Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Mô hinh dạy học ở ĐH HARWARD áp dụng từ THĐIC thời VNCH

Thien Huynh

Bài của HMT là khái quát về tổ chức và phương hướng của nền giáo dục VNCH, tôi xin phép bổ xung thêm về phương pháp dạy và học thời xa xưa ấy qua câu chuyện “hổn” của chính tôi, “móc họng” GS dạy Việt văn mà Thầy vổ tay khen mới “lọa”, đúng không? Thật ra Ông Thầy bị “lạc đạn” thôi. Lúc ấy sau đảo chính TT Ngô đình Diệm, chương trình Việt văn có 2 phần Kim văn (văn xuôi) và Cổ văn (văn vần) dạy song đôi, bắt đầu từ lớp đệ ngủ (lớp 8 bây giờ) mổi tháng học sinh chia nhóm (theo tổ có sẳn của lớp) soạn bài thuyết trinh trước một tuần (còn gọi là trần thuyết) theo đề tài Thầy đưa theo chương trình, kim văn và cổ văn, Cả nhóm thì cùng soạn, viết đầy 4, 5 tờ giấy đôi caro, nhưng các nhóm là độc lập để tranh hơn thua trong thảo luận, Trong 2 giờ thuyết trình thì bốc thăm hoặc Thầy chỉ định 1 nhóm “chủ xị” thuyết trình, các nhóm còn lại chất vấn, ông Thầy ngồi cuối lớp giám sát 2 giờ …đấu đá. Không bàn cải cách dạy và học nầy trường Đại học Harward và VNCH ai theo ai nhưng các PHIÊN TÒA GIẢ LẬP (như trong phim Hàn quốc “Chuyện tình Harward) hay PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG LHQ GIẢ LẬP (một dạo ồn ào trên mạng về vụ treo cờ Đài loan trong phiên họp giả lập đó) và các buổi thuyết trình của học sinh thời ấy thật sự là “trên cả tuyệt vời”, học sinh tự hoàn thiện cách tra cứu, tìm tòi, thể hiện khả năng dùng từ, trình bày, tranh luận, tự tin…mặt khác cách dạy và học đó rỏ ràng đáp ứng đúng nhu cầu muốn tự khẳng định của tuổi mới lớn, theo khuôn mẩu văn hóa.
Chuyện “hổn” là thế nầy. Lần đầu tôi bị Thầy dạy việt văn « chữi xéo ». trong đề tài « tìm hiểu cách tả cái đẹp của Nguyễn Du trong truyện Kiều », gần cuối buổi thuyết trinh tôi nêu một ý kiến theo kiểu « xỏ lá » bởi nhóm thuyết trình chưa làm rỏ, đại ý là Từ Hải cao ngều ngệu thì đẹp nổi gì khi chiều cao gấp 20 lần chiều ngang, « vai năm tấc rộng thân mười thước cao ». Thúy Kiều thì đẹp như quỉ bởi « mây thua nước tóc tuyết nhường màu da », lại xấu tính, « xề xè nấm đất bên đàng, dào dào ngọn cỏ nữa vàng nữa xanh » , tè bậy bên mộ Đam Tiên nên bị Đạm Tiên trả thù , ý kiến thuyết trình viên thế nào xin cho biết? Cả lớp một phen cười cợt, nhóm thuyết trình lúng túng đưa mắt về ông Thầy, Ông xem đồng hồ thấy hết giờ, ông Thầy cười cười nói với lớp : « nó lấy cây búa làm bếp để chẻ thì còn gì là tác phẩm nghệ thuật » rồi chấm dứt buổi thuyết trình, cay cú là sau đó tôi bị bạn bè cho 1 biệt danh là tên ở đợ.
Tháng kế tiếp tới đề tài tìm hiểu tính lảng mạn trong truyện Kiêu, tôi đem thắc mắc hỏi, Ông Nội của tôi vốn là « nhà nho », ngoài các truyện Tàu tôi còn thấy có cuốn Truyện Kiều, Ông tròn mắt nhìn tôi rồi từ từ giảng giải ngọn ngành. Đến buổi thuyết trình thì tổ của tôi vẩn làm…thắc mắc. Thấy « bài tủ » chưa bạn nào nêu ra, nhóm tôi đẩy tôi nêu vấn đề, vẩn lối « xỏ lá » tôi nêu ý kiến câu « hoa đào năm ngoái còn cười gió đông » chứng tỏ thời Nguyễn Du nước ta đả có ngành nhựa làm hoa nylon, thuyết trình viên nghỉ sao ? Bạn thuyết trình cười cười nói : « lại 1 ý kiến của đày tớ », cả lớp cười rộ, nóng mặt, đứng phắt dậy xẳng giọng phản đôi
– Đây là một cách hỏi gián tiếp, đó là yêu cầu bạn giải thích ý nghỉa câu đó. Bạn không thể che đậy cái dốt, cái không soạn kỷ bài bằng cách cho đó búa chẻ củi.
– Đó là lời của Ông Thầy mà.
– Bạn không phải là thầy của tôi, bạn là người thuyết trình tôi là người nêu thắc mắc.
Ông Thầy ngồi cuối lớp chờ đợi tranh cải, cả lớp im phăng phắc vì không khí tranh luận căng thẳng, nhóm thuyết trình chụm đầu đầu xì xào. Nhóm tôi hóm hỉnh chờ dứt điểm 1- 0
– Thế bạn giải thích được không ? Thuyết trình viên hỏi
– Tất nhiên.
– Vậy bạn giải thích đi
Thế là tôi « cướp đài phát thanh », đó là ý lấy từ câu « Đào hoa y cựu tiếu đông phong » , câu cuối trong 1 bài thơ của Thôi Hộ, « phang » luôn nguyên bài, giải thích, nói luôn xuất xứ và tâm tình của Thôi Hộ, cuối cùng ca ngợi Nguyễn Du đem tâm tinh của Thôi Hộ diển tả tâm tình của Kim Trọng đối với Thúy Kiều. Cả lớp im lặng ngất ngây, nên biết là thời ấy bậc THĐIC mổi tuần có 1 giờ Hán văn, viết chử Hán trong tập kẻ ô vuông (2cm X 2cm), nghỉa là cảm thụ được ít nhiều Hán văn trong văn học VN. Chừng sau 30 giây ông Thầy đứng dậy vổ tay phá tan bầu không khí, cả lớp nhìn thấy rỏ nét mặt rạng rở của ông Thầy. Sau nầy đi dạy học tôi mới hiểu cái « chữi xéo » và nét rạng rở của Thầy tôi, đó là khích tướng và rất hài lòng, một kết quả ngoài mong đợi từ sự ngổ ngáo , « móc họng » ông Thầy mà biết dấu tay hợp lý. SV SP ngày ấy được huấn luyện phương pháp giảng dạy như thế đấy, phát triển toàn diện bằng phương pháp dạy chứ không bằn khẩu hiệu, nhất là không bởi quá nhiều kiến thức vô bổ. Dạy và học như thế mới thật sự là « phát triển toàn diện », nhất là bộ môn việt văn. Đúng không ?


Tìm kiếm Blog này