"Dân tộc ta đi không gì cản nổi".
Thực tế ta có cần một dân tộc đội đá vá trời, gánh lấy sứ mệnh lịch sử? Chúng ta có cần một dân tộc bước đi bất chấp mưa bao bão đạn, bất chấp một tương lai bất trắc phía trước hay không? Chúng ta có cần một dân tộc giết chóc và ham tù đày hay không?
Tôi nghĩ là không? Dân tộc cần những bước đi khôn ngoan chứ không phải là bước đi và bất chấp tất cả; chúng ta càng không cần một dân tộc đi y như kẻ ngáo đá.
Những ngôn từ tuyên truyền đao to búa lớn kiểu như: "cuộc cách mạng vĩ đại bậc nhất", ngọn cờ chủ nghĩa Mác Lê Nin", "mở ra kỷ nguyên mới".... quá quen rồi! Chân lý giản dị nhất lại nằm ngay ở thực tiễn hôm nay.
Bước đi không gì cản nổi đó được đánh đổi bằng gì? Bằng nội chiến 20 năm, bằng chiến tranh triền miên 30 năm, là hàng triệu sinh mạng đã chết, hi sinh, bị tiêu diệt... là danh xưng tiền đồn, tiên phong để rồi người chịu ơn cầm súng bắn chết, đấu tố, sỉ nhục ân nhân; để một thời mẹ phải bỏ con ngoài ruộng ngô chỉ vì cái đói...
Hôm nay dư âm còn vang vọng. Người ta không thể chấp nhận hòa giải dân tộc theo đúng nghĩa của sự hòa giải bởi đơn giản, hòa giải nghĩa là chấp nhận một thực tế hiển nhiên rằng đã từng có một cuộc nối chiến điêu linh hai mươi năm trời. Hòa giải nghĩa là mất đi một ngôi sao chiến công vẻ vang chói lọi trên ngực đỏ lòm những người cộng sản.
Dân tộc ta đi không gì cản nổi để rồi cùng một dân tộc có hàng triệu người anh hùng và triệu thằng giặc Ngụy. Có hàng triệu người cầm trong tay tấm thẻ búa liềm và hàng triệu người khác với tấm lý lịch cha ngụy quân, mẹ ngụy quyền.
"Dân tộc ta đi không gì cản nổi" một mệnh đề bi ai, đầy thương cảm như ta nhìn vào kẻ đang trong cơn ngáo đá sắp nhảy lầu. Câu hỏi làm thế nào cho minh mẫn và đường đi nào khôn ngoan thì mãi mãi không có lời giải. Kẻ ngáo đá chỉ tự thân hại mình, làm gì còn sự khôn ngoan trong hắn?
Dân tộc ta đi không gì cản nổi - Liều thuốc kích thích tinh thần quá lố, rồi mai này sẽ đi đến đâu?
Biên độ an toàn của Đảng
Có mấy cái phải nói cho sòng phẳng ra.
Có mấy cái phải nói cho sòng phẳng ra.
1. Đổi mới
Kỳ thực là đổi cũ theo hướng có lợi cho Đảng, kiên trì CNXH là biên độ đảm bảo sự an toàn cho sự cai trị của Đảng. Tức là Đổi mới (Đổi cũ) sáng tạo thế nào thì cũng không thể đi trượt được cái lằn ranh CNXH một thứ Chủ nghĩa mà "trăm năm nữa chẳng biết có đạt được không".
Việc sinh ra các giấy phép con là hành động mà Nhà nước ra sức khống chế sâu sắc hơn kinh tế tư nhân và cả nền kinh tế quốc gia - Nói thẳng ra đó là giấy phép con là tên thực dân trong nền kinh tế VN.
Việc Chính phủ ông NXP rút bớt giấy phép con, nói như chuyên gia Nguyễn Trần Bạt là "rút bỏ sự chiếm đóng của mình", nhất là trong bối cảnh Chính phủ cần sức cày (đóng thuế) của 90 triệu con Bò.
2. Kinh tế thị trường định hướng XHCN và tại sao phải vận động quốc tế công nhận nền kinh tế VN là nền kinh tế thị trường?
Đảng CSVN sử dụng sức mạnh của CNTB bắt nó "cày" trên mảnh đất XHCN, nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên ĐCSVN lại không chấp nhận các trụ cột khác của CNTB như tự do nghiệp đoàn, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, thậm chí là thượng tôn pháp luật, nhà nước pháp quyền.
Hệ quả là xã hội thiếu sức giám sát, pháp luật bị nhào nặn theo hướng tối đa lợi ích cho giới cầm quyền và giới tư bản đỏ. Trong vòng mười năm qua mặt trái của "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" đã đẩy những nhóm lợi ích lên địa vị thống trị làm điêu linh quốc gia, thậm chí đặt ĐCSV trước nguy cơ tồn vong.
Bản thân ĐCS VN cũng đang tự biến mình thành một siêu nhóm lợi ích và sống chết để tự bảo vệ mình hơn là sự kiến tạo sự phát triển quốc gia. Ông Nguyễn Phú Trọng đã nói thẳng toẹt ra rằng: Chỉnh đổn Đảng vì tồn vong chế độ - Chứ không phải là Chỉnh đốn Đảng vì sự phát triển của quốc gia.
Nhưng Lợi ích nhóm là một tất yếu trong chọn lựa biên độ đảm bảo sự thống trị của Đảng.
3. Ổn định để phát triển
Thực ra không phải; gọi cho chính xác là ổn định để bảo đảm sự thống trị tức là duy trì biên độ của CNXH. Rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ của Liên Sô, Đông Âu, ĐCSVN đã đề cao yếu tố ổn định nhằm thực hiện mục tiêu tối thượng của mình là giữ vững quyền thống trị.
Thực ra không phải; gọi cho chính xác là ổn định để bảo đảm sự thống trị tức là duy trì biên độ của CNXH. Rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ của Liên Sô, Đông Âu, ĐCSVN đã đề cao yếu tố ổn định nhằm thực hiện mục tiêu tối thượng của mình là giữ vững quyền thống trị.
Ngay cả việc tiến hành dân chủ trong Đảng rồi mới đưa dân chủ ra ngoài xã hội cũng là phép đung đưa, đánh tráo nhằm test độ dung sai của khái niệm ổn định. Bởi vì Dân chủ nghĩa là Dân làm chủ chứ không phải là Đảng chủ - hay Đảng viên mới có quyền thực hành dân chủ.
Chính vì khung biên độ dao động như vậy, kiên trì nguyên tắc như vậy, nhà nước VN bản chất vẫn là nhà nước xoay trở đối phó. Việc kiến tạo phát triển cũng chỉ hành động đối phó trong bối cảnh các lợi ích nhóm đang tàn phá quốc gia và bào mòn sự vững chãi của chế độ.
Chính phủ nói thẳng ra là cần tiền đóng thuế để cữu rỗi ngân sách sau sự ăn tàn phá hại của giai đoạn 10 năm 2006 - 2016. Dân là những con Bò, thẳng băng ra mà nói định nghĩa Dân (công dân) - dường như quá xa xỉ - Chính phủ chưa từng đề cập tới việc kiến tạo tinh thần quốc dân.
Quốc gia không phải là tập hợp của những con bò, đi trên thứ đường không ai cản nổi.
Một bài học lịch sử để kiểm nghiệm: Nhà Mãn Thanh cho rằng có thể dùng súng đạn, kỹ nghệ phương tây để bảo đảm sự cai trị của mình. Hậu quả thế nào, thì ai cũng rõ. Con đường tan rã chỉ llaf sớm hay muộn mà thôi.