Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Đạo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Đạo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Chuyện ông lão 13 lần đi thi ĐH có bí danh “N254”

Muốn tìm người yêu cũ, ông lão 13 lần đi thi ĐH
16.08.2014 | 09:33 AM
Ông Nguyễn Văn Minh (64 tuổi, ngụ khu phố Tây Trì, phường 1, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) có lẽ là thí sinh lập kỷ lục về số lần dự thi Đại học nhiều nhất, đồng thời cũng là thí sinh lớn tuổi nhất trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Ông lập “kỷ lục” này vì “nghiện” học hay vì lý do nào khác? 64 tuổi, 13 lần dự thi ĐH
Ông Minh quê ở thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến tuổi đi học được cha mẹ chuyển ra Đông Hà sinh sống. Học hết lớp 9, thời đó Đông Hà chưa có trường cấp 3, ông hoặc phải vào thị xã Quảng Trị học, hoặc thi vào trường Quốc học Huế. Do ở Huế có người thân, sức học cũng khá nên cậu thiếu niên đã thi đậu ngôi trường danh tiếng bậc nhất miền Trung này.
Ông Minh hồi ức, học xong phổ thông, ông liên tục dự thi đại học sáu năm vẫn chưa đậu. Sáu năm, nhưng thi tới bảy lần vì năm 1972 do chiến tranh, được thi đến hai lần. Sau đó ông đã học ngành trung cấp sư phạm tiểu học ở Huế hai năm.
Từ năm 1976 đến 1982, ông làm giáo viên ở trường tiểu học Nam Đông (Huế), sau đó được thuyên chuyển về trường tiểu học Quảng Phú (Huế) dạy thêm sáu năm nữa. Công tác trong ngành giáo dục được 13 năm, ông bị đau dạ dày nặng nên được nghỉ chế độ, mất sức 61%. Cả gia đình quyết định chuyển ra lại sinh sống tại TP. Đông Hà cho đến nay. “Ngày ngày tôi buồn bã vì không còn được đứng lớp, truyền đạt kiến thức cho học trò”, ông buồn bã
Muốn tìm người yêu cũ, ông lão 13 lần đi thi ĐH - Ảnh 1
Thí sinh đặc biệt lập 2 kỷ lục: Dự thi đại học ở tuổi 64 và đã thi tới 13 lần.

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Clip: Lưu Bút Hoàng Đạo Xưa


Clip được post lên YouTube có 2 phần với tựa Lưu Bút Hoàng Đạo Xưa - Kon Tum 1969.
Nội dung giới thiệu: Thực hiện 03/2013 - Một Thời Đã Xa - Lê Tiến Dũng. Đã học từ lớp 6B năm 1969 đến lớp 11A2 năm 1974. Bạn bè quyên góp từ 20 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng được TC một triệu tư cho gia đình anh Dũng gặp khó khăn, thật cảm động. Bạn xem có thể gặp lại hình ảnh vài anh chị cùng trường, biết đâu chẳng từng quen biết.

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Bạn từng đọc Duyên Anh cuốn nào...

Tác Phẩm của Duyên Anh

Đọc lại Người Việt Cao Quí

Vừa rồi lục trong số sách cũ còn sót lại ngày xưa tôi tình cờ cầm trên tay cuốn Người Việt Cao Quí, một cuốn sách được yêu thích trước 1975 vì nó khơi dậy niềm tự hào của một dân tộc vốn bị xem là nhược tiểu.
Thế nhưng, sau 1975 người ta biết rằng tác giả của nó không phải là một người nước ngoài như vẫn được tin là thế. Người ta thấy hụt hẫng bởi một cảm giác bị đánh lừa, một niềm tin bị đánh cắp. Dù chuyện giả dối không là hàng hiếm trong xã hội cs.
Đã có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, nay nhân tiện tìm lại được cuốn sách tạm gọi là cũ (tính từ khi phát hành) nhưng còn khá mới- nếu so sánh với các ấn phẩm cùng thời- từ mấy chục năm nay, xin phép được chia sẻ với các anh chị mấy tấm hình scan lại từ cuốn sách này.
***

Bạn từng đọc Tuổi Hoa số nào... (I)

Mời các bạn thưởng thức một ít bìa Bán Nguyệt San Tuổi Hoa qua nét cọ của họa sĩ Vivi.
(Chú thích của họa sĩ Vivi.)


(1) Trăng thề (của Dũng- lớp Hội họa Tuổi Hoa)

Bạn từng đọc Tuổi Hoa số nào... (II)

Ngày xưa bạn học sách vở nào...


Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Bạn học (II)





 
Sơn Phan Văn: Trạch và Nguyễn Nguyên người đàn guitar hay nhất lớp !
Model thời ấy, nam sinh chụp hình thường đứng khoanh tay trước ngực mới oách! 


Hạnh Vân

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Thưa Thầy, còn nhớ con không?

Thưa Thầy, còn nhớ con không?
Thưa Thầy, còn nhớ con không?     
                                                       
Trần Hoan Trinh
------------- 

Chiều hôm nay dừng bước bên đường
Tôi gặp lại người học trò 30 năm trước
Người học trò không thể nào nhận ra được
Những bon chen nghiệt ngã đời thường
Ðã biến đổi một nữ sinh đẹp đẽ dể thương
Thành một người đàn bà luống tuổi phong sương
Dẫu son phấn cũng không che nổi
Mắt mệt mỏi quầng thâm
Nét tàn phai xuân sắc
Tôi lặng yên lòng thấy ngậm ngùi
Khi người học trò bật tiếng reo vui
Thưa thầy còn nhớ con không ?

Thầy Cô...

Thầy Nguyễn Văn Trọng, thầy Trọng ngồi bên trái trong một dịp học sinh cắm trại, người bên phải có lẽ là bạn thầy

Thầy Chuẩn và thầy Huỳnh ngọc Sơn?
Thầy Sơn là người gầy đứng giữa mặc áo xanh lam, cầm ly. 


Tran Lam - Lớp Đệ nhất ( lớp 12 ) năm học 69/70 họp mặt cùng Thầy Phiên , Thầy Tắc , Cô Phi , Thầy Chuẩn ( hình chụp năm 2000 )


Thầy Hồ Công Danh và các bạn

Thầy Quáng, thầy Tuệ Quang, thầy Tắc 



Thầy Chuẩn, thầy Tài

Cô Phi


Tran Dinh Nghia: Cô Phan Thị Thanh Hương dạy Việt Văn lớp 6A


Thầy Trần Duy Phiên


Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Trần Duy Phiên : Ý Thức và Tôi

Khác với các anh ấy - thành phần chủ đạo và rường cột, tôi là khách của Ý Thức. Bây giờ nhớ lại khó mà xác định thời điểm nào nhưng không thể sau 1960, lần đầu tiên tôi được mời đến sinh hoạt với Gió Mai - tên gọi ban đầu của Ý Thức. Cũng không nhớ nỗi nơi đến và hôm ấy có những ai, chỉ biết đó là một địa điểm tại Huế và người ân cần tiếp tôi là Trần Hữu Ngũ (bút hiệu Thuỳ Linh - Ngy Hữu). Hình thức sinh hoạt như hội nghị bàn tròn văn nghệ. Hôm ấy, Ngũ đặt vấn đề viết cho ai? viết thế nào? Tôi hăng say phát biểu.

Thời ấy ở Huế, lớp trẻ chúng tôi thường thành lập những nhóm sinh hoạt văn nghệ nhỏ (Có phải do ảnh hưởng của Tự Lực Văn Đoàn?). Trước khi đến với Gió Mai, tôi đã có dịp đọc một số sáng tác của nhóm ấy đăng ở báo Công Dân và ở một tạp chí viết tay - truyện ngắn của Lữ Quỳnh, kịch thính phòng của Lữ Kiều... và thầm mến phục.

Những hình ảnh "áo trắng" ngày xưa của Kontum

Trong chuyến độc hành trở về quê cũ KONTUM vừa qua ,”Con chim già KT ” đã được một cộng sự viên cũ trao cho một tập ảnh ngày xưa ghi lại quãng đời đẹp nhất đời người của một số “giai nhân áo trắng KT “ngày cũ .Có thể ảnh đã được chụp tại Trường Tê Rê Xa(Theresa) nay là Trường Trung Học Cơ Sở(TH Đệ Nhất Cấp).Kontum.
Thời gian đã và vẫn trôi qua mang theo bao biến đổi và thăng trầm của thế sự và cuộc đời.Những người đẹp áo trắng ngày ấy nay đã là những “bà ngoại bà nội” hoặc đã ra đi về cõi hoặc đang sống rãi rác nơi nào đó ở xứ người trên hành tinh nầy .
Đổi thay là quy luật của cuộc đời(cõi tạm).
Tuy nhiên khi còn rong chơi trên cõi đời tâm lý con người(theo quy luật tâm lý) vẫn có những hoài niệm và sống với quá khứ .Ai không có những giây phút nhìn lại ?Nhìn lại đôi khi cũng cũng là chất liệu của cuộc sống ? Phải không ?
“Con chim già KT” xin post những hình ảnh một thuở ấy để xhia sẻ với đồng hương và bạn đọc
“Con Chim Già Kontum “
DSCN1276

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Những sách tôi đã học và xem trước 1975...


Năm chừng 13 tuổi lớp Nhất, tôi đã đọc cuốn sách này, nó khêu gợi và có ảnh hưởng rất đến cuộc đời mình về sau. Tác giả Vũ Hạnh, có nhiều người phê phán, gì thì gì, tôi mãi biết ơn ông và thầy Trần Minh Trị đã giới thiệu cho lũ nhóc học trò chúng tôi.
Tuổi thơ, tôi đọc tuyện cổ tích, truyện tranh. Rồi lớn dần lên, lướt qua hàng ngàn cuốn sách, bất kể thể loại nào, mỗi khi có điều kiện...từ các nguồn thư viện, thuê, mua, ...

Một số bìa cuốn sách gợi mình nhớ đã học và xem trước 1975:

Thương quá Việt nam, tôi khóc cho quê hương mình!

Bông Hồng Cài Áo Trình bày: Thanh Tuyền      

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Nói thêm về chiếc máy vi tính đầu tiên của Việt Nam

Lời TS: Sau khi mục “Còn trong ký ức...” ra mắt trong số Xuân Quý Mùi (số 28, tháng 2/2003), chúng tôi nhận được nhiều ý kiến hưởng ứng của bạn đọc. Với sự quan tâm sâu sắc đến quá trình phát triển ngành CNTT VN, nhiều bạn đã mong muốn các bài viết không chỉ là “ký ức” mà nên nâng thành “lịch sử” với tính chính xác cao. Bạn Phan Đặng Cường đã góp ý:

“Theo hiểu biết của tôi thì hầu hết các thông tin ở mục “Và sự ra đời của chiếc máy vi tính VN đầu tiên” [trong bài “Ngoài 70 tuổi Xuân, ai còn có thể làm CNTT?” của GS Trần Lưu Chương, trang 21] đều chính xác trừ các điểm sau đây: Chiếc máy vi tính đầu tiên của Việt Nam được chế tạo tại Viện Khoa Học Tính Toán và Điều Khiển mang tên là FT85 (chế tạo vào năm 1979 -1980 dựa trên bộ vi xử lý 8085), sau đó là VT81 (chế tạo vào năm 1980 dựa trên bộ vi xử lý Z80) và VT82 (chế tạo vào năm 1982). Còn ĐT-1 không phải là tên máy vi tính và là tên của trình biên dịch BASIC trên FT85. ĐT có nghĩa là Đồi Thông, địa danh nơi có trụ sở làm việc của Viện Khoa Học Tính Toán và Điều Khiển (nay là Viện CNTT); ...”

Để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi đã mời GS Trần Lưu Chương bổ sung thông tin về vấn đề trên.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Trần Duy Phiên: Hai quê hương, một ngòi bút

Nhà văn TRẦN HỮU LỤC

Những trang văn đầu tiên của Trần Duy Phiên phản ánh cách nghĩ, cách sống và cách chọn lựa của một thanh niên trước thời cuộc và đất nước. Anh sinh năm 1942 tại Huế. Khi đang còn theo học tại trường đại học Sư phạm và đại học Văn khoa Huế, Trần Duy Phiên đã là một cây bút trẻ và còn là một sinh viên năng động. Là một trong những người tích cực, anh cùng Trần Đình Vỹ hình thành đặc san Hướng Đi (1963), chủ trương đặc san Đỉnh Triều (1965), thành lập một vài tổ chức văn nghệ tiến bộ thời đó như hội Hồng Sơn, phòng Sinh Hoạt Văn Học - Nghệ Thuật Đại Học Sư Phạm - Huế. Cuối năm 1966, hội Hồng Sơn có dự định xuất bản một nguyệt san văn học lấy tên là Việt và chọn Trần Duy Phiên làm chủ nhiệm kiêm chủ bút (đã lập hồ sơ xin nhưng chính quyền thời đó không cấp phép).
 Tháng 9 năm 1967, tốt nghiệp Trần Duy Phiên đi dạy học ở Kontum. Tháng 8 năm1968, Trần Duy Phiên về Huế cùng với Tần Hoài Dạ Vũ hình thành tạp chí Việt in ronéo, xuất bản dưới dạng bất hợp pháp. Qua đến năm 1969, do một số khó khăn khách quan, Việt dời vào Sài gòn, ủy nhiệm Trần Hữu Lục phụ trách chung và Việt được Đối Diện - một tạp chí có uy tín hàng đầu lúc bấy giờ, giao đảm nhận toàn bộ phần văn học - nghệ thuật (cho đến năm 1975). Trong quãng thời gian ấy, Trần Duy Phiên là một trong số những cây bút chủ lực văn xuôi của Việt.

Tìm kiếm Blog này