Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Thảo luận: "Tính cách người Việt theo vùng miền"

Chủ đề: "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên diễn đàn Trái tim Việt Nam online.  Th09 thấy vui, thú vị nên chọn lọc, cóp về 2/3 (cắt bớt phần sau, chưa hẳn sai nhưng có vẻ bôi bác nhau). Rất tiếc tập cuối - "thế mới là người VN"

***********

Theo em nhận thấy thì người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.

Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện quaphong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt...

Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài...
Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra khoảng ...30 nghìn $, tặng mỗi cô 10 nghìn. 
- Cô Bắc sẽ mua 1 chiếc xe ô tô và nói : Chồng tôi gửi cho tôi 1 nghìn $. Ai cũng sẽ nghĩ ngợi - chỉ có 1 nghìn mà lại sắm xe đời mới !?
- Cô Trung sẽ nói : chồng tôi gửi cho tôi 100 nghìn chỉ để ...tiêu vặt.
- Cô Nam : chẳng nói gì nhưng cô ta sẽ làm cho người ta có cảm tưởng cô là ...Paris Hilton
  
Ngày xưa nghe kể 1 câu chuyện nội dung đại khái thế là thế này.
1 thằng nhóc được mẹ cho 2 hào bảo đi mua 1 gói muối, đi về tí 
tởn thế nào, làm rơi mất, thế là ngồi giữa đường khóc.
1 chú miền Bắc đi qua, hỏi rõ đầu đuôi, xong xuôi, chút í ngồi
xuống bên cạnh, làm ngay 1 tràng dài về sự đời có được có 
mất, rồi khuyên nhủ nhóc con về nhà xin lỗi mẹ, mọi sự sẽ 
không sao cả.
1 chị miền Trung qua, chưa nghe nói gì, thấy muối vung vãi 
khắp, cứ xuýt xoa mãi, chẳng đoái hoài gì tới đứa nhỏ.
1 gã miền Nam đi qua, hỏi chuyện xong, vứt ngay cho đứa bé 5
hào, đi mua gói khác.
Nếu dùng 3 người này để kết luận thì không thể chính xác, 
nhưng đại khái người ta dùng tính cách đặc trưng để miêu tả
diễn biến câu chuyện. Người miền Bắc miệng lưỡi lanh lẹ hơn, miền Trung thì tằn tiện, còn miền Nam thì phóng khoáng theo 
kiểu công tử Bạc Liêu. Đúng như bác gì ở trên nói.

Mình hiểu một cách rất nôm na như thế này:
- người Bắc sống theo kiểu làng xã, tư duy mang tính nông nghiệp, bảo thủ, cố cựu... Mặt tốt là tinh thần đoàn kết, tương trợ rất cao, nhưng chỉ khi bị đụng chạm đến cả làng từ yếu tố khách quan, còn trong nội bộ với nhau thì phổ biến tình trạng "bằng mặt không bằng lòng", hay chấp vặt, nhớ lâu, thù dai...
- Người miền Trung do khí hậu khắc nghiệt nên giỏi tính toán, xoay xở, chi li trong cuộc sống. Nói họ vùng miền chỉ đúng một phần, thực tế trong lịch sử Việt Nam mình, người miền Trung đóng vai trò rất lớn trong kiến thiết đất nước. Nếu liệt kê đầy đủ những danh nhân từ cổ chí kim, tôi có thể chắc rằng người miền Trung chiếm không dưới 60, 70 %. Xin nói rõ tôi là người Phú Thọ, dân Bắc kỳ chính hiệu. 
- Người miền Nam hầu hết có nguồn gốc tứ xứ, là dân đi mở cõi khai phá xâm chiếm mà thành nên văn hóa khá đa dạng. Do nguồn gốc của mình nên họ dễ tiếp thu cái mới, tính tình phóng khoáng, dễ gần nhưng cũng dễ quên. Nói thêm một chút, con gái miền nam rất hay, dễ thương nhưng quả thật nếu đưa một cô về làng ra mắt họ hàng mà lại toàn các bà, các mợ khó tính thì dễ nảy sinh vấn đề lắm. Có lẽ phải mở lớp lịch sử văn hóa trước ở làng ấy chứ. 

Tớ tiếp xúc với 3 miền thì tạm thấy thế này.
Dân Hà Nội thường tự khen mình
Dân Sài Gòn thì hay khen đối thủ
Dân miền Trung chỉ cười khẽ dạ dạ, trong đời chỉ bộc lộ vài lần cho biết.

Tầng lớp nào thạo về bói toán - kinh dịch - ngũ hành nhất ?

- Miền bắc: đó là tầng lớp trung lưu, buôn bán chạy chọt.
- Miền trung: càng giàu, địa vị càng cao thì càng mê tín.
- Miền nam: trí thức, nhất là trí thức miệt vườn, rất hay giở quẻ. 
....
Người miền Trung khá mê tín : nhận xét này chính xác, tuy nhiên nhiều khi sự mê tín vùng này nó trở thành như tập quán chứ ko hẳn mù quán. Đàn ông miền trung khá gia trưởng, hướng nội, học hành ko thích kinh tế mà hay ép con cái vào dược hay bách khoa ( cần có 1 cái nghề ). Quảng Nam hay cãi, quảng Ngãi hay la, Bình Định hay lo, Thừa Thiên ních hết

có câu chuyện về tính cách 3 miền ở Vietnam như sau:
"có 3 vật thể lạ đồng thời rơi xuống 3 miền Bắc - Trung- Nam. 
Miền bắc: chính quyền địa phương lập tức phong toả, triệu tập các ban nghành họp bàn...
Miền trung: lập hàng rào quây lại, bán vé thu tiền người đến xem
Miền nam: chả cần biết nó là cái gì, bỏ nồi luộc lên... nhậu"
  
Cuộc sống chia ra 3 khái niệm:
1. Trình độ sống
2. Chất lượng sống
3. Thái độ sống
Với 3 miền băc trung nam, các chỉ số này đều khác nhau rõ ràng:
Người miền Bắc chăm lo về chất lượng sống là chủ yếu, trong đó có các điều kiện ăn mặc, xe cộ nhà ở. Chủ yếu lo cái vẻ outlook bề ngoài, thí dụ một cô đi xe Mercedes E250 nhưng chưa chắc đã có đến 10t trong túi và tháng nào cũng lo lắng nhỏ nhặt đến từng xu cho việc nợ nần vay mượn. Vì thế trai hay gái miền bắc bao giờ nhìn cũng bảnh bao sang trọng, nói ra miệng là làm công to việc lớn quen ông nọ bà kia, chay dự án này nọ nhưng thực lực thì .....không biết. Đối với họ chất lượng sống là người đời nhìn vào với tập tục hàng ngàn đời nay cho lề lói xưa "một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp". Vì thế dân Bắc làm việc với người Nam hay bị nói là "điếm" hay là hay lừa dối (từ "điếm" ở đây được hiểu theo tiếng Nam - "giả bộ" chứ không hề có ngụ ý như tiếng Bắc).
Với tập tục từ ngàn xưa, đất tổ - giấy rách phải giữ lấy lề nên việc "thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly"- giả bộ cao sang mặc dù chẳng có gì từ tài chính đến thực lực nên người Bắc hay so kè nhau, cạnh tranh nhau dẫn đến xung đột trong những việc cỏn con ngoài đường. Một miếng giữa đàng mà....
Người Bắc tốt với nhau thì cho nhau "lời khuyên" còn tiền bạc...xin lỗi. Đừng hòng.
Người Nam thì ngược lại hoàn toàn. Cái người đời nhìn vào đối với người Nam thì hình như coi nhẹ. Ví cài đầy tiền, vào bar hay ra quán ăn mặc lèng xèng cũng được. Trai Nam hay gái Nam nói chuyện bao giờ cũng dành phần lớn để nói về người yêu, gia đình, bạn bè chứ ít khi nói về công việc hay sự nghiệp. Thực dụng đến mức là nhà cửa có xiêu có vẹo cũng được cốt là ngày mai có tiền đưa dzợ đi chợ mua mồi về nhậu. Không có thì đi vay đi hỏi bạn bè chứ không hề ngại mặt bao giờ. Tính cách người Nam hình thành từ thủa "Từ thửa mang gươm đi mở nước - Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long". Đó là những người giang hồ tứ xứ, lính tráng, giang hồ, đi xa vào đất khách quê người phải yêu thương đùm bọc nhau để mà sống. Sống với nhau để mà sống thật, ít chữ nhưng tình nhiều. Đó tạo nên phong cách của người Nam.
Mình từng tìm hiểu 10 năm nay. Tại sao người Nam chỉ có anh Hai mà không phải là ông Cả như miền Bắc. Rồi một ngày có một bác nghiên cứu văn hóa và lịch sử mới trả lời mình rằng. Ngày xưa, chỉ có con thứ, con lẽ, giang hồ mới bị sung quân đi Nam - thời chúa Trịnh chúa Nguyễn. Cái thằng "đích tôn" - bác Cả thì để nhà - đất Bắc để ôm cái nhà thờ với mồ mả tổ tiên. Vì thế người Nam chỉ có anh Hai để luôn nhớ về nguồn cội - đất bắc với họ hàng tổ tiên mình.
Chẳng biết là đúng hay không nhưng nghe đến chữ anh Hai của miền Nam mình lại thấy cái "chữ tình" nó vời vợi. 
Chỉ ghét trai Nam không bằng trai Bắc một điều, đánh dzợ như két và uống như voi. 
Còn trai Bắc thì mình khinh luôn - coi vợ bằng trời mà việc tiền nong, con cái tiền bạc đều lên lưng vợ.
Miền Trung thì có 2 miền trung, từ Nghệ An đổ vào đến Thừa Thiên Huế và từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận. Tính cách hai miền này đều khác biệt. Bắc miền Trung với nắng hạn mưa nhiều thì lấy lời ăn lẽ nói để bình thiên hạ. Trai bắc miền Trung thì cực kỳ giỏi thời thế thế thời, chi ly từng cơ hôi, từng đồng tiền để dành cho ngày mai, cho con, cho cháu. Đối với người ta thì gia đình họ hàng là nhất nhưng phải tiết kiệm. Đi ra đường thì giỏi nhìn thời thế để theo. Ý chí và tài năng thì nói thật người Nam và người Bắc còn lâu mới sánh bằng - đã quyết làm gì thì làm được cho dù biết là phải trả giá - nếu làm tướng cướp thì phải là cướp khét tiếng còn nếu làm chính trị thì phải làm lãnh tụ. Trai bắc miền Trung giao tiếp xã hội "tạm được", giao tiếp với người bề mình - đồng hương thì giỏi, còn giao tiếp với người lạ thì "tàm tạm". Khôn quá nên lộ, làm nhiều người ghét. Được cái gái bắc miền Trung yêu luôn hết mình - chung thủy và chung tình đến khi bị bỏ hoặc thất vọng.
Tính cách nam miền Trung thì hơi kỳ cục, nói nhiều, bàn nhiều mà chẳng bao giờ làm gì. Chịu, không thể hiểu nổi. Làm việc gì cũng suy nghĩ quá ký càng đến lúc bỏ qua cơ hội. Việc gì thì cũng bàn nhiệt tình, tính toán đến nơi đến chốn rồi cuối cùng chẳng làm gì cả. Bó tay, mình không thể giải thích bằng lịch sử hay địa lý hay điều kiện sống. Trai nam miền Trung thuộc hạng cũng cực kỳ thông minh, tuy nhiên không làm tướng được mà chỉ làm quân sư. Vì thế người nam miền Trung nổi tiếng về nhì, chuyên làm các Phó Thủ Trưởng?????.
....
của từng người dân từng vùng miền thế nào.????
Nói vậy thôi chứ hình như dạo này Sài Gòn càng ngày càng giống Hà Nội, không còn tính cách riêng biệt hay nổi trội nữa. Còn Hà nội thì càng ngày càng giống nông thôn..chẳng hiểu mình thấy thế có đúng không.?????
 

Khi nói về tính cách, thói xấu của người miền Bắc thì ta cũng đã nói về tính cách, thói xấu của người miền Nam, chỉ khác nhau là miền Nam ít vùng miền hơn, đâu chỉ miền Tây, miền Đông, Saigon. Dạo này người ta nói về Hanoi nghìn năm, cũng là dịp để người Hanoi bộc lộ tính cách của họ. Nói rằng dân Hanoi khá chảnh và tìm mọi cơ hội để gia nhập nhóm chảnh thì miền Trung hay miền Nam cũng có những cuộc đua xu thời tương tợ. Tuy nhiên dân Hanoi có vẻ tinh ý, sắc sảo hơn. Mua mòn hàng mà nhìn cách bạn quan sát, cách bạn trả giá thì người bán, nếu là dân Hanoi, có thể nhanh chóng đưa ra "giải pháp đối xử thích hợp" với bạn. Dân Saigon, tuy không sắc sảo bằng Hanoi, nhưng họ cũng luôn dò tìm "tiềm lực" của bạn, họ không vô tư ngọt ngào như cái vẻ bề ngoài như thế. Người Bắc khá rạch ròi, đâu ra đó, ít khi sài đồ người khác, mà bất cứ cái gì của họ, động đến đều phải nói cho họ biết một tiếng. Điều này khiến người ta nghĩ dân miền Bắc khó tính, keo kiệt... 

Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện quaphong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt...
Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài...


Tìm kiếm Blog này