Tim thông tin blog này:
Thứ Hai, 24 tháng 4, 2023
Hình ảnh bi thương chưa từng thấy trong Chiến tranh Việt Nam.
Tại Hiếu Xương, Tuy Hòa ngày 21/3/1975 - Liên quan câu chuyện về cuộc di tản đẫm máu trên đường 7 của Phú Đặng.
(Photo by UPI/Bettmann Archive/Getty Images)
(Photo by UPI/Bettmann Archive/Getty Images)
Chuyện tôi thi đấu sốt rét đỉnh cao: Tập 2 - Chập dây thần kinh!
Lần thứ hai vào đầu năm 1980,
Lúc bấy giờ tôi là Đội trưởng công tác xã Siem Bouk thuộc d12. Một xã cuối của tỉnh Stung Treng về phía hữu ngạn sông Me Kong, giáp tỉnh Kratie lẫn Com Pong Thom. Tình hình lúc ấy rất căng thẳng do địch bám vào xã, xây dựng chính quyền 2 mặt để phục vụ cho tuyến hành lang di chuyển quân của sư 801 Pol Pot. Địch bí mật xâm nhập móc nối xây dựng lực lượng ngầm trong xã, chính quyền bị khống chế hoàn toàn, chúng lôi kéo dân có thái độ thù địch với bộ đội Việt Nam. Chúng tôi ngồi trên đống lửa mà không biết, sau đó tôi lần ra manh mối phá được...
Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2023
Về Đoàn 578.
Đoàn 578 là đơn vị cấp trên của Bộ chỉ huy Quân sự Thống nhất T1, T2, T3, T4 và T... Các BCH.QS.TN được thành lập vào tháng 12/1978 tại xã Ja Bôk, gần Ngả Ba Đông Dương ở Kon Tum. T2 là tiền thân của Đoàn Quân sự 5503. Khi sang Campuchia, Đoàn 578 vẫn là cấp trên của các đơn vị nói trên (ít nhất là hết năm 1979).
Ngược thời gian,
Khoảng giữa năm 1975, có một đoàn dân rất đông người dân tộc thiểu số, cả đàn bà trẻ nhỏ đi cắt rừng từ huyện Tà Veng và Vươn Say, tỉnh Ratanakiri vượt biên giới vào tỉnh Gia Lai - Kon Tum xin lánh nạn. Lúc bấy giờ quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia bình thường nên tỉnh GL-KT xin ý kiến Trung ương, TƯ không đồng ý.
Ngược thời gian,
Khoảng giữa năm 1975, có một đoàn dân rất đông người dân tộc thiểu số, cả đàn bà trẻ nhỏ đi cắt rừng từ huyện Tà Veng và Vươn Say, tỉnh Ratanakiri vượt biên giới vào tỉnh Gia Lai - Kon Tum xin lánh nạn. Lúc bấy giờ quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia bình thường nên tỉnh GL-KT xin ý kiến Trung ương, TƯ không đồng ý.
Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2023
Lực lượng ly khai của CPC chạy sang VN đông và sớm nhất là ai?
Chuyện ít người biết vì liên quan đến tình báo:
Anh Hun Sen nhớ lại giùm !
Khoảng giữa năm 1975, có một đoàn dân được tổ chức rất đông người dân tộc thiểu số đi cắt rừng từ hai huyện Tà Veng và Vươn Sai của tỉnh Ratanakiri vượt biên giới vào tỉnh Gia Lai - Kon Tum xin lánh nạn. Số đông, cả đàn bà trẻ nhỏ gần ngàn người, luồn lách tránh né được lính Kh'mer Đỏ thì đó là một kỳ tích. Lúc bấy giờ quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia con tốt nên tỉnh GL-KT xin ý kiến Trung ương, TƯ không đồng ý. Thế là đoàn này tách làm hai, một ở "lì" lại biên giới VN, một đoàn nữa cắt rừng qua tỉnh Attapeu - Lào.
Khoảng giữa năm 1975, có một đoàn dân được tổ chức rất đông người dân tộc thiểu số đi cắt rừng từ hai huyện Tà Veng và Vươn Sai của tỉnh Ratanakiri vượt biên giới vào tỉnh Gia Lai - Kon Tum xin lánh nạn. Số đông, cả đàn bà trẻ nhỏ gần ngàn người, luồn lách tránh né được lính Kh'mer Đỏ thì đó là một kỳ tích. Lúc bấy giờ quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia con tốt nên tỉnh GL-KT xin ý kiến Trung ương, TƯ không đồng ý. Thế là đoàn này tách làm hai, một ở "lì" lại biên giới VN, một đoàn nữa cắt rừng qua tỉnh Attapeu - Lào.
Nhớ tấm bản đồ UTM Mỹ ở chiến trường K.
Thời ở Campuchia, bản đồ địa hình khu vực hoạt động của đơn vị là vật gần gũi, bất ly thân đối với chỉ huy các cấp và những người lính có phận sự như trinh sát... Mình cũng thường mang theo bản đồ và địa bàn, mỗi khi dẫn quân đi truy quét. Rất lấy làm lạ và khâm phục trình độ tác nghiệp của Mỹ. Làm sao mà họ lập được bản đồ chính xác đến vậy. Đi bất cứ nơi đâu, dù là thật xa đi nữa, tưởng như chưa từng có con người hiện diện, thế mà đều thấy, trên bản đồ có cái gì thì mặt đất có cái đó. Chỉ khác chăng là còn có nước, phum bản hay không... Cấp trung đội, đại đội được phát bản đồ 1:25.000 và 1:50.000. Cấp cao hơn dùng bản đồ 1:100.000...
Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023
Nhìn lại hình này để nhớ ngày xưa Ta như thế nào, ngàn năm theo Tàu được gì?
Annam. Sur la route mandarine. Dans le Deo-Ca
Auteur : Salles, André (1860-1929). Photographe
Date d'édition : 23 avril 1898
Auteur : Salles, André (1860-1929). Photographe
Date d'édition : 23 avril 1898
"Nếu không làm ra tiền thì trí chỉ là trí nhớ" Đánh 1 quả lựu đạn, bắn 1 trái M79 - Tim như ngừng đập!
Địch không sao, ta sém hy sinh! Ai cao số và may mắn hơn trong câu chuyện dưới đây?
Cách đây vài hôm, mình gặp lại Hùng Lác qua điện thoại - chiến sĩ có mặt trong sự cố. Nhờ Nguyễn Thanh Thu chuyển lại cho đồng đội ấy xem. Một kỷ niêm, với tôi không bao giờ quên, không phải vì độ ác liệt mà tính ly kỳ đến độ đứng tim trong đời lính của mình.
------
Cách đây vài hôm, mình gặp lại Hùng Lác qua điện thoại - chiến sĩ có mặt trong sự cố. Nhờ Nguyễn Thanh Thu chuyển lại cho đồng đội ấy xem. Một kỷ niêm, với tôi không bao giờ quên, không phải vì độ ác liệt mà tính ly kỳ đến độ đứng tim trong đời lính của mình.
------
Nuôi vật cũng tùy duyên!
Có người xin hoặc mua nhưng có người thì vật tự đến.
Với mình, đầu tiên là con tắc kè. Nó từ ngoài vào nhà ở. Mấy đêm đầu, nghe kêu tắc... kè..., hơi khó chịu nhưng riết rồi tai cũng quen với âm thanh quen thuộc ấy. Hôm nào, vô tình không nghe thì người nhà hỏi nhau nó đâu sao không kêu. Chiều sẩm thì nó vào nhà, gần sáng thì ra ngoài, luôn ẩn thân hiếm khi thấy. Nó từ nhỏ rồi lớn dần, trưởng thành, ở với người được 4 năm rồi biến mất.
Thứ hai là con mèo trắng. Cách đây 3 năm nó bị lạc chủ nên lẩn quẩn trước nhà, thấy vậy mình cho nó ăn rồi dụ nuôi luôn. Đoán có thể chủ cũ đi xe 4 bánh, mở cửa, nó nhảy xuống lúc nào không hay, rồi chủ không biết đâu mà tìm xin lại. Sau mới biết giống mèo Anh quốc này rất nhát, người lạ khó lại gần được nó, thế mà nó để mình bắt nuôi. Thấy nhu mì yểu điệu vậy chứ nhưng dữ bà cố với mèo khác và siêng đi rình săn bất kể con gì nho nhỏ. Năm nào hễ cận Tết, phải chạy xe máy, ba chở con gái ẵm nó về quê (xe khách không nhận chở, bảo xui).
Thứ ba là con chó. Nó có gốc như vầy, chú ve chai đem con chó cỏ mới bỏ bú đến công ty định bán, nuôi giữ xưởng. Chủ từ chối vì đã có một bầy chó rồi. Mình đưa chú ve chai 100 ngàn đồng rồi ẵm về nhà. Thấy nhà trọ chật nên ẵm đem cho người quen thì người quen đem trả vì nó kêu và tè lung tung. Thế là mình nuôi luôn, có người khác xin, thôi không cho nữa. Mình gọi nó là Bờm vì ngu và dại gái số một, được cái là ngoan hiền, biết vâng lời chủ.
Với mình, đầu tiên là con tắc kè. Nó từ ngoài vào nhà ở. Mấy đêm đầu, nghe kêu tắc... kè..., hơi khó chịu nhưng riết rồi tai cũng quen với âm thanh quen thuộc ấy. Hôm nào, vô tình không nghe thì người nhà hỏi nhau nó đâu sao không kêu. Chiều sẩm thì nó vào nhà, gần sáng thì ra ngoài, luôn ẩn thân hiếm khi thấy. Nó từ nhỏ rồi lớn dần, trưởng thành, ở với người được 4 năm rồi biến mất.
Thứ hai là con mèo trắng. Cách đây 3 năm nó bị lạc chủ nên lẩn quẩn trước nhà, thấy vậy mình cho nó ăn rồi dụ nuôi luôn. Đoán có thể chủ cũ đi xe 4 bánh, mở cửa, nó nhảy xuống lúc nào không hay, rồi chủ không biết đâu mà tìm xin lại. Sau mới biết giống mèo Anh quốc này rất nhát, người lạ khó lại gần được nó, thế mà nó để mình bắt nuôi. Thấy nhu mì yểu điệu vậy chứ nhưng dữ bà cố với mèo khác và siêng đi rình săn bất kể con gì nho nhỏ. Năm nào hễ cận Tết, phải chạy xe máy, ba chở con gái ẵm nó về quê (xe khách không nhận chở, bảo xui).
Thứ ba là con chó. Nó có gốc như vầy, chú ve chai đem con chó cỏ mới bỏ bú đến công ty định bán, nuôi giữ xưởng. Chủ từ chối vì đã có một bầy chó rồi. Mình đưa chú ve chai 100 ngàn đồng rồi ẵm về nhà. Thấy nhà trọ chật nên ẵm đem cho người quen thì người quen đem trả vì nó kêu và tè lung tung. Thế là mình nuôi luôn, có người khác xin, thôi không cho nữa. Mình gọi nó là Bờm vì ngu và dại gái số một, được cái là ngoan hiền, biết vâng lời chủ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)