Campuchia có 210.000 người
Chạy sang tỵ nạn CPC nhiều đợt thời phong kiến, ở rải rác nhiều nơi, tập trung dọc sông Mê Kông và vùng Biển Hồ, CPC ngày nay có tỉnh còn mang tên Kompuong Cham (Bến người Chăm), họ thạo tiếng Khmer hơn tiếng Chăm gốc và tiếng Việt. Cũng trong chiến tranh phong kiến một bộ phận về VN định cư ở An Giang, Tây Ninh, tuỳ làng họ nói tiếng Khmer và tiếng Mã Lai nhưng tất cả đều dùng chữ viết Mã Lai. Hầu hết theo đạo Hồi .
Việt Nam có 150.000 người
Ở lại lãnh thổ vương quốc Chăm Pa, sống rải rác ở các tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,... . Đa số theo đạo Ba La Môn. Thế kỷ XI, Nhà Lý bắt tù binh Chăm đưa ra Bắc mấy vạn người, họ lập thành các làng riêng và tồn tại thời gian khá dài và bị người Việt đồng hoá gần như hoàn toàn nên mới có làng Chăm trong lòng Hà Nội ngày nay.
Malaysia có 10.000 người
Vào thế kỷ XVII, người Chăm vượt đại dương qua sống ở Kelantan - Malaysia và gaia đoạn năm 1975-78, một bộ phận từ Campchia chạy tỵ nạn khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.
Trung Quốc có 6.000 người
Đây là bộ phận tỵ nạn chiến tranh khỏi vương quốc đầu tiên từ thế kỷ VII - X.
Thái Lan có 4.000 người
Vào thế kỉ XVIII, người Chăm chạy loạn từ Camuchia qua Thái Lan, hiện thuộc khu Ban Khrua, Bangkok và một số vượt biên chạy sang Thái sau 1975
Hoa Kỳ có 3.000 người
Pháp có 1.000 người
Vượt biên từ VN và CPC sau 1975 và đi bằng con đường hợp pháp.
Lào có 800 người
Ả Rập Saudi có 100 người
(thông tin và số liệu tham khảo dể hình dung)