Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn BG Phía Bắc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BG Phía Bắc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Vũ khí bí mật 10 triệu đô của TQ trong chiến tranh biên giới với VN

Thời bộ đội, TC vờn nhau với mấy chú Pốt,  so với mấy đại ca phía Bắc vẫn là đàn em chiếu dưới, mấy ảnh kể: Mình bắn một quả pháo nó nện lại cả trăm chính xoác luôn, đến nổi quân ta hết dám hí hố!. Giờ tìm hiểu thì ra con ác độc này:

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng TQ

ctvt
Tác giả: Lưu Á Châu
Dưới đây là trích dẫn từ bài phát biểu tại căn cứ Không quân Côn Minh – Vân Nam của Lưu Á Châu, Trung tướng, Chính ủy Đại học Quốc Phòng Trung Quốc. Qua đó bạn đọc có thể tìm hiểu một vấn đề lịch sử nhìn từ phía bên kia và thấy rõ hơn “cung cách” Trung Quốc ứng xử với thế giới hiện đại.
Sau khi kể “Giấc mơ quân đội và đất nước hùng mạnh”, tướng Lưu nói về việc “quân đội Trung Quốc đã hai lần phát huy vai trò chính trị quan trọng”.
Cuộc chiến Việt Nam 1979
Một lần Quân Giải phóng phát huy vai trò chính trị quan trọng là trong đợt sóng gió chính trị ngày mồng 4 tháng 6 [sự kiện quân đội Trung Quốc đàn áp cuộc biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989]. “Có thể nói, không giải quyết vấn đề mồng 4 tháng 6 thì không có cục diện phát triển phồn vinh của Trung Quốc ngày nay; không có quân đội [thì] sẽ không giải quyết được vấn đề ngày mồng 4 tháng 6, và cũng không thể có 13 năm huy hoàng”.
“Một lần khác là cuộc chiến tự vệ chống Việt Nam năm 1979 và cuộc chiến “Lưỡng Sơn” sau này.[i] Đặc biệt là cuộc chiến tự vệ đánh trả Việt Nam năm 1979, nhiều đồng chí chưa nhận thức được ý nghĩa của cuộc chiến đó.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Bài nói chuyện hay của Tướng Lưu Á Châu, không thể không xem lại.

Toàn văn bài phát biểu của Trung tướng không quân Lưu Á Châu tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Lưu Á Châu

Ông Lưu Á Châu
Giới thiệu tóm tắt về Lưu Á Châu
Lưu Á Châu năm nay 57 tuổi, là người huyện Túc thuộc thành phố An Huy, tham gia quân đội năm 16 tuổi, lần lượt giữ chức vụ phó tiểu đội trưởng, tiểu đội trưởng, trung đội trưởng; năm 44 tuổi được thăng chức thiếu tướng không quân, bước vào hàng ngũ tướng lĩnh cấp cao của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA); năm 45 tuổi giữ chức Chủ nhiệm Cục chính trị không quân quân khu Bắc Kinh, năm 50 tuổi là chính ủy không quân quân khu Thành Đô; năm 51 tuổi là Phó chính ủy không quân kiêm Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật quân ủy, và được thăng chức trung tướng không quân.
Hiện nay, Trung tướng Lưu Á Châu, nguyên Phó Chính ủy không quân của PLA giữ chức chính ủy của Đại học quốc phòng Trung Quốc thay Trung tướng Đổng Thế Bình đã được điều động làm Phó chủ nhiệm Tổng Cục chính trị kiêm Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật quân ủy. Đại học quốc phòng là trường quân sự cao nhất của Trung Quốc, trực thuộc sự lãnh đạo của quân ủy trung ương, là cấp đại quân khu; hiệu trưởng, chính ủy của trường này đều thuộc những chức vụ chính của đại quân khu.
TOÀN VĂN

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Về từ "Mọi" và từ "Yoan"

Lâu nay chúng ta hay né tránh, kiêng kỵ việc dùng từ “mọi” để nói về bà con các dân tộc thiểu số quần cư trên dãy Trường Sơn. Bởi lẽ từ “mọi” thường được hiểu theo nghĩa mọi rợ, kém phát triển, thấp hèn v.v…
Từ đó có nhiều người thắc mắc, không hiểu tại sao hai vị học giả khả kính (là hai anh em ruột) Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi lại đặt tên cho công trình khảo cứu rất có giá trị của mình là“Mọi Kon Tum”? Đâu phải hai vị thiếu kiến thức, thiếu ý thức đến độ gọi người bà con thiểu số của mình là… “mọi rợ”?
Thắc mắc ấy được giải đáp ngay trong sách Mọi Kon Tum do nhà in Mirador ở Huế ấn hành năm 1937. Nội dung sách là những khảo sát, ghi chép của hai ông trong khoảng thời gian từ 25-7-1933 đến 30-5-1934, lúc hai ông được bổ lên làm việc tại Kon Tum. Do được viết và xuất bản rất sớm (lúc tỉnh Kon Tum còn bao gồm cả khu vực An Khê thuộc tỉnh Gia Lai ngày nay) như vậy nên văn phong, từ ngữ, cú pháp trong sách còn mang nhiều dấu ấn của thời kỳ chữ Quốc ngữ sơ khai.

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Sự thật về trận chiến trên cao điểm 1509 ở Hà Giang 1984?

Trên mạng có thể các bạn sẽ gặp các tài liệu của "nhà văn" Phạm Viết Đào về "bí mật trận chiến Núi Đất", được ngụy tạo khá tinh vi để đưa ra những thông tin bịa đặt về trận chiến trên cao điểm 1509 ở Hà Giang.
Về vấn đề này, chúng tôi xin trình bày những thông tin có được như sau:

12.7.1984, Trong một ngày đêm, riêng Sư 356 đã hy sinh hơn 600 người

Cầu siêu liệt sĩ bảo vệ biên giới phía bắc 13/07/2013 03:15
Ngày 12.7, nhân dịp kỷ niệm 29 năm chiến dịch MB84, tại nghĩa trang Vị Xuyên (Hà Giang), hơn 200 cựu chiến binh Sư đoàn 356 từ các tỉnh, thành trên cả nước cùng chính quyền, nhân dân địa phương đã tổ chức lễ cầu siêu, tưởng niệm anh linh các liệt sĩ và đồng bào tử nạn vì sự nghiệp đấu tranh bảo vệ biên giới phía bắc.
Cựu chiến binh Sư đoàn 356 thắp hương tưởng niệm các đồng đội hy sinh trong chiến dịch MB84

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Phim tài liệu chiến trường Biên giới Trung - Việt từ phía TQ (I)

(tư liệu tham khảo)

Phim tài liệu chiến trường Biên giới Trung - Việt từ phía TQ (II)

(tư liệu tham khảo)

Phim tài liệu chiến trường Biên giới Trung - Việt từ phía TQ (III)

(tư liệu tham khảo)

Hình ảnh & Tâm lý tù binh Trung Quốc ở Chiến tranh Biên giới Phía Bắc

Ảnh: Ký ức cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 qua ảnh
Tên tù binh Trung Quốc viết lời khai.
Khi còn ở Campuchia, Th09 có xem một tài liệu nội bộ phổ biến cấp Trung đoàn, nhớ mang máng có tên là "Nghiên cứu đặc biệt" về tâm lý tù binh TQ, tóm tắt như thế này.
- Phần đông là người dân tộc thiểu số, ít học, dân trí so với VN lúc bấy giờ là thấp hơn. 
- Chúng đều tin là mình tham gia cuộc chiến tranh phản vệ chính nghĩa.
- Chúng rất ngoan cố không khai khi mới bị bắt. 
- Thẩm vấn dùng cực hình: chịu đứng khá tốt về cường độ nhưng không bền nếu thời gian kéo dài.

Ảnh bộ đội ta bị TQ bắt trong Chiến tranh Biên giới Việt -Trung

(Hình ảnh Th09 st trên net để tham khảo chưa kiểm chứng)
Tù binh Trung Cộng và tù binh Việt Cộng trong chiến tranh biên giới 1979.

Tìm kiếm Blog này