Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Ảnh hiếm về chân dung người Việt những năm nửa cuối thế kỷ 19

Ảnh hiếm về chân dung người Việt những năm nửa cuối thế kỷ 19  Những bức ảnh đen trắng hiếm có về người Việt những năm 1884 – 1885 do một bác sĩ quân y, nhiếp ảnh gia người Pháp Charles-Edouard Hocquard thực hiện trong lần theo đoàn lính viễn chinh Pháp tới Việt Nam.









Thế giới lưu giữ ảnh “độc” về phụ nữ Việt với áo dài, nón lá

(Dân trí) - Đã có thời, khi ra đường, phụ nữ Việt Nam chỉ đội nón lá. Trên đường phố, trước cổng trường, trong phiên chợ… rợp trắng một màu nón lá. Và báo chí thế giới đã có những bức ảnh “độc” về phụ nữ Việt với nón lá, áo dài.
Tìm lại trong tư liệu ảnh của những tờ báo danh tiếng thế giới có thể tìm thấy những bức ảnh độc đáo, những tư liệu quý giá về hình ảnh phụ nữ Việt Nam những ngày với áo dài, nón lá. Những hình ảnh ấy có thể nhuốm những vất vả, tảo tần... nhưng luôn toát lên vẻ đẹp thanh thoát, nền nã, rất Á Đông. Và vẻ đẹp ấy ở thời đại nào, ở hoàn cảnh nào cũng để lại ấn tượng mạnh mẽ với thế giới.

Thế giới lưu giữ ảnh “độc” về phụ nữ Việt với nón lá, áo dàiMột khu chợ ở Huế năm 1923 (Ảnh: Bettmann/CORBIS). Các bà, các cô khi đó thường mặc áo dài không chiết eo, đội nón lá, đi chân đất. Chiếc quần trong bộ áo dài kiểu cổ này cũng được cắt khá cao để thuận tiện cho việc đi lại.

Lịch sử phát triển xe máy ở Miền Nam trước 1975 (II)

Tiếp theo kiểu xe Honda SS50 là kiểu xe CL50, một kiểu xe biến cải từ xe SS50 với ống pô vắt, tay lái cao, và vè chắn bùn trước, và sau bằng thép cùng với lốp xe đặc biệt dùng trên những đường đất thô sơ gồ ghề. 

Một quảng cáo xe Honda Benly CL50 tại Anh Quốc:
Photobucket
Kiểu xe Honda CL50 Scrambler tại Nhật Bản.

Lịch sử phát triển xe máy ở Miền Nam trước 1975 (I)

Mời xem lại hình ảnh hơn 1/2 thế kỷ trước, xe Honda đã tràn ngập miền Nam-Việt Nam.

Trong bối cảnh thị trường xe 2 bánh gắn động cơ vào thập niên 1950, đa số các loại xe sử dụng tại miền nam Việt Nam được nhập từ Âu Châu: Vespa, Lambretta, Puch, Mobylette-Motobécane
alt

Xe gắn máy tại miền Nam trước 75 (II)

Vào khoảng 1965 thì thấy nhắc đến tên Honda, với một số kiểu xe mới lạ  xuất hiện. Một số xe Honda đầu tiên do người Mỹ mua đem sang Việt Nam  để đi làm việc rồi khi họ về nước thì để lại, lọt ra ngoài thị trường  người Việt mua được. Một trong những công dụng của xe Honda là các phi  công Mỹ dùng để di chuyển giữa chỗ đậu phi cơ và doanh trại. Từ doanh  trại ra chỗ đậu thường xa, đi bộ cũng mất vài phút đến vài chục phút.  Có xe Honda phóng thì thu ngắn thời gian nhất là khi có báo động thì  phóng xe Honda ra máy bay nhanh hơn là chạy bộ. Xe Honda S90 có lẽ là  chiếc được ưa chuộng nhất trong số các xe Honda trước 1965 vì kiểu đẹp  và máy mạnh, tiếng nổ ròn. Các kiểu xe kia là C110, S65 (thường được  gọi là S50), P50, C50. Xe P50 có cấu tạo đặc biệt với máy nằm ở sát  bánh sau và truyền động thẳng vào bánh chứ không qua dây xích. Cách  đặt máy này có lợi là khỏi bị mất lực khi truyền qua dây xích và giảm  bớt số bộ phận nhưng có khuyết điểm là xe dễ bị mất thăng bằng vì đầu  nhẹ, đuôi nặng. Lại thêm khi đi xuống ổ gà vì không có ống nhún nên  sức va chạm có thể làm vỡ răng cưa ở vành bánh xe. Xe Honda dame C50  trước 1965 có chiếc đã có bộ đề bằng điện, khỏi cần đạp. Trong khi  chiếc Honda dame nhập cảnh hàng loạt sau này phải đạp máy nổ bằng  chân.
Honda Dame C50

Xe gắn máy tại miền Nam trước 75 (I)

Có thể nói xe đạp và xe gắn máy là phương tiện di chuyển chiếm đa số tại miền Nam trước 1975 và cho đến nay, xe gắn máy vẫn là phương tiện di chuyển được nhiều người sử dụng nhất . Bài này xin nhắc lại một số xe gắn máy đã hiện diện tại miền Nam trước 1975.
Nói đến xe gắn máy thì chắc là mọi người sống tại miền Nam trước đây  đều biết đến xe Mobylette. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên hãng  Motobécane của Pháp, chế tạo ra chiếc Mobylette, đương nhiên là hiện  diện trên thị trường Việt Nam. Nhưng nhiều người biết đến tên  Mobylette hơn là Motobécane. Xe Mobylette ở Việt Nam có loại Mobylette  vàng và Mobylette xanh. Cả hai đều dùng động cơ 49,99cc để được xếp  vào loại vélomoteur, không cần bằng lái, nhưng Mobylette vàng thì nhỏ  hơn, chỉ có ống nhún phía trước, còn Mobylette xanh thì lớn, nặng hơn  có ống nhún ở cả bánh trước lẫn bánh sau nên đi êm hơn và giá cao  hơn .
Mobylette Xanh

Những cây cầu có mái ở Việt Nam xưa

Những cây cầu có mái ở Việt Nam xưa  Chùa Cầu (Lai Viễn kiều) ở Hội An do người Nhật dựng, cầu ngói Thanh Toàn (Huế, hiện nay có lẽ đây là cây cầu rực rỡ nhất vì lợp ngói hoàng và thanh lưu ly), cầu ngói chợ Lương (Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định), cầu ngói chợ Thượng (Thượng Nông, Bình Minh, Nam Định) - mấy cầu này khá lớn, còn dáng vẻ cổ kính, còn cầu ngói Phát Diệm thì tuy dài, to hơn nhưng đã được làm mới với dầm bằng, trụ, mố bằng bê tông - cốt thép, còn cầu Nhật Tiên kiều và Nguyệt Tiên kiều chùa Thầy thì chỉ là cầu nhỏ, trong phạm vi chùa, không có tác dụng giao thông nhiều).

Giáo dục Việt Nam cách đây hơn 100 năm

Từ lều chõng đi thi, học chữ Hán, chữ Nôm, học sinh Việt Nam đến lớp học chữ quốc ngữ, thực hành thí nghiệm...
Giáo dục Việt Nam cách đây hơn 100 năm

Ảnh sĩ tử dưới thời nhà Nguyễn

Những hình ảnh hiếm về việc học của các sĩ tử dưới thời nhà Nguyễn
Những hình ảnh hiếm hoi về các sĩ tử thời phong kiến, cụ thể là dưới triều Nguyễn học chữ Thánh hiền, lều chõng đi thi để trở thành những vị quan mang vinh danh về cho cả dòng họ, cả tổng cả huyện.


Một học trò với sách chữ Nho Thánh hiền và cây bút lông. Do ảnh hưởng của Khổng Mạnh, xã hội Việt Nam rất coi trọng các nhà nho giáo. Phần đông những quan lại đều được tuyển chọn từ tầng lớp học thức này.

Lạy con cháu Vua Hùng

Mai Thanh Hải - Đến Pleiku (Gia Lai) đúng mấy ngày mưa nên đến đâu cũng mịt mù sương mây và ướt lướt thướt, đúng chất "Phố núi cao phố núi đầy sương", chẳng thăm thú được chỗ này chỗ khác, mang tính chất cao nguyên.

Thấy mình thở dài thườn thượt, bác Văn Công Hùng mách: "Thôi thì ra công viên Đồng Xanh mà xem mấy cái thứ na ná Tây Nguyên" khiến mình à nhớ ra cái khu vui chơi tổng hợp nằm ở xã An Phú, cách Pleiku khoảng 10 km, trên đường xuống Quy Nhơn - Bình Định.

Tìm kiếm Blog này