Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Đại học thời VNCH thi trường nào khó nhất?

TranVan says:
Thời Đệ nhất VNCH, thi vào Sư Phạm là khó nhất, sau mới đến Kỹ Thuật Phú Thọ.
Y và Dược đi theo sau.
Kiến Trúc không phải thi vào . Hình như Nông Lâm cũng thế.
Luật, Văn Chương cũng không phải thi tuyển.

HOA SỨ says:
Thời đệ nhị cộng hòa thi vào ĐH sư phạm vẫn tiếp tục là khó nhất, cùng đẳng cấp là Quốc Gia Hành Chánh ,kế đến là Phú Thọ , trường y dược ,Y và dược thời anh tôi là ghi danh học sau năm 1960 mới phải thi còn cái trường sư phạm thì lúc nào cũng phải thi và thật trần ai khoai củ .Lý do ĐHSP và QGHC được coi là top vì những lý do sau đây :
1/ Hai trường này đào tạo công chức chính ngạch cho nhà nước lương cao ngất ngưởng đặc biêt với sư phạm chỉ số là 470 so với tất cả các trường đại học cùng đào tạo 4 năm thì chỉ số là 430 {mỗi chỉ số tương đương với một bữa cơm văn phòng ]vì là chính ngạch nên nghỉ hè ,nghỉ ốm vẫn có lương ,vợ con cũng lãnh lương ké luôn .

2/ Chỉ có 2 trường này có học bổng 100% cho SV và học bổng đủ để sống suốt thời gian học tãp
3/Cái này mới hấp dẫn sỹ tử : Cả hai trường này không phải đi lính kể cả lệnh tổng động viên sau năm 1968,chỉ phải đi học quân sự học đường 9 tuần riêng lứa sinh năm 1943 -1942 thì phải đeo lon sỹ quan cấp úy gọi là quân nhân biệt phái ,vì tuy danh xưng là quân nhân nhưng họ lại về nhiệm sở chuyên môn để làm việc không phải ra mặt trận ,buồn cười nhất là sau khi giải phóng các ông này cũng bị bắt đi cải tạo ,các ông quản giáo không biết cái đám biệt phái này là cái gì nên cũng cho đi học tập mút mùa ,đến khi bề trên vỡ lẽ quyết định cho về đồng loạt thì thời gian học tập đã là 27 tháng ,đa phần các bác này lại tiếp tục việc dạy học riêng đám QGHC thì đuổi cổ về vườn hết, học viện QGHC cũng giải thể luôn cùng lúc với trường VÕ Bị DALATtừ tháng 5/1975.Các ông sư phạm mừng lắm vì mình được về sớm lại có việc làm trong khi các ông cấp úy khác vẫn phải học tập dài dài ,thì bỗng đâu khỏang cuối thập niên 80 có cái thông tin đi định cư ở nước MỸ theo tiêu chuẩn HO ,tất cả các sỹ quan đi học tập tối thiểu là …3 năm mới được cứu xét ,ôi thật là xui xẻo biết thế xin ở lại 36 tháng .
Sau 1975 mọi thứ đều đảo lộn và ngành giáo bị đảo lộn nhiều nhất nhưng vì vẫn có việc làm nên ít vượt biên và càng ngày càng mất giá ,còn đám QGHC thất nghiệp phải ra chợ trời thì kiếm đường vượt biên gần hết ,giờ điểm danh lại ở nước ngoài đến 90% rồi >Đời gọi là tái ông mất ngựa không biết đâu mà ngờ


chinook says:
Theo tôi nhớ, trước 1968, giáo viên được hoãn dịch hay động viên tại chỗ.
Sau 1968 có chương trình Quân sự học đường dành cho Sinh viên. Mỗi năm để được hoàn dịch, sinh viên phải học thêm tuần một ngày về Quân sự, thuờng tổ chức tại Sân Cộng Hòa , Thảo cầm viên hoặc Vườn Tao đàn và một tháng tại Trung tâm Huấn luyên Quang Trung vào mùa hè . Thời gian này được tính vào chương trình huấn luyện khi nhập ngũ và huân luyện tại Thủ Đúc ,
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên bị động viên, nhập ngũ , thụ huán đủ chương trình huấn luyện 9 thang. Y , dược , Nha mang lon Trung úy, ngành khác Chuẩn úy. Riêng Giáo viên được biệt phái về nhiệm sở cũ.
Tôi nghe nhiều người khi đi cải tạo cũng bị hành ghê gớm vì được coi là CIA được cài cắm để kềm kẹp các giáo viên khác.

Tìm kiếm Blog này