Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2023

Đăng ký xe chính chủ, nhà nước có hành dân không?

Không ít người nói mỗi cái việc mua xe mới hay cũ thì phải đi đăng ký sang tên đổi chủ nhưng không chịu làm. Kêu ca cái gì?
Người có điều kiện thuận lợi nên nói vậy, thực tế không đơn giản. Dẫn chứng như trường hợp của tôi, cách đây 10 năm mua chiếc xe mới, quy định phải về nơi có HK để đăng ký. Xa, bận việc không đi được, mà có đi được cũng tốn tiền. Hỏi người ta nếu bỏ tiền ra cho dịch vụ làm thì mất 2 triệu. Nên đành nhờ người khác tại chỗ đứng tên thay chủ. Vậy không hành là gì và biến công dân thành người trái luật.
Xã hội biến động, hộ khẩu một nơi, sống một nơi. Tương tự như vậy, công nhân đi làm xa đành chấp nhận phó mặc như tôi dù xe mới và mình là chủ thật sự. Còn người lao động nghèo mua chiếc xe để có chân chạy đi làm, năm ba triệu đồng. Giấy tờ sang tay đủ kiểu, qua nhiều đời chủ, nguồn gốc xe rất phức tạp nên mới có giá rẻ. Họ chỉ cần có cái cà vẹt là cứ thế mà chạy, tính sau.
Chính phủ mấy lần ra nghị định thông tư kêu gọi công dân đăng ký xe chính chủ nhưng tình trạng bất minh vẫn phổ biến. Nay thêm cái vụ định danh công dân gắn liền với số xe, mỗi nơi làm một nẻo, thêm rắc rối, ngay cả dịch vụ cũng không biết đâu mà lần huống chi dân.
Tôi thiết nghĩ vậy lâu nay VN xây dựng chính phủ điện tử, các địa phương nối mạng làm gì mà công dân muốn "lương thiện" lại khó thế. Ai đâu muốn xài xe không chính chủ.
Sao chính phủ không đơn giản hóa thủ tục, cho phép công dân đăng ký rộng rãi, bất kỳ nơi đâu. Xe ai phi pháp, phát hiện ra thì mất ráng chịu, thậm chí là truy tố nếu cố ý.
Có như vậy, chính phủ dễ quản lý xã hội hơn là gây khó cho dân thì dân chây lì. Như chính phủ đã bỏ việc gây khó cho dân trong việc đăng ký tạm vắng, tạm trú nên địa phương quản dân nhập cư sát sao hơn xưa.

Tìm kiếm Blog này