Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Sự thật về trận chiến trên cao điểm 1509 ở Hà Giang 1984?

Trên mạng có thể các bạn sẽ gặp các tài liệu của "nhà văn" Phạm Viết Đào về "bí mật trận chiến Núi Đất", được ngụy tạo khá tinh vi để đưa ra những thông tin bịa đặt về trận chiến trên cao điểm 1509 ở Hà Giang.
Về vấn đề này, chúng tôi xin trình bày những thông tin có được như sau:


1. Lịch sử:
Điểm cao 1509 thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đây là vị trí có khả năng khống chế khu vực bờ bắc suối Thanh Thủy cho đến cửa khẩu Thanh Thủy phía đông sông Lô. Đỉnh 1509 gồm 2 mỏm, đường biên giới Việt-Trung chạy qua giữa 2 mỏm này.
Sau chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979, ta đưa bộ đội lên chốt giữ cả 2 mỏm của 1509 (nghĩa là cả phần nằm trong lãnh thổ Trung Quốc).

Ngày 28-4-1984, sau hơn 3 tuần pháo kích, quân Trung Quốc mở cuộc tiến công vào khu vực Thanh Thủy ở bờ đông sông Lô. Lực lượng chốt giữ của ta yếu hơn địch, bị thương vong nên không giữ được trận địa. Đỉnh 1509 cùng một số điểm cao thấp hơn như 772, 685, bình độ 300-400... bị quân Trung Quốc chiếm đóng (khu điểm cao này được Trung Quốc gọi chung là núi Lão Sơn).
Sau này, ta mở nhiều chiến dịch nhằm giành lại các vị trí bị lấn chiếm, nhưng do tương quan lực lượng chênh lệch nên không thể lấy lại toàn bộ (trong đó có 1509). Đến tháng 9-1989, sau khi chiến sự 2 bên chấm dứt, quân Trung Quốc đã rút khỏi các điểm bị chiếm đóng này.

Ảnh: Sơ đồ trận tiến công của Trung Quốc vào khu vực Thanh Thủy ngày 28-29/4/1984 (nguồn: quansuViệt Nam.net/Việt Nammilitaryhistory.net) - Click vào để xem ảnh lớn.
2. Hiện trạng:
Điểm cao 1509 hiện nay được khôi phục đúng như trạng thái vốn có trước năm 1979, nghĩa là mỗi bên giữ 1 mỏm. Theo thông tin từ bộ đội biên phòng tỉnh Hà Giang, phần 1509 nằm bên phía Trung Quốc thì công binh Trung Quốc xây công sự kiên cố, còn phần nằm bên ta thì không xây. Hiện nay chúng ta vẫn đang tiếp tục khắc phục mìn còn lại trên 1509 và nhiều điểm cao khác.
3. Sự thật về cuộc chiến:
Trên mạng có thể các bạn sẽ gặp nhiều tài liệu về "bí mật trận chiến Núi Đất", một số được ngụy tạo khá tinh vi dưới danh nghĩa "tài liệu giảng dạy của cục phòng vệ Nhật Bản", hồi ức cựu binh XYZ của Trung Quốc hay Việt Nam v..v đưa ra những thông tin bịa đặt về trận chiến trên cao điểm 1509, chúng tôi xin giải thích ngắn gọn.
(a) Bản thân cái tên "Núi Đất" cũng vốn cũng không có thật, vì khu vực 1509 không có tên riêng, chỉ có số hiệu điểm cao (phía Trung Quốc thì đặt tên là "Lão Sơn").
(b) Có thông tin cho là Việt Nam mất 1509, Trung Quốc xây cả đài tưởng niệm trên đỉnh. Điều này các bạn đọc lại phần 2 ở trên. Thực tế thì Trung Quốc không xây trên đỉnh 1509 mà ở phía sau, mà cho dù có xây trên mỏm 1509 nằm bên đất Trung Quốc thì đấy cũng là việc của họ, không ảnh hưởng đến ta.
(c) Nhiều tài liệu cố tình cổ súy cho "chiến công" của Trung Quốc giết hơn 3.700 chiến sĩ Việt Nam trong trận đánh 12-7-1984, ngụy tạo việc 3000 tù binh, thương binh, tử sĩ Việt Nam bị thiêu và chôn tập thể. Đây là thông tin bịa đặt. Thực tế trận 12-7 ta chỉ có vài tiểu đoàn trực tiếp đánh, có thương vong nặng nhưng không đến con số nghìn. Nội việc ở vùng núi đá, giữa chiến sự mà đi đào hố, thu gom để chôn 3000 xác đã là quá vô lý rồi (thực tế các cựu chiến binh Việt Nam cho biết là vẫn quay lại trận địa gần 1 tuần để đưa các tử sĩ về mà không gặp trở ngại, thấy súng đạn của tử sĩ còn nguyên chứng tỏ quân Trung Quốc cũng không dám ra ngoài thu vũ khí).
(d) Tài liệu ngụy tạo "của cục phòng vệ Nhật Bản" nói rằng từ 1509 Trung Quốc có thể khống chế miền Bắc Việt Nam. Đây là chiêu trò nhằm dẫn dắt người đọc tới suy nghĩ rằng "chính phủ Việt Nam sợ Trung Quốc nên vị trí chiến lược như vậy cũng để mất". Thực tế thì phía nam suối Thanh Thủy, đối diện và cách 1509 chỉ 2-3km là dãy núi Tây Côn Lĩnh với độ cao trên dưới 2000m (cao nhất 2500m), không khác gì tấm lá chắn của Hà Giang. Với vị trí như vậy dù Trung Quốc có mang gì lên 1509 cũng không có cửa với hà Giang chứ đừng nói tới cả miền Bắc.
Nguồn: FB.GiaoducQP

*****

Tìm kiếm Blog này