Tuổi thơ bậc tiểu học, lũ học trò ngoài giờ học chúng tôi mãi miết với những trò chơi tự chế, thả hồn vào những truyện cổ tích, mê mẩn đủ loại truyện tranh...
Năm học lớp Nhất (lớp 5) trường Tiểu học Cộng đồng Kontum, thầy chúng tôi có giới thiệu với đám học trò ham chơi cuốn sách "Người Việt cao quý" của một tác giả Ý viết về người Việt. Tôi tìm mua đọc, từ đó khơi dậy lòng mình: niềm tự hào dân tộc và yêu nước.
Dù sau này, tôi mới biết tác giả là nhà văn Vũ Hạnh và có nhiều ý kiến phản biện cho là sách "tự sướng" về một dân tộc nhiều thói hư tật xấu. Tôi vẫn trân trọng cuốn sách mỏng đó, nó ảnh hướng lớn đến đời tôi về sau và cũng nhờ nó mà mình nhớ mãi tên ông thầy Trần Minh Trị .
(Thợ Cạo)
________________
Phay Văn
Vừa rồi lục trong số sách cũ còn sót lại ngày xưa tôi tình cờ cầm trên tay cuốn Người Việt Cao Quí, một cuốn sách được yêu thích trước 1975 vì nó khơi dậy niềm tự hào của một dân tộc vốn bị xem là nhược tiểu.
Thế nhưng, sau 1975 người ta biết rằng tác giả của nó không phải là
một người nước ngoài như vẫn được tin là thế. Người ta thấy hụt hẫng bởi
một cảm giác bị đánh lừa, một niềm tin bị đánh cắp. Dù chuyện giả dối
không là hàng hiếm trong xã hội cs.
Đã có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, nay nhân tiện tìm lại
được cuốn sách tạm gọi là cũ (tính từ khi phát hành) nhưng còn khá mới-
nếu so sánh với các ấn phẩm cùng thời- từ mấy chục năm nay, xin phép
được chia sẻ với các anh chị mấy tấm hình scan lại từ cuốn sách này.
***
"Người Việt cao quý" và tấm lòng của một con người chân chính
Trong một khu rừng
rậm nhiều đồi dốc ở phía tây nam Việt Nam, con tê giác cái đơn độc từng
có thời dạo bước. Đó là con tê giác cuối cùng trong phân loài của nó, và
đây là nơi nó sinh sống.
Cát Lộc, khu vực phía bắc của Vườn Quốc
gia Cát Tiên, là một phần của nơi từng bị tàn phá bởi Chất Da cam trong
Cuộc chiến Việt Nam. Ngày nay, nơi này nổi tiếng là khu bảo tồn động vật
hoang dã, cũng là nơi nhiều nỗ lực bảo tồn thất bại.Con tê giác cuối cùng hàng ngày đi lang thang qua hàng ngàn hec-ta rừng, một khoảng cách rộng hơn rất nhiều mà loài động vật ăn cỏ này thường di chuyển.
Nhưng như thế là nó còn có nơi để chạy. Có nhiều lạch nước và sông để tắm và rất nhiều thức ăn - như cây mây, một loại cây dây leo mọc khắp nơi trong rừng.
Nhưng một ngày nọ, tay thợ săn ngắm bắn nó qua khẩu súng bán tự động - và bóp cò.
Chúng ta không biết liệu con tê giác có biết ai là kẻ giết nó hay không, và cũng không biết nó đã bị bắn bao nhiêu phát.
Khi tiếng súng vang lên, vọng khắp khu rừng cũng là lúc chốt lại sự tuyệt chủng của loài tê giác Java ở Việt Nam.
Tuy nhiên, sự tuyệt chủng đã không xảy ra ngay lập tức. Dù bị thương, con tê giác vẫn chạy thoát. Và từ đó, suốt một thời gian, nó biến mất sau cánh rừng xanh dày đặc che chở nó.
Vận mạng của loài tê giác Java ở Việt Nam, một phân loài tê giác có tên là Rhinoceros sondaicus annamiticus, khi đó đã được Sarah Brook theo dõi sát sao.
Brook là nhà bảo tồn của Quỹ bảo tồn động vật hoang dã WWF. Hàng ngày, bà phải vật lộn với địa hình khắc nghiệt ở vườn quốc gia Cát Lộc - đồi dốc và thảm thực vật dày đặc - với một chú chó đánh hơi, được huấn luyện để theo dõi mùi phân tê giác.