Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

Nguồn gốc cái tên Sa Thầy.

Quan niệm của tôi là ở đâu cũng nên biết về địa danh nơi mình ở. Cần tôn trọng quá khứ lịch sử vì nó gắn liền với tiền nhân sinh sống nơi ấy. Tôi bỏ thời gian lên mạng tìm hiểu mấy lần và có hỏi vài người về nghĩa Sa Thầy, không ai biết. Cách đây vài năm có dịp đi ST chơi, tranh thủ hỏi vội một người dân tộc ở vùng này, câu trả lời, mình nghe thiếu thuyết phục.
Mới đây, trong stt trước tôi có đặt vấn đề từ lâu đã tò mò về địa danh này mà không biết hỏi ai. Âm hưởng của nó có vẻ khác với tiếng nói của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Cùng với nó là các xã có từ đầu là Sa... từ kế, đoán là tiếng Kinh (Việt), có lẽ là ghép với địa danh quê gốc dân Quảng Ngãi hay Bình Định chi đó.
Nơi có con sông cùng tên, bắt nguồn từ rặng Chư Mom Ray đổ vào sông Sê San. Gần đó có di chỉ Lung Leng kỳ bí, dân tộc nào là hậu duệ của tiền nhân đã tạo ra các hiện vật đồ đá, đất nung ấy... Và mong cộng đồng cùng tìm hiểu Sa Thầy nó có ý nghĩa thế nào?
Thì có bạn Vương Trị nhắn tin chia sẻ thông tin: Trong sách Địa lý - Dân tộc học có trích ghi chép trong sách Les Jungles Moï (Rừng người Thượng) của nhà thám hiểm người Pháp Henri Maitre, ông nhắc đến con sông Nam Sathay. Một gợi ý đầu mối tuyệt vời, làm mình sực nhớ lại đã từng xem lượt qua bản pdf. Tuy có biết ít tiếng Lào và chữ nhưng lâu ngày đã quên, không thể tìm cách dịch phỏng đoán nên đành bế tắc. Giờ hâm nóng lại.
Tôi nghĩ phải hỏi chú em quen trên mạng có thể biết vì Y-duong Buonya là người dân tộc Ê Đê, từng đi và sống mấy nước ĐNA, biết nhiều thứ tiếng, hay nghiên cứu cổ sử, thì hoạ may.
Thế là chat hỏi. Chú ấy giải thích: Trước Pháp đô hộ thì Lào, Campuchia và Tây Nguyên VN thuộc đế quốc Xiêm La. Nam Sathay của tác giả người Pháp ký âm: "Nạm" là sông, suối, nước. "Sathay" là cát. Sathray tiếng cổ của Xiêm, đời sau bỏ qua "Sa" chỉ còn nói "Thray", âm (r) người Thái nói lướt là Thay. Huyện Sa Thầy ở Kon Tum đặt tên theo sông Sa Thầy (đã Việt hoá). Tóm lại cho dễ hiểu: Sa Thầy là Sông Cát.
Thêm vài ví dụ gốc tiếng Xiêm: Bản Đon, Bản Mé Thuot, Dak Lak (Mường Lăk), Mé Kong (Sông Mẹ).
.....

Tìm kiếm Blog này