Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Con trai nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh nói về chuyện “con ông cháu cha”

0:15 21/01/2017
Năm 2016, báo chí dồn sự chú ý vào Bộ Công thương, khi mà vụ án Trịnh Xuân Thanh và chuyện bổ nhiệm con trai của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khiến dư luận xã hội phẫn nộ.

Đó là lý do, Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng thực hiện cuộc trò chuyện với ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và cũng là con trai của Đại tướng - nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về đề tài “con ông cháu cha” mà chính ông cũng là người trong cuộc theo một cách nào đó. Đây là cuộc trò chuyện thẳng thắn hiếm có từ một quan chức cấp cao dành cho báo chí...

Tôi có lúc “đơn độc” trong đấu tranh...
- Nhà báo Tô Lan Hương: Tôi đã đọc thêm về tiểu sử của anh trên Wikipedia trong lúc ngồi chờ anh đến. Wikipedia viết thế này: Đến năm 1997, khi anh 40 tuổi, anh mới chỉ là chuyên viên trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Mà năm 1997, ba anh - Chủ tịch nước Lê Đức Anh mới nghỉ hưu. Thật bất ngờ và thật thú vị...

- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà: Thật ra Wikipedia có tí nhầm lẫn. Năm 1992, tôi đã là thiếu tá quân đội và ra quân, về giảng dạy ở Trường Hàng không Việt Nam. Năm 1996, tôi sang làm chuyên viên ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Năm 2001 tôi về TP HCM làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ đó mới chính thức “làm quan”.

Điều bất ngờ về những thiết bị "cổ lỗ" của tàu ngầm Kilo 636 VN

Hà Dũng | 10/06/2016 07:30 AM
Điều bất ngờ về những thiết bị "cổ lỗ" của tàu ngầm Kilo 636 VN
Thủy thủ tàu ngầm Việt Nam đang tiến hành làm dây neo

Trên những cỗ máy hết sức hiện đại như tàu ngầm Kilo 636 thì những thiết bị, công nghệ truyền thống có vẻ cổ lỗ vẫn hiện diện một cách phổ biến.

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Hồi kí cố vấn Trung Quốc (I)

Phần 1 : hồi kí của La Quý Ba, cố vấn trưởng, đại sứ đầu tiên của TQ ở Việt Nam


Hồi kí Cố vấn Trung Quốc (1)



HỒI KÍ LA QUÝ BA


dịch và hiệu đính :

DƯƠNG DANH DY


Chúng tôi bắt đầu công bố dưới đây toàn văn tập hồi kí nhan đề GHI CHÉP THỰC VỀ VIỆC  ĐOÀN CỐ VẤN QUÂN SỰ TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ VIỆT NAM CHỐNG PHÁP (Hồi ký của những người trong cuộc), do Dương Danh Dy dịch và hiệu đính theo ấn bản  2002 của Nhà xuất bản Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc (Bắc Kinh).
Đây là lời kể của những người Trung Quốc đã sang Việt Nam thời gian 1950-54 làm cố vấn trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Mở đầu là hồi kí của LA QUÝ BA, Trưởng đoàn cố vấn, đồng thời là đại sứ đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.  Nguyên bản bài viết mang đầu đề : MẪU MỰC SÁNG NGỜI CỦA CHỦ NGHĨA QUỐC TẾ VÔ SẢN /  Nhớ lại Mao Trạch Đông và viện trợ Việt Nam chống Pháp.  Ngày nay, thực tiễn cũng như các tư liêu lịch sử cho thấy thực chất mẫu mực ấy như thế nào : cái nhìn của bản thân Mao Trạch Đông về Việt Nam và Đông Nam Á (trong các cuộc nói chuyện vói Edgar Snow ở Diên An) mang nặng dấu ấn của chủ nghĩa Đại Hán ; chủ trương "chia để trị" của "thiên triều" thể hiện rõ trong vai trò của Trung Quốc ở Hội nghị Genève năm 1954 (với tài năng phi thường của Chu Ân Lai), xuyên suốt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1959-1975) cũng như trong thời kì "chiến tranh Đông Dương lần thứ ba".  Từ "chống đế quốc Mĩ đến người Việt Nam cuối cùng" đến "bài học 1979" dạy cho "tiểu bá vô ơn bạc nghĩa" -- và ngày nay nữa trong quan hệ "16 chữ vàng" hào nhoáng -- đó là một chính sách nhất quán, "làm gì cũng có tính toán thâm sâu", trước sau như một, chỉ thay đổi là thái độ, phương tiện và phương pháp (hữu nghị hay thù nghịch, ủng hộ hết mình hay mưu ma chước quỷ, "đánh cho kiệt máu")...

Hồi kí cố vấn Trung Quốc (II)

Vai trò của Vi Quốc Thanh (Wei Guoqing) qua lời kể của viên thư kí


Hồi kí cố vấn Trung Quốc (3)



ĐỒNG CHÍ VI QUỐC THANH 
TRONG VIỆN TRỢ VIỆT NAM
ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP

Vu Hoá Thầm

bản dịch của DƯƠNG DANH DY

Cuộc đời binh mã của Vi Quốc Thanh văn võ song toàn trải qua trăm trận, lập nhiều chiến công. Chiến tranh giải phóng thắng lợi chưa được bao lâu đồng chí vâng lệnh dẫn đầu đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống pháp hỗ trợ Quân đội Nhân dân Việt Nam tác chiến và xây dựng và cống hiến quan trọng trong việc giành thắng lợi của chiến tranh chống Pháp. Có một lần tiếp khách nước ngoài, một đồng chí lãnh đạo Trung ương nói, thời kỳ chiến tranh Việt Nam chống Pháp có hai trận đánh lớn, một là chiến dịch Biên Giới, Trần Canh giúp chỉ huy, hai là chiến dịch Điện Biên Phủ, Vi Quốc Thanh giúp chỉ huy. Bài viết này tường thuật, tóm lược chặng đường đặc biệt đó của Vi Quốc Thanh nhất là vai trò quan trọng của đồng chí trong cuộc quyết chiến Điện Biên Phủ.


Tổ chức Đoàn sang Việt Nam

Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017

Hồng vệ binh văn hoá Nguyễn Lưu đấu tố Phạm Duy, bị vả vào mồm

Phản ứng của Công ty Văn hóa Phương Nam sau bài viết về nhạc sĩ Phạm Duy
12:50 AM - 18/03/2006
LTS: Bài báo Không thể tung hô của tác giả Nguyễn Lưu đăng trên Báo Đầu tư ngày 13.3 đang gây nhiều phản ứng trong dư luận. Nhằm giúp bạn đọc có thông tin để tự bình luận, chúng tôi xin đăng lại toàn văn bài báo của tác giả Nguyễn Lưu và văn bản của Công ty Văn hóa Phương Nam gửi tới các cơ quan có liên quan của Trung ương và TP.HCM bày tỏ ý kiến của mình xung quanh bài báo này.
Bài trên Báo Đầu tư

Không thể tung hô

Có thể nói, một trong những niềm tự hào, tự tôn của dân tộc Việt Nam là triết lý "đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại". Tuy nhiên, "không đánh kẻ chạy lại" cần được hiểu thêm rằng, kẻ chạy lại là ai, và "không đánh" có nhất thiết đồng nghĩa với việc xem người ấy là thần tượng, là nhân vật tiêu biểu để đón rước trọng thể...? Tôi muốn nói đến trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc "Ngày trở về" (diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM). Một người bạn, nhà văn Chu Lai đã tỏ ra tâm đắc với ý tưởng này và cho biết, Tạp chí Thế giới mới số mới nhất có đăng một bài viết, với nội dung gói gọn: "Một người từng bỏ kháng chiến theo thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó, đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu “sặc mùi” hiếu chiến. Nay, thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về! Hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến như thế!".

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Trình tuyên giáo

TC xem đoạn đầu đã chán stop, GS Hà Văn Thịnh có lẽ xem kỹ nên có bài bình luận dưới đây:

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Hai bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm

Một người từng là Uỷ viên Bộ Chính trị - Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Đảng CSVN

Nhân dân
Cúi mình trên đồng lúa
Lao lên các hỏa điểm chiến tranh
Lăn mình trong các cuộc xuống đường
Cặm cụi với sách vở
Họ là nhân dân thứ thiệt
Nhưng trên diễn đàn cao nhất nước
Có người nói nhân dân chưa đủ trí tuệ
Để hưởng luật biểu tình!
Tôi nghĩ mãi
Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?
Sao lại sợ nhân dân biểu tình?
Không!
Sự sợ hãi không cứu được chúng ta
Mà chính là sự can đảm
Đi tới dân chủ.
Tháng 11/2011

Đất nước những năm tháng thật buồn

Họ nhà vịt với phong trào lên án nạn ấu dâm

Thua với họ nhà vịt.
Một anh qua Mỹ bị Mỹ xử tội ấu dâm, ra tù bị trục xuất về nước, dân mạng an ủi động viên.
Một em dạng ăn chơi qua Mã bị Mã truy tố tội giết người với bằng chứng clip ghi hình ở sân bay, cư dân mạng kêu gọi hổ trợ pháp lý.
Một thầy giáo tại VN bị mẹ học sinh nghi ngờ hiếp dâm đứa bé con mình, công an chẳng biết dựa vào đâu để truy tố thì dân mạng phỉ nhổ, kêu gọi nhau xử theo luật rừng.
Hiện có ba anh bị dân mạng đưa hình lên mạng “truy nã tội ấu dâm” vì theo họ các đối tượng mua chuộc để qua mặt pháp luật. Cả 3 trường hợp đều chứng cứ yếu, cơ quan thực thi pháp luật đang loay hoay chẳng biết làm thế nào?
Không ít vụ do Công an, Viện kiểm soát, Toà án phải xin lỗi, bồi thường vì làm sai nguyên tắc tố tụng, trong đó có “tội hiếp dâm”. Trường hợp ở Vũng Tàu, trước đơn kêu cứu và áp lực dư luận nên Chủ tịch nước yêu cầu làm rõ và báo cáo, 3 ngày sau VKS Tối cao làm tới, lệnh cho VKS địa phương khởi tố.
Ai đã trải qua hoặc chứng kiến mới hiểu tình dục trong tuổi thơ, ai chưa từng nên tìm hiểu về tâm sinh lý tuổi thơ, mọi điều đều có thể. Âm đạo một bé gái bị tổn thương có thể từ nhiều lý do, lời một đứa bé chưa hẳn là thực tế, lời một bà mẹ chỉ mới là một bên, biết đâu chỉ là sự ám ảnh vô hình.
Nếu sai thì ai sẽ chịu trách nhiệm với tổn thất tinh thần của các cháu, chà đạp lên danh dự của người khác?

Tìm kiếm Blog này