Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Chiện Tướng loạn cào cào & Thượng tá chiến sĩ đứng đường

Bài đã đăng: Ko phong Tướng quân tâm tư; phong Tướng dân tâm tư...
Cách đây vài năm, nghe Trưởng đồn công an cấp thượng tá đã oải, mới đây biết thêm có ông Thượng tá chiến sĩ đứng đường. Thời oánh Mỹ chỉ vài chục ông tướng, thời bình quân giảm còn 1/3 hoặc1/4 chi đó nhưng tướng tăng liên tục đến hàng trăm. Con số này không tính số lãnh sổ hưu, nếu không có thể là hàng ngàn, trước đây Thợ Cạo gúc thử vài năm liền thì mỗi năm bên quân đội lẫn công an phong hàm tướng năm bảy chục người, có đợt thông tin chỉ có ở báo nội bộ không được đưa công khai (có lẽ ngại dư luận)... Bi giờ tướng tá loạn xạ, Tướng nhà giáo, Tướng nhà báo, Tướng nhạc sĩ, tướng... Tá đứng đường hướng dẫn giao thông, Úy lái xe chở lính lác là chuyện phình phường... Không biết những người mang quân hàm như vậy khi tiếp xúc với đối tác người nước ngoài hay tham gia diễn tập quốc tế, thấy bạn cùng cương vị nhưng quân hàm nhỏ hơn nhiều, họ có ngại ngùng chi hông?!

_____________

Tuanvannguyen:

Những con số tướng lãnh VN: nên hiểu như thế nào?

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Quái nhân Đinh Gang

Ngang dọc Tây Nguyên cũng nhiều, tiếp xúc cũng lắm, gặp nhiều nhân vật lạ đến cứ mắt chữ O miệng chữ cũng… chữ O, nhưng phải cho đến cách đấy chục năm, tôi gặp một… quái nhân thứ thiệt, và, điều mà giờ bồi hồi nhớ lại, là tôi đã ngủ cùng ăn cùng với quái nhân này cả tuần lễ. Sở dĩ nhớ và ấn tượng với cái tuần lễ ấy là nó có lý do của nó, chứ đời tôi vạ vật cũng nhiều, lang thang cũng lắm, cái sự ngủ với ăn ở nhà nhân vật một tuần chỉ là muỗi…
 
          Ấy là một cái giao thời mua khô mùa mưa, thực hiện một dự án sưu tầm Hơ a mon, chúng tôi lên đường đến làng Hơrn, xã Yơ Ma, huyện Kông Ch’ro, tỉnh Gia Lai. Sở dĩ phải chọn lúc giao thời này vì đây là lúc đồng bào ở nhà, chứ mùa khô họ lên rẫy hết, mà chính mùa mưa thì sẽ khổ cả chúng tôi và đồng bào vì nó cứ lướt thướt dầm dề thế, ai mà chịu nổi, chả làm gì được cả.
          Vượt hơn 150 cây số cả đường nhựa và đường đất, chúng tôi đã đến làng Hơrn. Đây là một ngôi làng Bahnar đặc trưng với khoảng hai chục nóc nhà chênh vênh trên sườn đồi. Góc làng, một ngôi nhà rông truyền thống còn khá mới đứng uy nghiêm như một nhát cắt dịu ngọt giữa trời xanh. Vài chục đứa trẻ tha thẩn chơi và tròn mắt xúm lại khi phát hiện khách lạ... Người mà chúng tôi cần  tìm là Đinh Gang. Đây là một người đàn ông có thể nói là dị tướng. Nặng khoảng ba chục ký, cao chưa đến mét tư, sống với bà vợ nối dây hơn mình dễ đến gần hai chục tuổi và có một đứa con riêng chắc phải bằng tuổi bố dượng. Tôi phải phỏng đoán vì người Tây Nguyên ít khi nhớ tuổi thật của mình, họ áng chừng theo mùa rẫy. Anh hùng Núp nổi tiếng là thế mà khi mất người ta cũng đưa ra hai ba cỡ tuổi chênh nhau cả chục năm. Cũng nói thêm điều này, sở dĩ chúng tôi xuống thẳng đây và tìm đúng Đinh Gang là do hàng năm trời trước đó, chúng tôi đã dò tìm, liên hệ.
          Thế tại sao Đinh Gang lại là quái nhân?

Bà chủ quán giải khát Cao Nguyên với Mậu Thân 1968


D406 chọn 12 đồng chí đặc công bố trí cho cơ sở bàn đạp A25 phối hợp với cơ sở nội thị vào lót trước trại ki-ốt số 4 Cao Nguyên của cơ sở Bùi Thị Tưởng, ở đây đã có đồng chí Nguyễn Thị Bích Châu vào hoạt động hợp pháp, cải danh là Bùi Thị Luận đóng vai em Bùi Thị Tưởng, chị Bùi Thị Nga. Vũ khí của đơn vị này là do cơ sở Dư Tư Tòng (tức Tòng Ký) và Bùi Thị Tưởng nhận ở bàn đạp A25 khéo léo đưa vào cất giấu 3 nơi: nhà số 13 Cường Để, nhà cơ sở Tòng Ký và quán Cao Nguyên. Tối 29 Tết tập trung về quán Cao Nguyên để các chiến sĩ đặc công trang bị cá nhân, đến giờ quy định cơ sở ta lần lượt đưa các chiến sĩ đến 3 vị trí của mục tiêu tòa hành chính mà các đồng chí đã chọn trước để làm nhiệm vụ.
Trích từ Congankontum 
 
Sinh ra ở thôn Bắc Thuận, xã Nhân Hậu, An Nhơn, Bình Định, chị Bùi Thị Tưởng được giác ngộ cách mạng từ tuổi còn nhỏ. Năm 9 tuổi (năm 1953), chị đã tham gia Đội thiếu niên nhi đồng của thôn; 10 tuổi, chị đã tham gia vót chông, đào hầm chông đề phòng Pháp đổ bộ cửa khẩu Đề Di tràn lên Quy Nhơn. Là gia đình cách mạng nên sau năm 1954 bị địch lùng bắt, cả gia đình phải dắt díu nhau lên Kon Tum. Năm 1965, chị trở thành giáo viên tiểu học ở Trung Tín. Đầu năm 1966, với bí danh Uyên Lý, chị được tổ chức giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở, vận động binh lính theo cách mạng. Tranh thủ mọi điều kiện, chị có mặt ở khắp mọi nơi trong vùng địch để tuyên truyền, vận động phụ nữ và quần chúng tham gia vào việc vận chuyển vũ khí, bí mật che giấu lực lượng. Chị mở quán giải khát Cao Nguyên để thu thập tin tức, tình hình. Chị còn lân la làm thân với các sĩ quan ngụy để chúng cho xe chở thuốc, mắm muối… mà các cơ sở quyên góp được lên vùng Trung Tín cho cách mạng và lúc về vũ khí được giấu ở bên trong, bên ngoài ngụy trang bằng than. Suốt 2 năm trời, chị đã vận chuyển trót lọt không biết bao nhiêu chuyến hàng cho quân ta chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Trích từ Qdnd 

Người chuyển vũ khí vào thị xã Kon Tum Xuân Mậu Thân 1968

Ông Dư Tư Tòng (người bên trái) cùng các đồng chí của mình tại nhà lao Nha Trang năm 1970.

Nhìn những ảnh này, bạn có nhớ cả Miền Nam từng ăn theo Đế quốc Mỹ...

Đế quốc Mỹ chơi sang nuôi cả đối phương Việt Cộng, từ gạo, thuốc men, dụng cụ đến súng ống...

Xem các hình ảnh này, bạn có nhớ cảnh những ngày di tản...


Có ai còn nhớ?: Tiền Xu VNCH

Air Vietnam thời VNCH

Wiki:
Air Vietnam
Hãng Hàng Không Việt Nam

Air Viet Nam, hay Hãng Hàng không Việt Nam, viết tắt Air VN, là hãng hàng không thương mại duy nhất của Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng Hòa từ 1951 đến 1975. Hãng hàng không này từng đạt con số chuyên chở hơn một triệu hành khách hàng năm khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Sau năm 1975, một thời gian Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam có sử dụng tên giao dịch "Air Viet Nam" trên một số tuyến bay đến các nước phương Tây. Tuy nhiên, kể từ năm 1993, khi Hãng hàng không quốc gia Việt Nam được thành lập trên cơ sở doanh nghiệp nhà nước của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, tên giao dịch chính thức của hãng trở thành Vietnam Airlines.
______________

Air Việt Nam của một thời .

Cách đây 40 năm, La Dalat đã nội địa hóa 40%


Chiếc xe Hàn Quốc đầu tiên xuất xưởng vào năm 1975, được thiết kế bởi Giorgio Giugiaro theo phong cách Ý, với công nghệ dẫn động do Mitsubishi Motors cung cấp. Những năm sau đó, sản phẩm của Hyndai .
-------------------

Citroën La Dalat... Made in Vietnam

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, để đáp ứng nhu cầu về phương tiện di chuyễn của dân Pháp đương thời, hảng chế tạo xe Citroën đã tung ra thị trường chiếc xe 2CV, từ dạng chiếc xe nầy, Citroën đã thành công trong việc sản xuất một chiếc xe rẻ tiền, bền bỉ, bảo trì và sửa chửa dễ dàng, thực dụng cho dân chúng thời hậu chiến. Tiếp đến là loại xe Citroën Dyane 6 và Méhari sản xuất cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe dựa trên kiểu Citroën Méhari.

Nằm trong kế hoạch hợp tác kỹ thuật của Citroën về cơ khí ô-tô và những quốc gia có ý định sản xuất phương tiện giao thông nội địa, còn được Citroën gọi là kế hoạch hợp tác FAF (Facile À Fabriquer, Facile À Financer = Dễ sản xuất, Dễ trả tiền).

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Tâm sự rất hay của du học sinh Lào về gái Việt

Mình thân với một số bạn Lào; cảm thấy cách sống, cách nghĩ của người Lào giống người Việt. Tình cảm giữa người Lào và người Việt cũng khá thân mật, tin cậy như anh em trong nhà. Dường như trong quan hệ hai bên khá chân thành; không hề tính tới việc lợi dụng nhau. Nhận xét của cậu thanh niên Lào rất hợp ý mình: "Con gái Việt Nam rất xinh, trắng, năng động, chăm chỉ, thân thiện, mặc đẹp nhưng không hiền lắm; ấn tượng nhất là con người và ẩm thực của Việt Nam". Đúng quá.

Du học sinh người Lào và mong muốn cưới vợ Việt
Con gái Việt Nam rất xinh, trắng, năng động, chăm chỉ, thân thiện và mặc đồ đẹp nữa nhưng mình thấy gái Việt không hiền lắm và mình… hơi sợ (cười lớn). Khi sang Việt Nam, điều mình ấn tượng nhất là con người và ẩm thực nơi đây. Mình thấy người Việt Nam luôn vui vẻ, thân thiện. Ẩm thực Việt Nam rất ngon và không cay, có rất nhiều món ăn mà nước Lào không có nên mình rất thích khám phá đồ ăn ở đây.

Tìm kiếm Blog này