Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Về cái gọi là "giải pháp tiết kiệm xăng" của Hoàng Sơn

Nhà khoa học công nhận bộ tiết kiệm xăng, thợ thì chưa, tại sao?
17/01/2017 17:52 GMT+7
TTO - Trên thị trường hiện đang xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về sản phẩm tiết kiệm xăng cho xe gắn máy do chính người Việt sáng chế, vừa được các sở ban ngành chức năng công nhận hiệu suất hoạt động.


Những bộ phận trong sản phẩm tiết kiệm xăng Hoàng Sơn - Ảnh: Trùng Dương

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

"Rooster 53" - Chiến công gần như không tưởng của LL đặc nhiệm Israel

Đặc nhiệm Israel đánh cắp cả một trạm radar hiện đại của Nga: Nhổ "cái gai' nhức mắt

Đại tá Trần Danh Bảng | 01/01/2017 07:32

Đặc nhiệm Israel đánh cắp cả một trạm radar hiện đại của Nga: Nhổ "cái gai' nhức mắt
Radar P-12. Ảnh minh họa.

Chuyên gia tình báo kỹ thuật Israel và Mỹ mau chóng "mổ" đài radar P-12 tối tân còn nguyên vẹn, lọc "xương ra xương", "thịt ra thịt".

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Cái âm điệu tủi thân, bi đát

Nguyễn Hữu Liêm

Nếu có một sắc điệu văn hóa nào rất đặc thù cho người Việt hải ngoại, đặc biệt nhất là ở Mỹ, thì đó là cái bản chất âm nhạc. Cái thứ tân nhạc được đem theo từ miền Nam trước 1975 qua đây và vẫn cứ tiếp tục là một dòng âm nhạc bi đát, yếu đuối, trống rỗng và băng hoại.

Cứ nghe thử các giọng ca hàng đầu hiện nay của phái nữ: Khánh Hà, Khánh Ly, Ý Lan. Ðây là những giọng ca được ăn khách nhất hiện nay ở Mỹ. Nhất là ở vùng bắc California, hình như là tuần nào cũng có đại nhạc hội, nhạc thính phòng. Mà "đi vô, đi ra cũng thằng cha khi nãy" - cũng chừng đó ca sĩ, chừng đó emcees, chừng đó bản nhạc, và nhất là vẫn chừng đó cái âm điệu ai oán, bi đát rẻ tiền của các cô cậu ca nhạc sĩ Việt Nam hải ngoại.
Cũng một bài ca đó, mà khi Khánh Hà hát lên thì mức độ não nùng bi đát tăng lên gấp bội. Có những đoạn không đáng gì bi thảm, nhưng Khánh Hà cứ nức nở hóa một cách quá trớn, thành ra như tiếng khóc, trộn lẫn với một chất điệu yếu đuối, não nề. Cái nồng độ nức nở này như là một thứ trade-mark, một gia vị đặc thù, một thứ nước dừa ngọt ngầy ngậy mà bất cứ món ăn nào cô ca sĩ sưng môi này cũng cứ quậy lên không cần phân biệt.

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

Bài phát biểu của đ/c Lê Duẩn năm 1979: về bọn bành trướng Bắc Kinh

Mô tả: Bài phát biểu của đồng chí Lê Duẩn về tập đoàn phản động Trung Quốc chống Việt Nam.

Nguồn: Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội. Tài liệu do Christopher Goscha có được và dịch cho CWIHP.

Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta là những kẻ phản động Trung Quốc. Nhưng người dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn thế. Tôi không biết những kẻ phản động Trung Quốc này sẽ tiếp tục tồn tại thêm bao lâu nữa. Tuy nhiên, miễn là họ tồn tại, thì họ sẽ tấn công chúng ta như họ vừa thực hiện (nghĩa là đầu năm 1979).

Nếu chiến tranh đến từ phương Bắc, thì các tỉnh [Bắc Trung Bộ] Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa sẽ trở thành cơ sở cho toàn bộ đất nước. Các tỉnh này tốt nhất, là các căn cứ mạnh nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất. Vì nếu vùng đồng bằng [Bắc Bộ] tiếp tục là vùng liên tục căng thẳng, thì tình hình sẽ rất phức tạp.

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma ngày 14/3/1988?

HỒNG THỦY 10:53 15/03/18

(GDVN) - 30 năm sau ngày diễn ra vụ thảm sát Gạc Ma, một số học giả Trung Quốc đã lên tiếng thông qua Thời báo Hoàn Cầu. Chúng tôi xin dẫn lại và có đôi lời phản biện.
Ngày 14/3 là vừa tròn 30 năm ngày diễn ra sự kiện lính Trung Quốc thảm sát 64 chiến sĩ Công binh Hải quân Nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng tại bãi đá Gạc Ma, Trường Sa, Khánh Hòa.
Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã lên tiếng về sự kiện này.
Mục Tin tức quốc tế, Thời báo Hoàn Cầu phiên bản tiếng Trung Quốc ngày 14/3 đăng bài: "Trận chiến cuối cùng Trung Quốc đánh, người Việt Nam miêu tả khiến tôi kinh ngạc" của tác giả Bổ Nhất Đao, do Lý Lâm Chi biên tập.
Bổ Nhất Đao là bút danh / nick name của một cây viết thường xuyên tham gia bình luận các vấn đề quốc tế và quân sự trên các diễn đàn trực tuyến Trung Quốc. 
Bài viết này có tham khảo ý kiến một số học giả Trung Quốc: Tư Trấn Đào - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; Tôn Tiểu Nghênh - Viện Khoa học xã hội Quảng Tây; Lưu Phong - chuyên gia Trung Quốc về biển.

Last days in Vietnam

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Hiện tượng mượn âm trong địa danh Việt Nam

1.Trong tiếng Việt có một hiện tượng rất đáng quan tâm mà chúng tôi tạm gọi là “mượn âm”. Hiện tượng này diễn ra trong các từ ngữ hằng ngày và cả địa danh. Trước khi miêu tả hiện tượng xảy ra trong địa danh, chúng tôi đề cập đến một số trường hợp trong từ ngữ thông thường.  

2.Trong từ ngữ hằng ngày, chúng tôi chia làm mấy loại nhỏ.
2.1.Trong nội bộ tiếng Việt, một số từ có âm na ná nhau, từ này đã mượn âm từ kia. Xin nêu một thí dụ tiêu biểu.
Bồ bịch trong tiếng Việt ban đầu là tên hai nông cụ. Cái bồ là dụng cụ đựng lúa, có đáy; cái bịch cũng là dụng cụ đựng lúa nhưng không có đáy, lấy nền nhà làm đáy. Ca dao xưa có câu:
Bởi anh chăm việc canh nông,
Cho nên mới có bồ trong, bịch ngoài.
Đồng thời trong tiếng Việt có từ bầu / bậu (bạn) có một biến âm thành bồ, theo kiểu: thi đậu – thi đỗ, đậu xanh – đỗ xanh,…Thế là do có hai tiếng bồ đồng âm, ta có từ bồ bịch thứ hai, chỉ bạn trai, bạn gái.
2.2. Những từ nước ngoài có âm tương tự tiếng Việt đã mượn âm từ của tiếng Việt. Xin nêu hai thí dụ.
Đu-riêng là tên một loại trái cây trong tiếng Malaysia. Khi tên loại cây này du nhập vào tiếng Việt, gặp một từ tổ có âm tương tự là sầu riêng (“nỗi sầu riêng tư”), thế là người Việt gọi là trái sầu riêng.
Saucisse là một từ của tiếng Pháp, có nghĩa là dồi, “món ăn được làm bằng ruột lợn nhồi thịt hun khói và luộc nhỏ lửa”. Khi món ăn này được người Việt tiếp thụ, gặp một từ có âm tương tự, nó liền mang tên xúc xích.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Kon Tum qua các thời kỳ lịch sử

Từ một làng nhỏ của người Bana cạnh dòng sông Đăk Bla, đồng bào các dân tộc Xơ Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ - Triêng, Brâu, Rơ Măm,... đến tụ cư, sinh sống, cho đến vị thế quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của mảnh đất Tây Nguyên bao la, hùng vĩ,... mảnh đất Kon Tum đã trải qua biết bao biến động và thăng trầm với nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Ngược dòng thời gian, tìm hiểu về những giai đoạn lịch sử mà Kon Tum đã đi qua, càng thấy trân trọng hơn ý chí, nghị lực, lòng quả cảm và sức mạnh nội lực của đất và người nơi đây trong hành trình vươn lên cùng đất nước. 

Tên gọi Kon Tum

Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người Bana. Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng người địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang - OR. Lúc ấy, làng Kon Trang - OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi - một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - OR tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Đăkbla. Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước,...).

Ngôi làng của người dân tộc Brâu nằm ở ngã ba biên giới

'Bắt chồng' ở ngôi làng nằm giữa ngã 3 Đông Dương

Ngôi làng của cộng đồng người dân tộc Brâu nằm ở ngã ba biên giới, giữa 3 quốc gia Việt - Lào - Campuchia.

Nhà Rông xây dựng theo kiểu “mẹ và hai con” của người Brâu nằm ở giữa biên giới 3 nước Việt - Lào - Campuchia

PCA phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc ở Biển Đông.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Toà Trọng tài Biển Đông
(Cộng hoà Philippines và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa)
La Hay, ngày 12 tháng 7 năm 2016
Toà Trọng tài ban hành phán quyết
Phán quyết được Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (sau đây gọi là "Công ước") trong vụ kiện giữa Cộng hoà Philippines và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là 'Philippines' và 'Trung Quốc') hoàn toàn nhất trí thông qua và ban hành.
Vụ kiện trọng tài này liên quan đến vai trò của các quyền lịch sử và nguồn xác định quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông, quy chế của một số cấu trúc cụ thể và các vùng biển của các cấu trúc này và tính hợp pháp của các hành vi của Trung Quốc mà Philippines cho là vi phạm Công ước.
Phù hợp các giới hạn của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước, Toà Trọng tài đã nhấn mạnh Toà không phán quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện.

Tìm kiếm Blog này