt động, Radar Cymbeline sử dụng nguồn điện 100kW, phát ra 4000 dao động điện từ/giây, trong bán kính 20km. Ngoài ra kết hợp có máy nghe tiếng pháo đối phương bắn đến.
Nguyên lý hoạt động của Cymbeline là khi xung điện từ của Radar được phát vào không gian, gặp đạn pháo đối phương thì sẽ phản xạ ngược trở lại. Lúc này, máy thu trên Cymbeline sẽ thu lại tín hiệu. Dựa vào độ biến thiên thời gian và tín hiệu thu-phát, cộng với các phép toán lượng giác, trắc thủ của Cymbeline có thể tính toán được phương vị, góc tà và cự ly từ Radar tới khẩu pháo. Từ đó, có thể tìm ra được vị trí của khẩu đội pháo đối phương. Radar Cymbeline có sai số khoảng 50m.
Dựa trên quỹ đạn bay của đầu đạn, có khả năng xác định toạ độ của đạn cối trong cự ly 10km, đạn pháo 120mm trong phạm vi 14km, đồng thời có thể theo dõi 20 mục tiêu.
Radar Cymbeline được đưa vào biên chế trang bị của quân đội Anh và Liên bang Đức từ những năm 70. Được biên chế quân đội Anh từ năm 1975 tới 2003, sử dụng trong tranh chấp quần đảo Faklands, Chiến tranh Vùng vịnh, Chiến tranh Balkans...
Năm 1979, Radar Cymbeline được Anh bán cho Trung Quốc thông qua trung gian là Hoa Kỳ với giá trên 40 triệu USD. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là Casper Weinberger đã trao đổi với phía TQ rằng, loại rada này được rút ra từ trang bị hiện có của quân đội Mỹ, có tính năng ưu việt, và do đó có giá thành khá cao, khoảng trên 10 triệu USD một hệ thống.
Hoạt động của radar này đòi hỏi phía TQ phải cung cấp cho phía Mỹ các thông số bản đồ quân sự khu vực tác chiến để nhập vào chương trình của hệ thống. Phía TQ sau khi cân nhắc, đã quyết định cung cấp cho phía Mỹ thông số mật về hệ thống toạ độ khu vực biên giới TQ- VN. 2 hệ thống Cymbeline được TQ sử dụng trong cuộc chiến xâm lược phía Bắc và 2 hệ thống còn lại được nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Quốc phòng Bắc Kinh. Năm 1984, đặc công Việt Nam phá huỷ thành công được 1 hệ thống Cymbeline; việc phá huỷ này cũng là tình cờ và không lên kế hoạch trước. Sau khi bị phá huỷ 1 hệ thống, Trung Quốc rút hệ thống còn lại khỏi mặt trận.
Dựa vào 2 hai hệ thống Radar Cymbeline, Trung Quốc đã thành công sao chép một phiên bản nội địa mang tên Type 371.
Thợ cạo st và bt.

Tư duy thiết kế phương tiện vũ khí của Nga tuột hậu khá xa so với Mỹ, Phương Tây.

Cần gì thì gắn vào lục cục lòn hòn, nhìn cho hấm hố dữ dằn nhưng thiếu trơn tru mạch lạc, hoàn thiện. Nên qua chiến tranh ở Ukraine cho thấy các sản phẩm ấy dễ bị sự cố trục trặc và đối phương bắn hạ.
Nga từng nổ chỉ mỗi Soái hạm Moskva có thể khống chế cả hạm đội của Ukraine. Nó là tuần dương hạm bậc nhất, được trang bị hệ thống tác chiến điện tử và tên lửa phòng không cực mạnh. Thế mà bị bắn chìm bởi tên lửa của Ukraine tự chế tạo, quê độ không cơ chứ!
Vài ví dụ mà Nga hay khoe mẽ về tiềm lực quân sự của mình:



Vì sao Trung Quốc không cứu Kh'mer Đỏ năm 1979 ?

Theo đại úi cạo biết và hiểu, thử làm tư lệnh quân chiếu tướng!
KMĐ, TQ, Mỹ và Phương Tây đều biết Việt Nam sẽ mở chiến dịch tổng tiến công vào Campuchia, họ chỉ không đoán được thời điểm nào thôi. Dĩ nhiên, quân VN vượt biên tấn công thì KMĐ cầu cứu TQ như hiệp ước, hiệp định mà hai nước đã ký kết. VN đánh giá tiềm lực quân sự lúc ấy, TQ chưa đủ khả năng đổ quân ào ạt như Mỹ. 
Về đường bộ, 
Để phòng xa thì cuối 1978, lãnh đạo VN đã bí mật thỏa thuận với lãnh đạo Lào ngã hẳn về một bên chứ không đi nước đôi như trước. Lào đã yêu cầu TQ rút sư đoàn đang làm đường sắt từ Vân Nam sang, về nước. Coi như chỗ dựa làm bàn đạp đường bộ không còn, TQ không thể cho lực lượng lớn vượt biên qua ngã Lào. Về phía VN thì đã có từ trước hai sư đoàn cắm ở đó giúp Lào tiểu phỉ, sẵn sàng đánh chặn.
Về đường biển, 
Hải quân TQ chưa từng và chưa đủ tiềm lực cũng như trình độ chiến thuật để đổ bộ với quy mô lớn. Đường bờ biển của CPC, nơi đổ quân được và hành tiến vào nội địa có giới hạn do địa hình bờ biển của nước này. Ngoài ra, đề phòng hướng này nên hải quân VN đã phong tỏa biển CPC, làm được vì có khả năng do nhiều tàu chiến, phương tiện của hải quân VNCH thua để lại, sẵn sàng đánh chặn quân TQ. 
Về đường không, 
Thì TQ không có cửa mà tính. Các sân bay của CPC thì quân VN đã chiếm, dùng trực thăng vận thì không quân TQ quá yếu kém về đổ bộ và chưa từng có kinh nghiệm tiến hành trong chiến tranh.

Thế là TQ tắt tịt. VN đã chọn cánh đánh thần tốc, giải phóng nhanh để đặt TQ, Mỹ, Thái Lan và quốc tế vào việc đã rồi. Không kéo dài để TQ tìm cách xoay chuyển tình thế, làm khó cho sự hiện diện của quân đội VN tại CPC, thậm chí là quân TQ và quân VN có thể sẽ đụng đầu ở nước thứ ba. 


Vấn đề không phải Thắng hay Thua, mà là cái giá phải trả như thế nào?


Bài học như VN tấn công sang CPC, Thế đành phải Thế. Dù thắng có tính chiến lược từ khi mở chiến dịch đến kết thúc cuộc chiến nhưng cái giá phải trả quá đắc. Hao binh tổn tướng, nền kinh tế suy kiệt và mất đi hình ảnh một quốc gia thân thiện. Cá nhân tôi là người trong cuộc, từng với lòng yêu nước thiết tha ra sức hoàn thành nhiệm vụ công dân nhưng rồi ra khỏi cuộc chiến ngẫm lại như vậy.

Thấy phát ghét. chả biết nó đứt dây nào.

 


Trò chơi quyền lực cù nhầy bằng mạng sống con người.

Vài suy nghĩ về mặt quân sự:
Về phía Nga, đáng lên án Nga nhất là việc dùng dàn xe phóng tên lửa (pháo bầy) nã vào khu vực có dân cư của Ukraina. Nó là thứ vũ khí không chính xác để hủy diệt mục tiêu theo diện tích chứ không phải điểm.
Thấy rất lạ: Với vũ khí, phương tiện CT hiện đại mà đoàn xe quân Nga tiến thoái lưỡng nan, dài mấy chục cây số cơ bản vẫn bình an vô sự. Tuy là chiến trường có địa hình khá trống trải, khó tiếp cận nhưng quân Ukraina chả biết tìm cách nào để tiêu diệt.
Thấy 2 bên thi thố vũ khí, phương tiện chiến tranh mà không thấy rõ nét chiến dịch, chiến thuật cũng như cách quân lính đánh nhau như thế nào. Nó giống như trò chơi của nhà giàu. Hai bên coi trọng vũ khí, phương tiện CT hiện đại mà xem nhẹ yếu tố con người nên diễn là chính, đánh nhau chả ra làm sao!.

Thói cửa quyền của người Việt.

Cha mẹ muốn con mình sau này làm ông to bà lớn, dựa thế chỗ này chỗ kia lót ổ mở đường cho con cháu mình lên bệ phóng. Coi làm quan, làm cán bộ là một nghề ổn định, vinh thân hơn người. Không làm to thì làm nhỏ dù là nhỏ xíu, làm tổ trưởng vài người, làm thủ kho thủ quỹ, làm bảo vệ hộ lý cũng muốn tỏ ra ta là người có quyền... Dựa hơi con ông nọ cháu bà kia, họ hàng có khi xa lắc cũng ra vẻ đây ta là người nhà. Làm đầu sai cũng hả lê là thân tín với chủ...

Điệp khúc "Không được nổ súng" ở Gạc Ma

Cứ đến ngày tưởng nhớ 64 chiến sĩ đã bị quân TQ tàn sát ở Gạc Ma, không ít người lại giở điệp khúc Tại sao "Không được nổ súng" và "LX không giúp VN" lúc ấy?
Trong số đó, có người không biết thật nhưng lười tìm hiểu và động não. Có người biết nhưng làm bộ thương vay khóc mướn để rồi xuyên tạc sự kiện.
Tôi giải thích ngắn gọn dễ hiểu nhất thế này: Ngữ cảnh 1: Phổ biến đối với lính chiến là "không được nổ súng khi chưa có lệnh tôi" - Đó là khẩu lệnh của người chỉ huy mà có thể là ám hiệu hay tiếng nổ phát lệnh được phép tấn công. Ngữ cảnh 2: Có thể là "không được nổ súng trước để địch lợi dụng đánh ta" - Đó là quán triệt chủ trương của cấp trên với thuộc quyền. Còn trong khi bị địch bất ngờ tấn công thì lính nổ súng đánh trả, cần gì lệnh lạc.

Lạm bàn: sai lầm quân sự của Nga trên chiến trường Ukraine

Trước hết là do Putin tránh né dư luận thế giới nên chủ trương mở "Chiến dịch quân sự đặc biệt". Tức là cuộc chiến hạn chế về quy mô binh hỏa lực... Tướng dù có giỏi cũng khó lòng điều binh như ý, các quân binh chủng phối hợp với nhau không hiệu quả nhịp nhàng. Cách hành binh kiểu phô trương tiềm lực quân sự đề uy hiếp đối phương hơn là cho thực chiến hiệu quả.
Chiến dịch đặc biệt của Nga, đánh kiểu đó không thể kế thừa truyền thống đánh dàn trận tập đoàn quân của LX thời War II.
Kế nữa là với 200 ngàn quân - tương đương 10 sư đoàn mà tấn công từ nhiều hướng vào nhiều mục tiêu rải khắp một đất nước rộng lớn. Khi tiến thoái lưỡng nan thì lúng túng, không kịp thời điều chỉnh tập trung cho mục tiêu chiến lược, không thay đổi cách đánh kịp thời. Quân binh chủng phối hợp rời rạc, mạnh ai nấy đánh. Máy bay thì liều mạng bay thấp để tránh rada nên dễ bị phòng không cơ động loại nhỏ bắn hạ, đại bàng gãy cách là dĩ nhiên. Các tăng thiết giáp, xe pháo di chuyển hàng dọc trên lộ trình nhất định, phải chạy nhanh cho đỡ bị bắn, thành ra bộ binh không không theo kịp để bảo vệ. Như con cua sắt, nướng dễ thôi... Khâu bảo đảm hậu cần cho những phương tiện hiện đại nữa. Tóm lại đúng như cái tên Nga ngố, đủ thứ dở.

Tìm kiếm Blog này