Tim thông tin blog này:
Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014
Phóng viên chiến trường Nick Út và ‘cô bé napalm’ Kim Phúc
Ngày 8/6/1972 là một ngày bình thường tại miền Nam khi cuộc
chiến khốc liệt vẫn diễn ra hàng ngày nhưng, tại Trảng Bàng trên Quốc lộ 1 vào
lúc 2g chiều, đó lại là một ngày ‘định mệnh’ đối với 2 người: phóng viên chiến
trường Nick Út làm việc cho hãng AP và cô bé Phan Thị Kim Phúc. Định mệnh đã
đưa đẩy Nick Út đến khoảnh khắc dùng chiếc máy ảnh Leica M3 ghi lại hình ảnh cô
bé Kim Phúc, 9 tuổi, đang trần truồng chạy ra từ đám khói lửa của bom mapalm phía
sau lưng.
Tướng Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh hành quyết
Trước hết, xin được nói rõ, tác giả bài viết này, Nguyễn
Ngọc Chính, và Nguyễn Ngọc Loan chỉ là sự trùng hợp họ và đệm chứ hoàn toàn
không có mối liên hệ nào. Tôi chỉ là anh trung úy giảng viên Anh ngữ quèn dưới
thời VNCH trong khi Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (1930 – 1998) là Tổng Giám đốc
Cảnh sát Quốc gia kiêm Giám đốc Nha An ninh Quân đội, phụ trách Đặc ủy Trung
ương Tình báo.
Tướng Nguyễn Ngọc Loan là người đã cầm súng bắn thẳng vào
đầu một đặc công Việt Cộng, có người xác nhận đó là đại úy Bảy Lốp (Nguyễn Văn
Lém), có người lại nói đó là Bảy Nà (Lê Công Nà).
Ảnh màu đáng ngắm về Tây Nguyên năm 1973
Cho đến thập niên 1970, hình ảnh các sơn nữ ngực trần vẫn còn khá phổ biến tại nhiều buôn làng Tây Nguyên.
-
Trong chuyến đi đến Tây Nguyên năm 1973, phó nháy người Pháp Jacques Teyssier đã ghi lại nhiều hình ảnh sống động về cộng đồng dân tộc thiểu số khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia.
Ảnh hiếm: Các dân tộc thiểu số Đông Dương năm 1944
Thầy mo người Mán, nụ cười thiếu nữ Thái...
là những hình ảnh độc đáo trong ấn phẩm "Cư dân Đông Dương thuộc Pháp"
xuất bản năm 1944.
Một trưởng làng người dân tộc Chăm ở vùng Trung Nam Bộ của Việt Nam.
Một trưởng làng người dân tộc Chăm ở vùng Trung Nam Bộ của Việt Nam.
Tại sao Miền Bắc gọi anh trưởng là anh Cả, Miền Nam gọi anh Hai?
Tiếng Việt vốn phong phú không chỉ ở ngữ pháp mà còn ở cách dùng từ của từng vùng miền dọc theo chiều dài đất nước. Với hai miền Bắc Nam, có rất nhiều từ cùng chỉ một sự vật nhưng cách gọi khác nhau, ví dụ: Hoa và Bông, Lợn và Heo, Lạc và Đậu phộng, Vừng và mè, rau mùi và rau ngò, bát và chén, ca và hát... Nhưng sự khác biệt vùng miền thể hiện rõ rệt nhất ở cách gọi anh (hoặc chị) Cả và anh (hoặc chị) Hai cùng với nghĩa chỉ người con trai (hoặc con gái) đầu tiên trong gia đình.
Trong tiếng Việt, “cả” chỉ sự đứng đầu, sự to lớn bao quát ví dụ sông Lam còn gọi là sông Cả, cá lớn gọi là cá cả...Người con đầu tiên trong gia đình cũng có địa vị quan trọng đứng đầu vậy. Khi cha mẹ còn sống, người con đó phải chăm sóc các em, quán xuyến việc nhà. Khi cha mẹ mất đi, người con đó lại thay cha mẹ lo toan chu toàn mọi việc từ cưới xin, hiếu, hỉ. Toàn bộ sự định đoạt các việc lớn nhỏ trong gia đình đều thuộc về người con trưởng. Vì vậy, miền Bắc gọi người con trưởng là con Cả là hợp lẽ.
Theo thứ tự như trên thì sau anh cả là anh hai, nghĩa là người con thứ hai trong gia đình sinh ra sau người con cả. Nhưng theo phong tục miền Nam nước ta, anh hai, chị hai lại chính là người con sinh ra đầu tiên, tương ứng cách gọi anh cả, chị cả ở ngoài Bắc.
Vì sao có hiện tượng khác biệt tưởng như vô lý này?
Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam (PI)
Hồ Đình Vũ
Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó...riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc;nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?
Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.
Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác - để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.
Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.
Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác - để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.
Tên do địa hình, địa thế
Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre:
"Gió đưa gió đẩy,
về rẫy ăn còng,
về bưng ăn cá,
về giồng ăn dưa..." Giồng là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng
Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam (PII)
ĐỊA DANH SAIGON - CHỢLỚN
(TRÍCH SÔNG NÚI MIỀN NAM)
Đất Nam Việt mà trước đây người ta còn gọi là Nam Kỳ,người Tây Phương khi đặt chân lên xứ mình hồi thế kỷ 16 , 17 đã gọi bằng tên Cochinchine hay Đằng Trong.
Người ta cũng gọi xứ này là Đồng Nai ( đồng có nhiều nai),Lộc Dã,Lộc Đồng (cùng một nghĩa) hoặc Nông Nại,là nơi mà người Việt mình đặt chân lần đầu tiên năm 1623.Sử chép rằng Chúa Sãi Vương Nguyễn phúc Nguyên (1613-1635),đã gả Công chúa Ngọc Vạn,lệnh ái thứ 2,cho vua Cao Miên Chei Chetta II (1618-1626) từ Xiêm trở về lên ngôi báu và đóng đô tại Oulong.Nhờ sự giao hiếu ấy vua Cao Miên mới cho phép người Việt di dân vào Nam Bộ.Chúng ta đã đặt đầu cầu tại Mô Xoài(gò trồng xoài),gần Bà Rịa đúng vào năm 1623( Theo Claude Madrolle -Indochine du Sud,Paris 1926).
Cũng trong năm này một phái đoàn ngoại giao đã được cử sang Oulong để thương thuyết sự nhượng lại Sở Thuế quan Saigon.Về sau đến đời vua Réam Thip Dei Chan(1642-1659),em vua trước,vị hoàng hậu Việt Nam nói trên đã xin vua Cao Miên cho phép người Việt được quyền khai thác xứ Biên Hòa năm 1638.
Sở dĩ vua Cao Miên đã giao hảo với nước ta và tự ý nhân nhượng một phần nào,là vì muốn cậy thế lực của triều đình Huế để chế ngự ảnh hưởng của người Xiêm.Như vậy chúng ta đã đến sinh cơ,lập nghiệp,khai khẩn đất đai Nam Bộ là do sự thỏa thuận hoàn toàn của đôi bên,chứ tuyệt nhiên không phải là một sự xâm nhập.Lại nữa nhờ uy thế của chúng ta mà Cao Miên đã đối phó hiệu quả với những tham vọng của nước Xiêm và bảo toàn được nền độc lập của mình.
Nói tóm lại sự hiện diện của chúng ta từ hơn 800 năm nay tại Nam bộ rất là hợp tình,hợp lý và hợp pháp.Nói một cách khác công cuộc Nam tiến của tổ tiên ta là một sự kiện lịch sử bất di bất dịch,nó hiển nhiên cũng như cuộc Tây tiến của người Âu Châu tại Mỹ Quốc và cuộc Đông tiến của người Anh tai Úc Châu.
Người ta cũng gọi xứ này là Đồng Nai ( đồng có nhiều nai),Lộc Dã,Lộc Đồng (cùng một nghĩa) hoặc Nông Nại,là nơi mà người Việt mình đặt chân lần đầu tiên năm 1623.Sử chép rằng Chúa Sãi Vương Nguyễn phúc Nguyên (1613-1635),đã gả Công chúa Ngọc Vạn,lệnh ái thứ 2,cho vua Cao Miên Chei Chetta II (1618-1626) từ Xiêm trở về lên ngôi báu và đóng đô tại Oulong.Nhờ sự giao hiếu ấy vua Cao Miên mới cho phép người Việt di dân vào Nam Bộ.Chúng ta đã đặt đầu cầu tại Mô Xoài(gò trồng xoài),gần Bà Rịa đúng vào năm 1623( Theo Claude Madrolle -Indochine du Sud,Paris 1926).
Cũng trong năm này một phái đoàn ngoại giao đã được cử sang Oulong để thương thuyết sự nhượng lại Sở Thuế quan Saigon.Về sau đến đời vua Réam Thip Dei Chan(1642-1659),em vua trước,vị hoàng hậu Việt Nam nói trên đã xin vua Cao Miên cho phép người Việt được quyền khai thác xứ Biên Hòa năm 1638.
Sở dĩ vua Cao Miên đã giao hảo với nước ta và tự ý nhân nhượng một phần nào,là vì muốn cậy thế lực của triều đình Huế để chế ngự ảnh hưởng của người Xiêm.Như vậy chúng ta đã đến sinh cơ,lập nghiệp,khai khẩn đất đai Nam Bộ là do sự thỏa thuận hoàn toàn của đôi bên,chứ tuyệt nhiên không phải là một sự xâm nhập.Lại nữa nhờ uy thế của chúng ta mà Cao Miên đã đối phó hiệu quả với những tham vọng của nước Xiêm và bảo toàn được nền độc lập của mình.
Nói tóm lại sự hiện diện của chúng ta từ hơn 800 năm nay tại Nam bộ rất là hợp tình,hợp lý và hợp pháp.Nói một cách khác công cuộc Nam tiến của tổ tiên ta là một sự kiện lịch sử bất di bất dịch,nó hiển nhiên cũng như cuộc Tây tiến của người Âu Châu tại Mỹ Quốc và cuộc Đông tiến của người Anh tai Úc Châu.
Thảo luận: "Tính cách người Việt theo vùng miền"
Chủ đề: "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên diễn đàn Trái tim Việt Nam online. Th09 thấy vui, thú vị nên chọn lọc, cóp về 2/3 (cắt bớt phần sau, chưa hẳn sai nhưng có vẻ bôi bác nhau). Rất tiếc tập cuối - "thế mới là người VN"
***********
Theo em nhận thấy thì người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.
Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện quaphong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt...
Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài...Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra khoảng ...30 nghìn $, tặng mỗi cô 10 nghìn.
- Cô Bắc sẽ mua 1 chiếc xe ô tô và nói : Chồng tôi gửi cho tôi 1 nghìn $. Ai cũng sẽ nghĩ ngợi - chỉ có 1 nghìn mà lại sắm xe đời mới !?
- Cô Trung sẽ nói : chồng tôi gửi cho tôi 100 nghìn chỉ để ...tiêu vặt.
- Cô Nam : chẳng nói gì nhưng cô ta sẽ làm cho người ta có cảm tưởng cô là ...Paris Hilton
Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài...Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra khoảng ...30 nghìn $, tặng mỗi cô 10 nghìn.
- Cô Bắc sẽ mua 1 chiếc xe ô tô và nói : Chồng tôi gửi cho tôi 1 nghìn $. Ai cũng sẽ nghĩ ngợi - chỉ có 1 nghìn mà lại sắm xe đời mới !?
- Cô Trung sẽ nói : chồng tôi gửi cho tôi 100 nghìn chỉ để ...tiêu vặt.
- Cô Nam : chẳng nói gì nhưng cô ta sẽ làm cho người ta có cảm tưởng cô là ...Paris Hilton
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)