Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Trận lụt 1938 tại Kontum

Leminhson sưu tầm
Khúc sông Dak Bla trước mặt nhà thờ Tân Hương dọc theo con đường Bạch Đằng, Tp Kon Tum đã uyển chuyển khi bồi khi lở từ bờ phía Nam hoặc lên bờ phía Bắc; có khi lở đến sát chân đồi Gò Mít nơi nhà thờ Tân Hương hiện nay tọa lạc. Vào thập niên 1930-1940, dòng sông đã chảy sát hừng Xóm Sũng (xóm trước nhà thờ Tân Hương) và làng Kon H’rachôt hiện nay. Vào thập niên 1940-1950, dòng sông này lại chia ra thành hai nhánh tạo thành hai cù lao (đồn cát) – cù lao ông Kiểm Thương (cha của ông Khiêm (+), bà Thuyền, bà Quyên) nằm thẳng trước đường Trần Phú kéo dài bây giờ và cù lao ông Xã Muồi (cha của linh mục Võ Văn Sự (+)) nằm phía dưới cầu Dak Bla khoảng 100-150 mét. Nhờ cù lao này (cù lao ông Xã Muồi) mà trước kia người ta đã bắc được một cây cầu bằng gỗ thấp và cong nối liền hai bờ Bắc Nam. Hai cù lao này đã bị xoá đi sau cây lụt lớn vào năm 1972. Theo truyền tụng cứ mỗi chu kỳ 20 năm, Kon Tum có một cây lụt lớn (1932-1952-1972….). Dường như chu kỳ này ngày nay đã lệch vì sinh thái ở Kon Tum đã đổi thay khi mật độ dân số gia tăng và nạn phá rừng để làm nương rẫy, khai thác gỗ trở nên phổ biến.
một khúc Dakbla1
Khúc Kroong Blah đoạn đường Bạch Đằng

Làng Phương Hòa - Như lạc vào chốn xưa

Như lạc vào chốn xưa

Kon Tum- Như lạc vào chốn xưa
Một ngôi nhà sàn với nhiều trang trí đặc trưng của người J'rai.
      Cùng với màu vàng của cánh đồng lúa mang tên Hà Gặt, những nếp nhà ba gian ngói vảy nằm ẩn mình trong thôn xóm, rồi lại thấy một màu xanh ngắt trập trùng của Cà phê, cái mênh mông của những cánh rừng Cao su trên vùng đất đỏ Bazan màu mỡ và nhất là những vết tích cuả cây nêu, cây Pơ Lang, tượng nhà mồ, đầu trâu trên mái nhà Rông, rồi xương hàm và đuôi của các con vật hiến sinh cho người quá cố, những biểu tượng mặt trời, bầu nước... Vùng Phương Hòa, Đoàn Kết, Ya Chim đã làm du khách ngẩn ngơ…


     Như mỗi làng mỗi tên đều có ý nghĩa riêng của người Việt, làng Phương Hòa (1892) nghĩa là những người ở nơi xa cùng tụ hội về đây lập nghiệp và cùng sống thân ái hòa thuận bên nhau. Quả vậy, từ khi lập làng đến nay, ngừơi dân nơi đây luôn sống hòa hiếu, cần mẫn làm ăn nên đời sống trở nên khấm khá và ngày càng có nhiều người dân tìm đến nơi này sinh sống tạo nên một thôn quê đông đúc, trù phú trong tỉnh. Mặc dù đời sống ổn định, nhiều nhà xây hiện đại khang trang đã mọc lên nhưng người dân vẫn giữ lại khá nhiều ngôi nhà xưa như một minh chứng cho những ngày đầu ông cha lập ấp.

Bãi đá Rơ wang và dòng sông ăn thịt người

Khúc sông qua làng Rơ wang, cách trung tâm TP.Kon Tum 2 km, có một bãi đá lộ thiên nằm giữa dòng sông Đăk Bla cuồn cuộn chảy. Người Kon Tum gọi đó là bãi đá Rơ wang gắn liền với lời nguyền của một chuyện tình hận trên sông này.
Bãi đã Rơ Ưang
Bãi đá Rơ wang ngày nay – Ảnh: Phạm Anh
Chuyện tình buồn

Đôi điều về dòng sông ĐăkBla

Trên bản đồ đất nước Việt Nam, Đakbla là một con sông quá nhỏ lại nằm ở vùng cao hẻo lánh nên ít được người biết mà hầu như sách vở cũng không hề nhắc đến. Nhưng trong lòng người dân Kontum, đó lại là dòng sông độc đáo tuyệt vời, bởi vì không có sông Đakbla thì không có Kontum, xét về mặt lịch sử cũng như địa lý. Ngay cả cái tên Kontum cũng không thể có nếu không có dòng Đakbla uốn khúc. Những người xa xứ từng gửi gắm tuổi thơ đời mình trên dòng Đakbla, “nay trở về lòng chợt vui thấy sông không già” (*). Quả thật, qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dòng Đakbla vẫn mơn mởn tình tứ uốn khúc ôm trọn cái thị xã nhỏ bé hiền hòa trên miền rừng núi xa xăm nầy. Nhưng trước những đổi thay đang diễn ra trước mắt, người dân Kontum có quyền tự hỏi tương lai nào dành cho dòng sông Đakbla và cho những con người thấp cổ bé miệng từ bao đời nay vẫn gắn bó với dòng sông nầy.


DÒNG SÔNG ĐĂKBLA KON TUM

ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Cà phê với Ẩn

Té ra ông này yêu Tây Nguyên và văn hóa Tây nguyên đến kinh ngạc. Hiện quán cà phê nhà ông là một bảo tàng về Tây nguyên đã đành, bản thân ông cũng là một nhân chứng văn hóa. Tự học tiếng Bahnar để có thể nói chuyện với người Bahnar như người Bahnar, ông còn tự học tiếng Anh để làm… guide. Thế là cứ lầm lũi một mình suốt ngày trong làng dân tộc, có khi ông dùng xe máy chở mỗi một ông tây ba lô luồn rừng vào làng ở cả tuần. Có vẻ như việc kinh doanh chỉ là phụ, bởi ông hoàn toàn không biết đã bỏ ra bao nhiêu tiền để đầu tư, chỉ cười hơ hơ nói nhiều lắm không biết, hỏi vợ ấy, nhưng ông lại biết rất rõ làng nào có lễ ăn trâu, có samok, có pơ thi, có cúng bến nước, có đám cưới đám ma để mò vào, khi một mình, khi cõng thêm vài anh tây ba lô, cũng ăn cũng uống cũng bốc bải, cũng ngủ nghê cũng chơi y như dân làng…
------------


Đến Kon Tum có một quán cà phê không thể không đến, ấy là cà phê Ê Va, và có một con người không thể không gặp, đấy là họa sĩ Nguyễn Ngọc Ẩn, chủ quán cà phê này. 

Địa chủ xưa và Tài chủ nay làm giàu như thế nào?

Phùng Hoài Ngọc
* Tác giả gửi bài trực tiếp cho VNTB
  
Trước Pháp cai trị: địa chủ phú nông là số ít
Làng quê miền Bắc tồn tại lâu đời với những tuổi sử khác nhau, theo từng vùng khác nhau. Miền núi rừng, trung du có tuổi đời lâu nhất, từ một đến hai nghìn năm với dấu tích chứng minh… Còn quê tôi thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, sớm nhất cũng trên nghìn năm. Làng tôi ở tỉnh Hà Đông cũ với tuổi thọ tối thiểu ước chừng 800 tuổi, chính thức thành lập từ thời nhà Mạc. Cụ đại tướng thời ấy vốn là người nơi khác đến ngụ cư ở làng lúc ấy chỉ có vài chục nóc nhà. Sau cụ đi lính làm nên đại tướng thành danh được vua nhà Mạc cấp cho cả một cánh đồng rộng lớn nay bao trùm ba xã. Cụ kêu gọi người tứ xứ đến ở. Lần đầu cụ chia đất cho từng hộ theo nhân khẩu. Phần còn lại gọi là đất công (công thổ và công điền) dùng để cho thuê thu hoa lợi hoặc thu tiền theo phần trăm làm quỹ công, xây đình thờ, nuôi ông từ và chi phí thờ cúng cụ về sau… Thế là thành làng. Ngày nay làng tôi cũng như những làng tương tự còn có đình thờ cụ, gọi là đình thành hoàng, hằng năm có ngày giỗ chung gọi là hội làng. Đình làng, cổng làng có ghi năm tháng chữ Hán hoặc Nôm đắp nổi, khắc chìm nên đã trở thành dấu tích tuổi sử rõ ràng. Còn trước đó làng tôi đã tồn tại bao nhiêu năm thì hầu như không có dấu tích lịch sử, văn bản, sổ sách gì cả.

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Góp nhặt buồn vui thời cải tạo

Người miền Nam có câu nói ám chỉ một sự việc xa vời, vô định, vô vọng và chìm sâu vào tuyệt vọng: “Mút chỉ cà tha”.


Những tưởng học tập cải tạo 10 ngày để rồi trở về với cuộc sống bình thường hàng ngày, ai ngờ đã qua 10 ngày mà vẫn thấy chưa học tập được một chữ nào! Thế cho nên chúng tôi bảo nhau: “Kiểu này học tập... mút chỉ cà tha!
Sau này tình cờ đọc Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư (một nhà văn nữ ở miền cực Nam đất nước) tôi mới biết Mút Cà Tha là một địa danh có thật, ở tận miệt Cà Mau, nơi có những tên đượm sắc Nam bộ như Đầm Chim, Đầm Dơi, Chắc Băng, Cạnh Đền, Gành Hào, Năm Căn, U Minh, Trèm Trẹm và… Mút Cà Tha! Có lẽ cù lao Mút Cà Tha hàm ý nơi tận cùng của miền cực nam đất nước nên mới có thành ngữ “mút chỉ cà tha”, đi hoài không tới! Đối với người cải tạo cũng vậy, học hoài không về!

Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Cải tạo Công thương nghiệp

Người ta thường nói đến chuyện cải tạo ngụy quân-ngụy quyền sau ngày 30/4/75 nhưng ít người nhắc đến một hình thức cải tạo không kém phần quan trọng trong thời điêu linh và có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống kinh tế của người dân. Cuộc cải tạo này đã biến miền Nam đang từ nền kinh tế tư bản sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và cái giá phải trả là sự tụt hậu của cả đất nước.

Đó là chính sách Cải tạo công thương nghiệp (CTCTN) hay còn được biết đến qua ngôn ngữ bình dân: Đánh tư sản. CTCTN là con đường ngắn nhất được chính quyền mới dùng để quét sạch mọi giai cấp - từ tư sản đến tiểu tư sản - để chỉ còn giai cấp nông dân và công nhân trong chế độ xã hội chủ nghĩa.
Cửa hàng quốc doanh trên phố Tràng Tiền, Hà Nội, tháng 3/1970

Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Kinh tế mới

Kinh tế mới là thuật ngữ đã được sử dụng tại nhiều nước vào các thời kỳ kinh tế khác nhau. Tại Liên Xô, trong giai đoạn từ 1921 đến 1929, có Novaya Ekonomicheskaya Politika (Chính sách kinh tế mới). Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, thời kỳ 1933-1936, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã đưa ra một loạt chương trình nhằm phục hồi nền kinh tế trong nước sau thời kỳ Đại khủng hoảng (Great Depression). Chính sách này được biết đến qua thật ngữ New Deal, cũng được xếp vào loại Chính sách kinh tế mới.
Tại châu Á, Malaysia thực hiện Chính sách kinh tế mới (Dasar Ekonomi Baru – New Economic Policy (NEP) của Thủ tướng Tun Abdul Razak trong thời gian từ năm 1971 đến 1990. Sang đến Việt Nam, thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng đã có chính sách kinh tế mới và sau này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng thực hiện chính sách này từ năm 1977 đến 1984.    

Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Chợ trời

- Mại dô… Mại dô… Đồng hồ mười hai trụ đèn, không người lái, hai cửa sổ… Xem thử đi các đồng chí… Cái đồng hồ này đáng giá cả một gia tài, nhưng bây giờ chỉ bán với giá ủng hộ…

- Chụp ảnh lấy liền chỉ mất 30 giây bằng máy Polaroid tối tân của Mỹ… Chụp đầy đủ cả bộ Đạp-Đổng-Đài để làm kỷ niệm… Chỉ còn một ít giấy ảnh, chụp ngay kẻo hết... Giá chỉ một ngàn đồng Ngụy một tấm…
Vài chú bộ đội tần ngần dừng chân đứng lại, một chú thắc mắc:
- Chụp 30 giây là thế nào?
- Chỉ sau 30 giây là đồng chí có một tấm ảnh bên cạnh xe đạp, đồng hồ đeo trên tay và radio đeo bên nách… Chụp đi đồng chí rồi gửi về Bắc làm kỷ niệm, chỉ mất có 1 đồng tiền mới, không có tiền mới thì trả tiền Ngụy cũng được!

Tìm kiếm Blog này