Bạn dễ dàng nhận ra các bức ảnh cưới, chân dung, người mẫu... được sửa chữa nhưng những hình ảnh tư liệu "nhạy cảm" hơn cần có con mắt nhà nghề để xác định.
Các yếu tố nhận biết thật - giả khá nhiều, trong đó
những điều cơ bản bao gồm ánh sáng, canh nét, hướng nhìn của mắt, các
đặc điểm kỹ thuật của ảnh...
Ánh sáng
Tấm ảnh ghép từ nhiều hình ảnh khác nhau sẽ khó có độ thuần nhất về ánh sáng (cường độ chiếu sáng, hướng của ánh sáng....).
Ví dụ một quả cầu như trên sẽ sáng nhất ở bề mặt có
tia nắng chiếu thẳng góc (hướng của mũi tên vàng), tối nhất ở phía đối
diện, các vùng xung quanh nó sẽ sáng với mức độ khác nhau tùy vị trí
khuất. Sự phản xạ lại của tia sáng sang không gian hay vật thể xung
quanh cũng có mức độ tương ứng.
Để nhận biết hướng của nguồn sáng, bạn phải biết được
hướng chiếu sáng trên từng vị trí của bề mặt. Sẽ rất khó nếu nhìn toàn
bộ vật thể để xác định nguồn sáng nhưng hãy chú ý đến các đường viền
trên bề mặt - nơi hướng ánh sáng vuông góc với bề mặt. Bằng cách đo độ
sáng và hướng cùng với một số điểm trên đường viền, các thuật toán có
thể xác định được hướng nguồn sáng.
Ví dụ: hình trên là ảnh ghép vì hướng nguồn sáng chiếu
vào các viên cảnh sát không tương ứng với những con vịt (xem hướng mũi
tên).
Hướng mắt nhìn và vị trí
Do các cặp mắt có hình dáng cố định nên chúng rất hữu
dụng để phân tích xem bức ảnh có bị chỉnh sửa hay không. Tròng đen của
mắt là hình tròn nhưng ta sẽ thấy nó có hình elip khi nó di chuyển sang
bên cạnh hoặc lên xuống (a).
Người ta có thể biết được mắt nhìn ra sao trong một
bức ảnh bằng cách tìm tia sáng từ mắt đến một điểm gọi là điểm chính
giữa của máy ảnh (b). Bức ảnh hình thành từ nơi các tia sáng đi qua mặt
phẳng của hình ảnh (màu xanh lơ). Điểm chính của máy ảnh - phần giao
giữa mặt phẳng hình ảnh và tia sáng - sẽ nằm gần với điểm chính giữa của
bức ảnh.
Một nhóm chuyên gia đã dùng hình dáng của 2 tròng đen
trong bức ảnh để suy luận ra đôi mắt có hướng nhìn tương ứng thế nào với
máy ảnh và có được điểm chính giữa của camera (c).
Khi điểm chính này nằm cách xa điểm chính giữa của
camera hoặc người có điểm chính giữa không cố định chính là bằng chứng
cho thấy bức ảnh bị chỉnh sửa (d).
Thuật toán cũng phát huy tác dụng với các vật thể khác nếu biết hình dạng của nó, ví dụ như hai bánh của chiếc ô tô.
Tuy nhiên, kỹ thuật này còn hạn chế vì phải dựa trên tính toán chính xác giữa hai tròng mắt.
Điểm sáng trên mắt
Ánh sáng xung quanh phản chiếu trong mắt sẽ hình thành
nên những điểm sáng nhỏ và dựa vào hình dạng, màu sắc, vị trí của
chúng, người ta có thể xác định được về ánh sáng.
Ví dụ: năm 2006 có một bức ảnh về các ngôi sao
American Idol chuẩn bị được xuất bản và các điểm sáng trên mắt của họ
khá khác biệt (xem ảnh nhỏ).
Vị trí của điểm sáng trên mắt cho biết vị trí của
nguồn sáng (ở trên, bên trái). Khi hướng của nguồn sáng (mũi tên màu
vàng) di chuyển từ trái sang phải thì điểm sáng trên mắt cũng di chuyển
như vậy.
Điểm sáng trong bức ảnh American Idol không cố định
nên có thể biết được đây là bức ảnh ghép. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp phải cần đến các phân tích về toán học, trong đó xét đếc các yếu tố
như hình dáng của mắt, mối liên quan giữa hai mắt, máy ảnh và ánh sáng.
Một số phần trên ảnh bị "nhân bản"
Tính năng "Clone" của Photoshop khá phổ biến để tạo
thêm các đối tượng, về bản chất là sao chép một phần của ảnh rồi dán lên
phần khác của ảnh. Hình trên được lấy từ một quảng cáo trên truyền hình
trong chiến dịch tranh cử của George W. Bush cuối năm 2004.
Các chuyên gia đã tìm ra các vùng "nhân bản" bằng cách
tìm kiếm sự khác biệt trên từng pixel (từng khối 6x6 pixel) và nhận ra 3
vùng bị chỉnh sửa được đánh dấu màu đỏ, xanh lá và xanh dương.
Các thông số từ máy ảnh
Cảm biến của máy ảnh số được sắp xếp theo lưới pixel
hình chữ nhật nhưng mỗi pixel cảm nhận mật độ ánh sáng chỉ trong một dải
bước sóng gần một màu nào đó nhờ bộ lọc màu CFA.
Bộ lọc màu đỏ, xanh dương, xanh lá được sắp xếp như
trên. Mỗi pixel trong dữ liệu thô vì vậy có một màu trong 3 màu này. Dữ
liệu thiếu bị lấp đầy bằng chính vi xử lý hoặc phần mềm dịch dữ liệu thô
từ máy ảnh ra. Cách đơn giản nhất là lấy giá trị của pixel gần nhất.
Do đó, nếu hình ảnh không có dấu hiệu sửa tự động như
trên thì có nghĩa là nó được can thiệp bằng một kiểu khác và đây là bức
ảnh không thật.
Việc chỉnh ảnh khác biệt so với ảnh gốc đã bị vạch trần trong nhiều trường hợp như vụ cộng tác viên Reuters làm đậm cột khói so với ảnh thật (bên phải).
Việt Toàn (theo Sciam)/ Vnexpress
Điều tra hình trên mạng internet thật hay giả
Lý Văn Quý
Thỉnh
thoảng bắt gặp được một tấm hình có vẻ lạ lùng trên Internet, chúng ta thường tự
hỏi tấm hình này có thật hay không? Mọi người đều biết là với trình độ kỹ thuật
hiện nay và các chương trình như Photoshop, những người khéo tay có thể cắt xén,
ghép hình, sửa chữa để tạo ra những bức hình giả nhưng trông như thật. Ví dụ tấm
hình sau đây của trùm khủng bố Osama Bin Laden:
Chúng
ta còn nhớ sự kiện ngay sau khi Bin Laden bị giết, tấm hình giả mạo trên đã được
truyền bá khắp nơi trên thế giới, kể cả một số tạp chí có uy tín như Daily News
và New York Post cũng bị mắc lừa. Nhà Trắng đã phải ra thông báo cải chính và
xác định đó là những tấm hình giả mạo.
Trên
thực tế, có những tấm hình được sửa chữa chút đỉnh như làm cho rõ hơn, màu sắc
đẹp hơn nhưng không thay đổi nội dung của tấm hình. Đây có thể là ảnh nghệ thuật
và không nằm trong phạm vi bài viết này. Có những tấm khác thì được cắt xén,
ghép nối làm sai lạc hoàn toàn sự thật. Đấy là những tấm hình chúng ta cần phải
cảnh giác vì có thể đưa đến những kết luận sai lầm và truyền bá đi một điều gian
dối.
Sau đây,
chúng tôi xin đề ra một số phương pháp căn bản để đoán coi khả năng giả mạo của
một bức hình có hay không?
1.
Sự hợp lý của tấm hình
Ví dụ
tấm hình sau đây đã được truyền bá rộng rãi trên Internet trong thời gian gần
đây:
Hình
của Mao Trạch Đông được in trên tấm giấy bạc 500,000 của Việt Nam. Sử dụng lý lẽ
thông thường nhất, chúng ta đều phải công nhận Việt Cộng có ngu dốt và thần phục
Tầu Cộng đến đâu cũng không thể nào dám làm một chuyện vô lý như vậy được.
Chuyện này mà có thật thì dân chúng Việt Nam sẽ nổi loạn và lật đổ chế độ CS
ngay lập tức. Vậy mà có một số người CCCĐ cũng tin là có thật, và một số lớn thì
nửa tin nửa ngờ khi lần đầu tiên nhìn thấy bức hình trên.
Để
chứng minh sự dễ dàng trong vấn đề ghép nối, chúng tôi chỉ mất 5 phút để tạo ra
một tấm hình khác như sau:
2.
Bố cục của tấm hình
Lấy ví
dụ tấm hình sau đây:
Điều
nghi ngờ đầu tiên là khoảng trống trước hàng chữ thứ hai: ... Ông uống rượu bia
làm cho bố cục tấm bảng không hợp lý, có vẻ như bị xóa mất một khoảng trước đó.
Đó là chưa kể có một nét chữ màu trắng còn sót lại. Quả thật vậy, chúng tôi xóa
thêm thì thành ra tấm này:
Ví dụ
thứ hai này thì có thể làm cho một số người, nhất là những người không biết
photoshop, phân vân không biết có thật hay không?
Dựa vào
sự hợp lý và bố cục hàng chữ, chúng tôi kết luận tấm hình này giả mạo. Sử dụng
photoshop, chúng tôi có thể làm lại thành:
Ví dụ
thứ ba này thì trình độ cắt xén, ghép nối quá kém, vừa phi lý vừa sai bố cục,
không cần phải nghiên cứu sâu nữa mà có thể khẳng định ngay là hình giả được:
3.
Những dữ kiện EXIF lưu trữ trong tấm hình
Máy ảnh
digital ngày nay đều có khả năng tự động lưu trữ ngay trong tấm hình các thông
tin có liên quan như máy ảnh loại nào, ngày giờ chụp, cách điều chỉnh ra sao v.v...
và có khi cả tọa độ nơi chụp nữa nếu máy ảnh có hệ thống GPS. Những dữ kiện này
gọi là EXIF Metadata. Muốn biết thêm về EXIF xin coi tại đây:
Muốn xem những
dữ kiện EXIF Metadata của một tấm hình, chúng ta cần một chương trình riêng, may
mắn là có sẵn trên mạng Internet, chẳng hạn như trên website:
http://regex.info/exif.cgi
Bây giờ
lấy ví dụ một tấm hình nguyên thủy, không sửa chữa như tấm sau đây:
Bỏ lên
website http://regex.info/exif.cgi
Chúng
ta có được các thông số như sau:
Chúng
ta có được một số thông tin quan trọng liên quan đến tấm hình như máy ảnh loại
nào, điều chỉnh ra sao, ngày giờ chụp v.v...
Điều
cần biết là những dữ kiện EXIF Metadata có thể xóa đi được và thay thế bằng
những thông tin khác nếu có chương trình thích hợp. Tuy nhiên các phóng viên
nhiếp ảnh gia khi gởi về cho tòa báo các tác phẩm của mình đều phải để y nguyên
EXIF Metadata để chứng minh với ban biên tập hình của mình là hình thật. Sau đó
có xóa đi hay không để giữ bí mật thì thuộc quyền quyết định của ban biên tập.
Ví dụ,
cùng một tấm hình trên của tác giả Nguyễn Trác Hiếu, sau khi xóa hết EXIF
Metadata, tấm hình vẫn còn y nguyên:
Nhưng
bỏ lên Bỏ lên website
http://regex.info/exif.cgi
Thì các
thông tin chỉ còn lại vỏn vẹn là:
4.
Phương pháp Error Level Analysis ELA
Có một
cách nữa để nghiên cứu một tấm hình có khả năng bị giả mạo hay không là dùng ELA.
Phương pháp này dựa vào nguyên tắc toán Algorithm để tính toán mức độ sai lạc
của các pixels trên một tấm hình mỗi lần được lưu trữ (saved) lại. Nếu tấm hình
không bị sửa chữa, mức độ sai lạc sẽ đồng đều, càng lưu trữ nhiều lần thì tấm
ELA càng tối đi. Nhưng nếu tấm hình bị ghép và lưu trữ lại thì mức độ sai lạc
của các pixels sẽ không đồng đều với nhau. Ví dụ tấm hình sau đây:
Bỏ lên
chương trình ELA tại:
http://fotoforensics.com/
Chúng
ta sẽ có ELA như sau:
Tinh
mắt một chút chúng ta nhận ra viền màu trắng của 4 điếu thuốc bên mặt (của tấm
ảnh) có độ trắng nổi bật khác với độ trắng của điếu thuốc bên tay trái và độ
trắng của những viền khuôn mặt và cổ áo, vai của TT Obama. Như vậy có thể kết
luận là tấm hình TT Obama hút một lúc 5 điếu thuốc là giả tạo. Tuy nhiên còn một
nghi vấn là TT Obama đang hút 1 điếu thì sao?
Đến đây
thì chúng ta lại phải dùng một chương trình khác gọi là TinEye tại
để so
sánh với tất cả những tấm hình khác tương tự đã từng được cho lên Internet thì
tìm ra tấm này:
Tờ The
Telegraph của Anh Quốc tương đối có uy tín và có cho biết tấm hình có vẻ nghi
ngờ là giả mạo. Tuy nhiên chuyện TT Obama hút thuốc lá là chuyện cả thế giới
biết và đã có những tấm hình chụp được TT Obama đang hút thuốc như:
Do đó
chúng tôi thiết nghĩ không cần thiết phải điều tra thêm tấm hình TT Obama đang
hút MỘT điếu thuốc đăng trên tờ The Telegraph là thật hay giả nữa.
Nguồn: Svqy