Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Vai trò của Các giáo sĩ trong Công cuộc phát triển Miền Kon Tum

Lời giới thiệu:
                         Quí vị và các bạn thân mến,

     Sau khi bài viết: THÀNH PHỐ KON TUM CẦN CÓ MỘT CON ĐƯỜNG MANG TÊN "NGUYỄN DO" được đăng trên các trang mạng Giáo phận Kontum; Giáo phận Qui Nhơn; Đồng hương Kontum và nhiều trang khác...; và cũng đã được gởi đến cơ quan báo đài ở Kontum- đã nhận được sự đồng cảm đồng tình của hầu hết các thành phần dân chúng Kontum về một vấn đề lịch sử gắn với đạo lý dân tộc, nhân Kontum kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh (1913-2013).

     Mới đây thông qua một người bạn, tôi có nhận được bài viết "Vai trò của các giáo sĩ trong công cuộc phát kiến miền Kon Tum" của Thạc sĩ Hồ Thành Tâm, từ Đại học Quốc gia Hà Nội (được biết ThS. Hồ Thành Tâm hiện là giảng viên khoa Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội). Như vậy, vấn đề đã được giới sử học quan tâm. Đây thật sự là một tín hiệu mừng!

Ông Đỗ Hữu Ca có phạm tội Cố ý giết người cùng Các tội danh khác?.


Giám đốc Đỗ Hữu Ca (đứng ngoài cùng bên trái), kế bên là Dương Tự Trọng trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường

Đám trẻ ham ca điệp khúc 30 tháng Tư

Ngày 30/4/1975 tôi có ba đứa con: năm tuổi, bốn tuổi và một tuổi. Bây giờ chúng đã là những viên chức, có chỗ đứng tốt trong xã hội.
Chúng có học vấn, có cuộc sống ổn định. Chúng sống bình lặng, khiêm nhường và lương thiện như mọi công dân Việt Nam khác.
Nhưng không phải ai cũng sống bình thường như vậy.

Đứng dưới Tượng đài Quân tình nguyện

 MINH DIỆN
              Tour du lịch Campuchia khởi hành từ chùa Ấn Quang , qua cửa khẩu Mộc Bài, đi  Siem Reap , vòng quanh Biển Hồ rổi về  Phnom Penh. Gần bốn chục người trên chiếc xe khách năm chục ghế, rộng thênh, có máy lạnh,  do một tài xế Campuchia điều khiển. Chiếc xe  chạy bon bon qua bao nhiêu phum sóc, núi rừng và những cánh đổng lúa bạt ngàn  đang  chín rộ  như  tấm  lụa  mút tầm mắt, in bóng  những hàng cây thốt lốt cao chót vót , tàn lá xòe  như  những chiếc dù treo lơ lửng dưới vòm trời  xanh thẳm.  Tôi  chăm chú ngắm nhìn cảnh thanh bình của đất nước Chùa tháp lướt nhanh qua khung cửa kính xe hơi, lòng nao nao,  buồn vui khó tả.
                Đây là lần đầu tiên tôi trở lại Campuchia sau khi  rời mảnh đất này lần cuối cùng  mùa thu năm 1985. Còn lần đầu tiên tôi đặt chân lên đất bạn là năm 1969.

Vũ khí bộ binh Việt Nam tự sản xuất

Việt Nam đã tự sản xuất những vũ khí bộ binh truyền thống như AK, B40, súng cối, súng không giật cùng các loại đạn. Những năm qua, Việt Nam đã nghiên cứu chế tạo thành công một số vũ khí bộ binh theo khuôn mẫu Liên Xô cũ như: 
Súng chống tăng RPG-29

Vì sao Đắk Lắk, Kon Tum có "Bản Lào", "Ruộng Lào" ?

1978, thời đi bộ đội đóng quân ở Ngả 3 Đông Dương, qua tiếp xúc với mấy dân tộc là người dân từ Campuchia chạy sang Việt Nam tỵ nạn, mình thật bất ngờ, lấy làm lạ khi biết họ có anh em họ hàng sinh sống ở cả ba nước. Đối với họ quốc gia này kia là hàng thứ yếu... họ nói nếu không có chiến tranh, họ qua lại biên giới trao đổi hàng hóa, đi đám cưới, dự lễ hội, thăm viếng lẫn nhau là chuyện bình thường. 
Khá lý thú khi trở lại chuyện này - vì sao có người Lào ở "Bản Đôn" thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk và có tên "Ruộng Lào" ở Phương Hoà, Tân Điền, Phương Quý thuộc thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum?. 

Theo wiki Người Lào tại Việt Nam
(trích)
Là một trong 54 dân tộc Việt Nam, còn gọi tên khác là Lào Bốc hoặc Lào Nọi
Tại Việt Nam,Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Lào ở Việt Nam có dân số 14.928 người, cư trú tại 42 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Lào cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai Châu (5.760 người, chiếm 38,6% tổng số người Lào tại Việt Nam), Điện Biên (4.564 người, chiếm 30,6% tổng số người Lào tại Việt Nam), Sơn La (3.380 người, chiếm 22,6% tổng số người Lào tại Việt Nam), Hà Tĩnh (433 người), Đắk Lắk (275 người) 

Theo Nguyên Ngọc/ Diendan
(trích)
dantoc

Xuất khẩu tài nguyên - “Ăn thịt chính mình”

Xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản đã và đang mang về cho Việt Nam hàng chục tỉ đô la Mỹ mỗi năm. Nhưng, nhiều ý kiến cho rằng cách phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thô chẳng khác gì “ăn thịt” chính mình.
Từ thô tới thô
Chỉ trong vòng bảy năm, tính từ cuối năm 2005, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng gần 2,5 lần, cao su (thiên nhiên) xuất khẩu cũng tăng hai lần. Nhưng thành quả này cũng phải trả giá rất đắt, vì trong cùng thời gian đó, chỉ riêng ở khu vực Tây Nguyên 206.000 héc ta rừng đã biến mất.
Trong thập niên 80 của thế kỷ trước, xuất khẩu tài nguyên từng là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Việt Nam. Giờ đây, tuy tỷ lệ doanh thu từ các mặt hàng khoáng sản chỉ còn chiếm khoảng một phần mười tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng Việt Nam vẫn là một nền kinh tế phát triển dựa vào tài nguyên.

Thật vậy, theo nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, công nghiệp khai khoáng đóng góp 10-11% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu các loại khoáng sản trên 9,6 tỉ đô la Mỹ, trong đó nhiều nhất vẫn là dầu thô (8,228 tỉ đô la Mỹ) và than đá (1,238 tỉ đô la Mỹ). Tuy nhiên, nếu tính cả giá trị của những ngành mà Việt Nam đã phải trả giá bằng chính những tài nguyên quý giá nhất (rừng, đất đai) để có được, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào tài nguyên là rất lớn.

Thư Inrasara gửi các bạn trẻ Cham


Các bạn trẻ Chăm và bà con quý mến!
Câu nói đầu tiên của tôi là: Đây không phải bài đối thoại của tôi với bài viết trên website Champaka.info, mà là bức thư tôi gửi đến anh KH ở Đài RFA, giải thích xung quanh câu trả lời mà Đài phỏng vấn tôi. Nhận thấy nội dung bức thư phần nào minh giải vấn đề, nên tôi đưa lên web này, để bà con, anh chị em cùng biết. Mong các bạn hãy thật bình tĩnh tiếp nhận, đừng cho định kiến chi phối để có cái nhìn công tâm, vấn đề từ từ sẽ sáng tỏ. Sau bài viết này, ta nên dừng câu chuyện tại đây. Đời người quá ngắn, mọi người dành thời gian và sức lực cho công việc cần thiết, có lẽ hay hơn.

Nhớ Cụ Phan Chu Trinh với 10 điều bi ai của dân tộc Việt Nam

Phan Chu Trinh (1872-1926)
Sinh ngày 9/9/1872 tại Tây Lộc, Tiên Phước, Tam Kỳ (nay là Tam Lộc, Phú Ninh) tỉnh Quảng Nam, mất ngày 24/3/1926, Cụ Phan Chu Trinh là người Việt Nam đầu tiên (và duy nhất cho đến nay) nhìn thấy trước cảnh “dịch chủ tái nô” (đổi chủ nhưng dân vẫn là nô lệ)…Để tránh điều này, Cụ đã chỉ ra con đường giành độc lập – tự do cho dân tộc là phải bắt đầu từ “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
Lời tiên tri của Cụ xuất phát từ 10 nhận xét vô cùng tinh tế và chính xác về đặc điểm con người Việt Nam mà đối chiếu thực tế ngày nay vẫn còn nguyên thâm căn cố đế (xem dưới đây). Tiếc thay các thế hệ nối tiếp nhau đến nay vẫn chưa thực hiện đúng theo lời lời giáo huấn của Cụ. Dẫu sao,chậm còn hơn không bao giờ, mỗi người Việt Nam chúng ta dù sống ở đâu và làm việc gì, còn trẻ hay đã già hãy chiêm nghiệm những lời dạy trên đây của bậc Tiền bối đáng kính của dân tộc-

Sự thật về trận chiến trên cao điểm 1509 ở Hà Giang 1984?

Trên mạng có thể các bạn sẽ gặp các tài liệu của "nhà văn" Phạm Viết Đào về "bí mật trận chiến Núi Đất", được ngụy tạo khá tinh vi để đưa ra những thông tin bịa đặt về trận chiến trên cao điểm 1509 ở Hà Giang.
Về vấn đề này, chúng tôi xin trình bày những thông tin có được như sau:

Tìm kiếm Blog này